CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.4.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Xem xét sự biến động tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng tài sản, xem xét mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng thể của báo cáo, cơ cấu vốn đƣợc đầu
13Khoa Kế toán-Kiểm toán ĐH Kinh tế TP.HCM (2004), Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, NXB Thống Kê
14Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích hoạt động Kinh doanh, NXB Thống kê
21
tƣ hợp lý và tác động tích cực hay không tích cực đến hoạt động kinh doanh.Khái quát mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Qua đó thấy đƣợc sự thay đổi quy mô và năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4.1.1 Phân tích chung kết cấu tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối.
Phân tích chung bảng cân đối kế toán là phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn qua việc xác định các chỉ tiêu, tiến hành phân tích để từ đó nhà quản lý có thể đề ra các biện pháp cân đối tài sản và nguồn vốn.
Phân tích khái quát kết cấu tài sản, nguồn vốn: Là để đánh giá tình hình tăng (giảm) và biến động trong kết cấu tài sản, kết cấu nguồn vốn của công ty. Qua việc phân tích cho ta thấy trong tài sản, vốn chủ sởhữu từng khoản mục biến đổi nhƣ thế nào qua các năm, công nợ của doanh nghiệp tăng (giảm) nhƣ thế nào. Doanh nghiệp có đầu tƣ mở rộng sản xuất hay không, cơ cấu vốn chủ sở hữu có biến đổi không.
Sử dụng chỉ số để chỉ những thay đổi của chỉ tiêu liên quan trên bảng cân đối qua một giai đoạn. Sự chênh lệch của từng khoản mụcqua nhiều năm.
2.4.1.2 Phân tích cơ cấu tài sản
Nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ tài sản, chỉ ra đƣợc những biến động bất thường về tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiêp. Xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu tài sản trong tổng tài sản giữa các kỳ với nhau. Qua hoạt động phân tích nhà quản lý có cơ sở đánh giá khái quát trình hình sử dụng vốn, phân bổ vốn của doanh nghiệp, để từ đó có thể quyết định duy trì một cơ cấu tài sản cân đối cũng nhƣ tận dụng tối đa công suất sử dụng của tài sản.
Phân tích cơ cấu tài sản đƣợc thực hiện bằng cách tính và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. So sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên tổng số tài sản để biết được tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản.
Bên cạnh đó, ta còn xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.Sử dụng phương pháp so sánh dọc để tính tỷ trọng của từng bộ phận tài sản với tổng tài sản.
22
Tỷ trọng của từng tài sản trong tổng =
tài sản
2.4.1.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nhằm khái quát đƣợc chính sách tài trợ vào tài sản của doanh nghiệp, từ việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, trách nhiệm phải thanh toán cho bên liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá đƣợc cơ cấu vốn huy động vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động cơ cấu nguồn vốn.Xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu nguồn vốn trong
tổng nguồn vốn.
Để biết đƣợc chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm đƣợc các nhân tố ảnh hưởng và mức ảnh hưởng ta tính và so sánh mức biến động cũng như tỷ lệ biến động của các bộ phận nguồn vốn giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Bên cạnh đó, ta cũng kết hợp kỹ thuật phân tích ngang để phân tích cơ cấu nguồn vốn, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên tổng số nguồn vốn cũng nhƣ theo từng loại nguồn vốn cả số tuyệt đối lẫn số tương đối.
2.4.1.4 Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn15
Để xem xét tính ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ tài trợ tài sản đƣợc chia thành nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, ổn định và lâu dài vào hoạt động kinh doanh (vốn chủ sở hữu và nợ vay dài hạn..).
Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn mà doanh nghiệp tạm sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong thời gian ngắn (nợ ngắn hạn, các khoản vay ngắn hạn..)
Biến đổi cân bằng tài chính: bảng biến đổi
15Nguyễn Năng Phúc (2008), Phân tích hoạt động Kinh doanh, NXB Thống kê
23
Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn
hạn
Vốn kinh doanh thuần là chỉ tiêu phản ánh số vốn tối thiểu của doanh nghiệp được sử dụng để duy trì những hoạt động diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp, với số vốn kinh doanh thuần này doanh nghiệp có khả năng đảm bảo chi trả các khoản chi tiêu mang tính chất thường xuyên mà không cần vay mượn hay chiếm dụng bên ngoài.
Từ bảng biến đổi trên ta có 2 cách để tính vốn kinh doanh thuần.
(a1) Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
(a2) Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn Với cân đối (a1) vốn hoạt động thuần đƣợc tài trợ cho tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao, ngƣợc lại với cân đối (a2) vốn hoạt động thuần lại phản ánh quan hệ tài trợ giữa nguồn tài trợ thường xuyên, ổn định với tài sản dài hạn.
+ Vốn hoạt động thuần bằng 0: Nguồn tài trợ thường xuyên của DN đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên DN không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp.
+ Vốn hoạt động thuần bằng > 0: Tài sản dài hạn ít hơn nguồn tài trợ thường xuyên; hay số nợ ngắn hạn ít hơn số tài sản ngắn hạn. Trong trường hợp này, nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn.