I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- HS biết cách xây dựng đoạn văn diễn dịch không cho câu chủ đề - Rèn kĩ năng viết câu, dựng đoạn theo yêu cầu cụ thể
- Giáo dục học sinh ý thức trung thực, tự giác trong học tập
- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ và đời sống tâm hồn, tình cảm cho các em.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Nêu qui trình viết đoạn văn diễn dịch cho sẵn câu CĐ? Đọc một đoạn văn em đã viết có câu chủ đề.
3. Bài mới
H: Để viết đoạn văn không cho sẵn câu CĐ, em cũng cần tuân thủ theo qui trình nào?
H: Khi xác định yêu cầu viết đoạn văn, em cần chú ý đến những y/c nào?
- Về HT: Đoạn văn viết theo cách nào? Bao nhiêu câu? Kiến thức TV cần tích hợp là gì?
- Về ND: Đoạn văn viết về ND (chủ đề) gì?
- Tư liệu: Dựa vào đâu để viết được đoạn văn ấy?
H: Theo em, để viết được văn diễn dịch không cho sẵn câu CĐ thì ý đầu tiên em cần tìm là gì?
(Tìm câu chủ đề)
H: Tìm câu CĐ trong trường hợp này bằng cách nào?
H: Sau khi tìm được câu CĐ, việc cần làm tiếp theo là gì? (Tìm các ý khai triển)
H: Cách viết câu khai triển? (Căn cứ vào câu CĐ, lần lượt triển khai các ý làm rõ cho câu CĐ bằng cách trả lời các câu hỏi: Để làm rõ ý cho câu CĐ, em cần triển khai mấy ý? Là những ý nào?)
H: Sau khi đã tìm được các ý khai triển, ciệc tiếp theo em cần làm là gì? (Tìm yêu cầu TV) H: Làm cách nào để viết được y/c TV? ( Tìm bằng cách trả lời các câu hỏi: Đề y/c tích hợp với kiến thức TV nào? Tìm xem trong các ý vừa triển khai đã có kiến thức TV ấy chưa? Nếu chưa có thì em định đưa kiến thức ấy vào ý nào là phù hợp nhất?)
H: Khi viết đoạn h/c, em cần lưu ý điều gì?
(Đảm bảo được các y/c về ND&HT mà đề y/c) H: Phần đọc và sửa lỗi, em cần chú ý đến những lỗi thường gặp nào? (Đoạn văn phải đảm bảo về HT: Chữ cái đầu đoạn phải viết hoa lùi đầu dòng; Trình bày sạch sẽ, KH; đủ số câu và y/c TV; lời văn diễn đạt trong sáng, mạch lạc…)
H: Theo em, cách viết đoạn văn không cho câu chủ đề có gì giống và khác khi viết đoạn văn cho sẵn câu CĐ?
- Giống: Tuân theo qui trình viết đoạn nói chung
- Khác: Phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để viết câu CĐ hợp lí
I. Cách viết đoạn văn không cho câu CĐ
*Tuân theo qui trình 5 bước - B1: Tìm hiểu đề
+ Về HT:
+ Về ND:
+ Tư liệu:
- B2: Tìm ý:
+ Tìm câu chủ đề: bằng cách đặt và trả lời CH
- Nếu đề cho là một đoạn thơ (văn) => Đặt CH: Đoạn thơ văn viết về vấn đề gì?
- Nếu đề cho là nhân vật =>
Đặt CH: Nhân vật trong tp nào? Của ai? Có đặc điểm gì nỏi bật?
+ Tìm các ý khai triển: Căn cứ vào câu CĐ, lần lượt triển khai các ý làm rõ cho câu CĐ
- B3: Tìm yêu cầu TV (nếu có)
- B4: Viết đoạn văn: Đảm bảo được các y/c về ND&HT mà đề y/c
* Lưu ý: Khi viết đoạn đảm bảo được các yêu cầu về ND&HT.
- B5: Đọc, sửa lỗi
II. Luyện tập
Bài 1
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vị thiền sư và chú tiểu
Chuyện xưa kể lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: Vượt tường trốn ra ngoài chơi. Nhưng vị thiền sư không nói với ai mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra và quỳ xuống đúng chỗ đó.
Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình. Vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, chú đứng im chờ những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ, vị thiền sư lại chỉ ôn tồn nói: "Đêm khuya, sương lạnh, con mau về thay áo đi". Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.
a. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện?
GỢI Ý
- Câu chuyện có mấy nhân vật?
- Chú tiểu mắc phải lỗi lầm gì?
- Vị thiền sư đã ứng xử với lỗi lầm của chú tiểu ra sao?
- Cách cư xử của vị thiền sư có tác động và ý nghĩa ntn đối với chú tiểu?
- Từ đây, em có suy nghĩ gì về nội dung, ý nghĩa và thông điệp mà câu chuyện gửi đến mỗi chúng ta?
b. Từ câu chuyện trên và thực tế đời sống, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu bày tỏ suy nghĩ của em về lòng khoan dung.
GỢI Ý H: Xác định y/c bài tập
- Về HT? (Đoạn DD)
- Về ND? (Suy nghĩ về lòng khoan dung)
- Về tư liệu?
H: Đề có sẵn câu CĐ chưa? (chưa)
H: Vậy để viết được đoạn văn diễn dịch về
1. Bài 1
a. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
* Chú tiểu là người mắc lỗi làm trái quy định vượt tường trốn ra ngoài chơi
=> Hành động đó mang ý nghĩa biểu trưng cho những lỗi lầm của con người trong cuộc sống.
* Cách cư xử của vị thiền sư:
Đưa bờ vai của mình làm điểm tựa cho chú tiểu lỗi lầm bước xuống.
Không quở phạt, trách mắng mà nói lời yêu thương thể hiện sự quan tâm, lo lắng.
=> Qua đó cho thấy vị thiền sư là người có lòng khoan dung, độ lượng với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc mà cả đời chú tiểu không bao giờ quên.
=> Câu chuyện cho ta bài học quý giá về lòng khoan dung. Lòng khoan dung nếu đặt đúng chỗ sẽ có tác dụng to lớn hơn mọi sự trừng phạt, nó tác động mạnh mẽ, tích cực đến nhận thức con người, cảm hóa con người. => câu chuyện có mang giá trị nhân văn, gợi nhiều suy ngẫm sâu sắc.
b. Viết đoạn văn
* Về HT: Viết đúng đoạn diễn dịch, đủ số câu, có tích hợp kiến thức tiếng Việt;
lời văn diễn đạt trong sang, mạch lạc, không sai mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
* Về ND: Các em có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song đoạn văn trình bày được các ý cơ bản sau:
- CCĐ: Khoan dung là một thái độ,một phong cách sống đẹp cần có trong cuộc sống.
+ Các ý khai triển
- Khoan dung là tha thứ, rộng lượng với người khác nhất là những người gây đau khổ với mình.
- Trong cuộc đời mỗi người ai cũng từng có lần mắc lỗi giống như hành động của chú tiểu vượt tường trốn ra ngoài chơi.
Bởi vậy, chúng ta cần phải có lòng khoan dung giống như vị thiền sư trong câu chuyện.
lòng khoan dung, ý trước tiên em cần tìm là gì?
(viết câu CĐ?)
H: Vậy để viết được đoạn văn diễn dịch về lòng khoan dung, em cần triển khai mấy ý?
Là những ý nào?
+ Khoan dung là gì?
+ Tại sao con người sống cần có lòng khoan dung?
+ Đối lập với khoan dung là gì?
+ Liệu khoan dung có phải là đồng lõa, bao che cho những hành động, việc làm sai trái??
H: Khi viết đoạn văn, em cần chú ý điều gì?
(- Đảm bảo về HT: đúng đoạn diễn dịch, đủ số câu, có từ ghép, từ láy
- Về ND: đảm bảo các ý vưa tìm)
(HS tự viết, sau khoảng 15p, gọi một số em đọc bài viết của mình,
- GV: đánh giá, ghi điểm
- Tha thứ cho người khác chẳng những giúp người đó sống tốt đẹp hơn mà bản thân chúng ta cũng sống thanh thản. Đặc biệt trong quá trình giáo dục con người, khoan dung đem lại hiệu quả hơn hẳn so với việc áp dụng các hình phạt khác.
Giống như chú tiểu trong câu chuyện:
"Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó'' - Khoan dung giúp giải thoát những hận thù, tranh chấp, giúp cân bằng cuộc sống, sống hòa hợp với mọi người xung quanh.
- Đối lập với khoan dung là đố kị, ghen tỵ, ích kỉ, định kiến nhưng khoan dung không có nghĩa là bao che cho những việc làm sai trái.
- Mỗi chúng ta cần biết sống khoan dung, nhân ái. Bởi sống khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình.
4. Củng cố
- Nhắc lại qui trình viết đoạn DD không cho CCĐ?
5. HDVN
- Học bài, nắm chắc qui trình viết đoạn văn DD không cho CCĐ.
- Vận dụng, viết được những đoạn văn theo yêu cầu.
Ngày soạn:...
Ngày giảng:
BUỔI 9: