LUYỆN TẬP: VIẾT ĐOẠN VĂN KHÔNG CHO SẴN CÂU CHỦ ĐỀ
BUỔI 13: LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Các em được thế nào là đoạn qui nạp; cách viết đoạn văn qui nạp.
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập
- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn theo yêu cầu . II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức 2. Kiểm tra:
Thế nào là đoạn DD? Cách viết đoạn văn DD? Đọc đoạn DD mà em đã viết.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Cho hs đọc đoạn văn sau:
(1)Văn học có thể miêu tả chim muông cầm thú, hoa lá cỏ cây, sông nước mây trời. (2)Văn học cũng có thể miêu tả những đồ vật do con người tạo ra như nhà cửa, đường sá, cầu
cống….(3) Nhưng tất cả những đối tượng ấy đều được miêu tả trong mqh với con người.(4) Cho nên, dù tpvh không trực tiếp miêu tả con người thì con người vẫn nằm ở vị trí trung tâm trong bức tranh đời sống của văn học.
H: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
(Vị trí của con người trong bức tranh đời sống của văn học )
H: Nội dung ấy được thể hiện rõ nhất ở câu văn nào trong đoạn? (C4 -> Câu CĐ của đoạn) H: Đoạn văn trên có câu CĐ nêu nên ý chính, ý khái quát và đứng ở cuối đoạn -> Đoạn QN. Vậy em hiểu thế nào là đoạn QN?
H: Từ k/n, em hãy sơ đồ hóa đoạn QN bằng một mô hình?
( HS làm theo nhóm ra bảng phụ, sau 3p mời các nhóm đưa ra kết quả. GV chốt kiến thức)
H: Khi xác định yêu cầu viết đoạn văn, em cần chú ý đến những y/c nào?
- Về KN: Đoạn văn viết theo cách nào? Bao nhiêu câu? Kiến thức TV cần tích hợp là gì?
- Về KT: Đoạn văn viết về ND (chủ đề) gì?
H: Cách tìm ý đoạn QN có gì khác cách viết đoạn DD? (Không tìm câu C Đ mà tìm các câu khai triển trước)
H: Căn cứ vào đâu để tìm ý khai triển cho đoạn QN? (Căn cứ vào yêu cầu về ND của đoạn) H: Câu mở đoạn QN có thể viết ntn?
H: Sau khi đã tìm được các ý khai triển, việc tiếp theo em cần làm là gì? (Tìm câu chốt)
H: Căn cứ vào đâu để viết câu chốt?
H: Sau khi tìm đủ các ý, bước tiếp theo cần làm là gì? (Tìm y/c TV)
*Lưu ý: Khi tìm ý cho đoạn QN, cũng có thể tìm câu CĐ trước, giống như cách tìm ý cho đoạn DD, nhưng khi viết đoạn thì chuyển câu CĐ xuống cuối đoạn và thêm các từ mang ý nghĩa tổng kết, khái quát vào trước câu chốt.
I. Thế nào là đoạn qui nạp?
1. Bài tập
2. Bài học
- Đoạn QN: Là cách trình bày đoạn văn đi từ các ý nhỏ, ý cụ thể đến ý chính, ý khái quát. Câu chủ đề đứng cuối đoạn.
Mô hình đoạn QN A1 A2….. An (câu khai triển)
A (câu CĐ) 3. Cách viết đoạn QN
*Tuân theo qui trình 5 bước
- B1: Tìm hiểu đề + Về KN:
+ Về KT:
- B2: Tìm ý:
+ Tìm các ý khai triển
~ C1: Phân tích ngay những dẫn chứng đầu tiên
., Nhà thơ….mở đầu khổ thơ… bằng từ ngữ… (P.tích) ., Từ ngữ… mở đầu khổ thơ… đã diễn tả… (P.tích)
~ C2: Nêu đặc điểm thứ nhất của đoạn, bài để phân tích + Tìm câu chủ đề: Căn cứ vào y/c của đề và các ý vừa tìm để viết câu chốt cho phù hợp
- B3: Tìm yêu cầu TV (nếu có)
H: Làm cách nào để viết được y/c TV? ( Tìm bằng cách trả lời các câu hỏi: Đề y/c tích hợp với kiến thức TV nào? Tìm xem trong các ý vừa triển khai đã có kiến thức TV ấy chưa? Nếu chưa có thì em định đưa kiến thức ấy vào ý nào là phù hợp nhất?)
H: Khi viết đoạn h/c, em cần lưu ý điều gì?
(Đảm bảo được các y/c về KN&KT mà đề y/c) H: Phần đọc và sửa lỗi, em cần chú ý đến những lỗi thường gặp nào? (Đoạn văn phải đảm bảo về HT: Chữ cái đầu đoạn phải viết hoa lùi đầu dòng; Trình bày sạch sẽ, KH; đủ số câu và y/c TV; lời văn diễn đạt trong sáng, mạch lạc…)
- B4: Viết đoạn văn: Đảm bảo được các y/c về ND&HT mà đề y/c
* Lưu ý: Khi viết đoạn QN, trước câu CĐ nên dùng các từ ngữ mang ý nghĩa tổng kết, khái quát như: tóm lại, nói tóm lại, vì vậy, cho nên…
- B5: Đọc, sửa lỗi
Bài 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Lão gọi nó là cậu Vàng … lão nói với nó như nói với một đứa cháu về bố nó”
a. Những câu văn trên trích từ tp nào? Của ai?
b. Trình bày hiểu biết của em về tác giả bằng đoạn văn khoảng 5-7 câu.
c. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Qua đây, em hiểu được gì về nhân vật có suy nghĩ ấy?
d. Tìm và phân tích cấu tạo ngữ pháp của những câu ghép có trong đoạn văn trên?
Cho biết mối quan hệ giữa các vế trong mỗi câu ghép ây?
e. Dựa vào văn bản, đoạn trích, hãy viết một đoạn văn qui nạp khoảng 12 câu phân tích làm rõ tấm lòng nhân hậu của lão Hạc. Trong đoạn có sử dụng câu ghép và phép lặp. Gạch chân, ghi chú thích TV.
1. Bài 1
a. Những câu văn trên trích từ tp “Lão Hạc” của Nam Cao.
b. Đoạn văn giới thiệu vầ tác giả cần trình bày được các ý cơ bản sau:
- Nam Cao (1915 - 1951), quê ở Hà Nam
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về người nông dân bị áp bức, người trí thức nghèo sống mòn trong xã hội cũ.
- Các tác phẩm chính : …
- Ông được trao tặng giải thưởng HCM về VHNT (1996).
c. Nội dung chính của đoạn văn trên là kể lại những tình cảm mà lão Hạc giành cho con chó- kỉ vật của đứa con để lại mà lão yêu quí gọi nó là
“cậu Vàng” => tấm lòng yêu thương loài vật, nhân hậu, tình nghĩa của LH.
d. Các câu ghép có trong đoạn:
- Những buổi tối, lão // ngồi uống rượu thì nó //
ngồi dưới chân lão. => Các vế có mqh đồng thời.
- Rồi lão// chửi yêu nó, lão// nói với nó như nói
… => Các vế có mqh tiếp nối.
- Lão // gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm //
gọi đứa con cầu tự. => Các vế có mqh tương đồng.
e. Đoạn văn có thể diễn đạt theo những cách khác nhau. Song cần đảm bảo các ý sau:
- Sau khi thằng con đi, bao nhiêu tình yêu thương, mong nhớ lão dồn cả cho “cậu Vàng”, kỉ vật duy nhất mà đứa con trai để lại
- Lão yêu thương, chăm sóc, trò chuyện với nó
như con như cháu (DC)
- Con chó chó trở thành người bạn, người thân, niềm an ủi duy nhất trong tuổi già cô đơn, bất hạnh của lão
- Đến bước đường cùng, khi phải bán chó, lão đau khổ, ân hận, dằn vặt, day dứt và cho rằng mình đã lừa nó (DC). Trong cuộc đời dầy đen bạc, người ta có thể lừa lọc nhau bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, thậm chí là bất chấp tất cả.
Vậy mà LH, khi phải bán đi một con chó lại vô cùng đau khổ, xót xa ân hận và cho rằng mình đã “Lừa” một con chó! Thật là một con người nhân ái, lương thiện đầy tình nghĩa, một nhân cách cao thượng sáng ngời.
=> Trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương của lão Hạc.
Sau khi thằng con đi, bao nhiêu tình yêu thương, mong nhớ lão Hạc dồn cả cho “cậu Vàng”, kỉ vật duy nhất mà đứa con trai để lại.Với lão, con chó đã trở thành người thân, niềm vui, niềm an ủi đối với cuộc sống cô đơn, lủi thủi một mình của lão. Lão gọi nó là “cậu Vàng” như bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giầu. Khi ăn lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó”.
Lão yêu thương nó là vây nhưng sự đời thật lắm trái ngang, tình thế cùng đường khiến lão phải tính đến việc bán ‘cậu Vàng” thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt, đấu tranh, tính toán, đau khổ. Nhưng rồi cuối cùng lão cũng đành phải quyết định. Một quyết định khó khăn với lão: Bán chó. Ta hãy xem lão kể lại cho ông giáo nghe việc bán “cậu vàng” với tâm trạng đau đớn đến nhường nào: “lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước”. Đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà oà lên khóc”. Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nổi nỗi đau đớn cứ dội lên : “mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Lúc này lão chẳng khác gì một đứa trẻ!? Lão Hạc đau đớn đến thế không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã chót “lừa một con”. Ông lão lương thiện ấy cảm thấy lương tâm đau nhói khi thấy trong đôi mắt của con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc…
Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi lỡ tâm lừa nó. Trong cuộc đời dầy đen bạc, người ta có thể lừa lọc nhau bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, thậm chí là bất chấp tất cả. Vậy mà LH, khi phải bán đi một con chó lại vô cùng đau khổ, xót xa ân hận và cho rằng mình đã “Lừa” một con chó! Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì lão mới bị dày vò lương tâm, mới cảm thấy có lỗi và đau đớn đến thế! Lão Hạc quả là một con người nhân ái, lương thiện đầy tình nghĩa, một nhân cách cao thượng sáng ngời.
- Câu ghép: gạch chân - Phép lặp: lão
4.Củng cố
- Thế nào là đoạn QN? Nêu qui trình viết đoạn QN?
5. HDVN: Học bài, nắm chắc qui trình viết đoạn QN.
BTVN: Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn khoảng 7-8 câu theo cách QN.
==================================================
Ngày soạn:...
Ngày giảng:
BUỔI:14
LUYỆN TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Các nắm rõ kiến thức về đoạn văn theo yêu cầu - Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập
- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn theo yêu cầu . II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức 2. Kiểm tra:
Thế nào là đoạn QN? Cách viết đoạn văn QN? Đọc đoạn QN mà em đã viết.
3. Bài mới