1. Tổ chức 2. Kiểm tra:
- Em đã học những kiểu câu phân theo cấu tạo nào? Cho vd?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy, trò Nội dung
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 5 phút.
- Hết thời gian, mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác nhận xét, GV chốt kiến thức
* Nhóm 1
H: Thế nào là câu ĐB?
- Câu ĐB được sử dụng nhằm mục đích gì? Cho vd.
- Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa.
- Tiếng reo. Tiếng vố tay.... Sôi động cả không gian yên tĩnh.
- Ồ! Bạn làm giỏi quá.
- Con ơi! Mẹ đã về.
* Nhóm 2
H: Thế nào là rút gọn câu?
H: Mục đích của việc rút gọn câu? Cho ví dụ.
H: Có thể rút gọn những thành phần nào của câu? Cho ví dụ?
(1) - Cậu đang làm gì vậy?
- Đang học. (rút gọn CN) (2) – Ai đang học?
- Tôi. (rút gọn VN)
(3) – Bao giờ cậu học xong?
- 2 tiếng nữa. (rút gọn cả CN&VN)
H: Khi dùng câu rút gọn cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
* Nhóm 3
H: Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ? Cho VD.
- Mưa to làm ngập đường.
- Anh khiến cả nhà lo.
H: Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
I. Kiến thức cơ bản 1. Câu ĐB:
- Là loại câu không không cấu tạo theo mô hình CN, VN. Tức là câu chỉ có một TT cú pháp (một từ hoặc cụm từ) không phân định được CN, VN.
* Tác dụng của câu ĐB:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp
=> Câu đặc biệt thường dùng khi viết văn. Nhất là văn miêu tả, kể chuyện nhằm gây sự chú ý cho người đọc, người nghe.
2. Câu rút gọn
- Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần của câu để tạo thành câu rút gọn.
* Mục đích của việc rút gọn câu:
- Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ
VD: Bao giờ cậu nghỉ tết? – Ngày mai.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là chung của mọi người.
VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
* Cách dùng câu rút gọn.
- Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiêu không đầy đủ nội dung câu nói so với câu khi chưa rút gọn
- Không biến câu thành câu cộc lốc, khiếm nhã =>
Không nên dùng câu rút gọn khi giao tiếp với người lớn tuổi, người bề trên.
3.
Câu mở rộng thành phần
- Khi nói, viết người ta có thể dùng kết cấu có hình thức giống câu, gọi là cụm chủ vị , làm thành phần câu => Tạo thành CMR
- Câu có cụm C-V làm CN: thường hàm chứa các quan hệ nhân- quả (thường chứa các từ: khiến cho, làm cho ...); so sánh, đẳng thức (thường có các từ:
là, cũng như ..)
VD: Gió / thổi mạnh // làm đổ cây.
- Câu có cụm C-V làm VN: thường hàm chứa các quan hệ chỉnh thể- bộ phận giữa CN của câu và CN của cụm C-V
VD: Cái bàn này // chân / đã gãy.
-Câu có cụm C-V làm thành phần câu + MR chủ ngữ
+ MR vị ngữ
* Nhóm 4
H: Thế nào là CG? Có mấy cách nối các vế trong CG?
H: Nêu mqh giữa các vế trong CG? Cho vd.
1. Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi.
Vừa thấy tôi, lão báo ngay : - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.
(“Lão Hạc”- Nam Cao) 1. Tìm CRG có trong đoạn trích và cho biết thành phần nào được rút gọn.
2. Tìm và phân tích câu tạo của câu ghép có trong đoạn văn.
3. Em hãy viết một câu ghép để giới thiệu về nhân vật lão Hạc.
4. Lấy câu văn em vừa viết làm CCĐ, hãy viết tiếp khoảng 10 câu
+ MR phụ ngữ của cum danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
5. Câu ghép
- Là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V được gọi là 1 vế câu
VD; Anh đến, tôi rất vui
- Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng qht, cặp qht, đại từ, cặp từ hô ứng hoặc bằng dấu câu (dấu phảy, dấu chấm phảy hoặc dấu 2 chấm)
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép + Quan hệ bổ sung
+ Quan hệ đồng thời + Quan hệ nhân quả + Quan hệ lựa chọn + Quan hệ tăng tiến + Quan hệ tương phản
…
* Lưu ý: Phân biệt CMR và câu ghép.
VD: Anh đến, tôi rất vui => CG Anh đến khiến tôi rất vui => CMR
II. Luyện tập Bài 1:
1. CRG: Bán rồi! => Rút gọn CN
2. Nhưng trông lão cười //như mếu và đôi mắt lão // ầng ậc nước, tôi //muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc.
3. HS có thể viết câu theo ý mình
VD: LH không chỉ thương con mà lão còn là người giàu lòng tự trọng
4. HS viết đoạn văn đảm bảo yêu câu dựa trên CCĐ mà em viết ở mục 3
để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh. Trong đoạn có sử dụng CMR và các phép liên kết. Đánh stt câu, gạch chân, ghi chú thích TV.
Bài 2:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22) 1. Tìm và phân tích cấu tạo của những câu ghép có trong câu chuyện trên.
- Các vế trong câu được nối với nhau bằng cách nào? Chỉ ra mqh giữa các vế trong những câu em vừa phân tích
2. Tìm CMR trong câu chuyện và cho biết thành phần nào được mở rộng?
3. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện
GỢI Ý
- Câu chuyện kể về việc gì?Xảy ra với những nhân vật nào?
Cách ứng xử của mỗi nhân vật?
- Từ đây, em có suy nghĩ gì về nội dung, ý nghĩa và thông điệp mà câu chuyện gửi đến mỗi chúng ta?
4.Từ câu chuyện trên, em hãy
Bài 2:
1:. Các câu ghép có trong truyện
- Đôi mắt ông// đỏ hoe, nước mắt ông// giàn giụa, đôi môi// tái nhợt, áo quần// tả tơi.
=> Các vế nối với nhau bằng dấu phảy theo mqh liệt kê
- Khi ấy tôi// chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi// cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
=> Các vế nối với nhau bằng dấu 2 chấm theo mqh nhân quả
- Ông// nhìn tôi chăm chăm, đôi môi// nở nụ cười
=> Các vế nối với nhau bằng dấu phảy theo mqh bổ sung
2. Các CMR trong truyện:
- Ông chìa tay xin tôi.=> MRCN
- Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.=> MRPN
3. Nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
- Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể chỉ là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ…
và thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa.
=> Câu chuyện có tác dụng giáo dục lòng nhân ái, thái độ sống và cách ứng xử cho mỗi chúng ta…
4. Đoạn văn có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
-“nhân” có nghĩa là “người”, “ái” có nghĩa là yêu.
viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy bàn về lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.
Trong đoạn có sử dụng CG. Gạch dưới CG.
GỢI Ý H: Xác định y/c bài tập
- Về HT? (Đoạn DD)
- Về ND? (Suy nghĩ về lòng nhân ái)
H: Vậy để viết được đoạn văn về lòng nhân ái, em cần triển khai mấy ý? Là những ý nào?
+ Nhân ái là gì?
+ Tại sao con người sống cần có lòng nhân ái?
+ Đối lập với nhân ái là gì?
+ Vậy mỗi người cần làm gì để rèn cho mình phong cách sống đẹp này?
H: Khi viết đoạn văn, em cần chú ý điều gì?
(- Đảm bảo về HT: đúng đoạn diễn dịch, đủ số câu, có từ ghép, từ láy
- Về ND: đảm bảo các ý vưa tìm) (HS tự viết, sau khoảng 15p, gọi một số em đọc bài viết của mình, - GV: đánh giá, ghi điểm
Bài 3: Lấy VD về việc rút gọn câu để nêu ngụ ý hành động, sự việc được nói đến trong câu là của chung nhiều chủ thể
GV tổ chức cho HS THI giữa 2 đội, sau thời gian 3p đội nào tìm
được nhiều VD đúng theo yêu cầu => Giành chiến thắng.
- Ăn cây nào, rào cây ấy.
- Tiên học lễ, hậu học văn.
- Học, học nữa, học mãi.
- Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực.
- Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi, lạ
=> “Nhân ái” là tình yêu thương giữa con người với con người.
- Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có ý vụ lợi, không mong muốn được nhận lại điều gì từ người kia.
- Lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối tâm hồn, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau.
- Lòng nhân ái là biểu hiện cao đẹp nhất của con người => lòng nhân ái đã được xem như là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Hiện nay, truyền thống đó vẫn được tồn tại và phát triển. (DC)
- Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người có thái độ sống vô cảm, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân, không quan tâm đến những người xung quanh, không có sự cảm thông trước những nỗi đau của người khác.
Đó là thái độ sống cần được lên án và phê phán gay gắt.
- Lòng nhân ái khiến cho con người xích lại gần nhau hơn. Sống yêu thương nhau là một cách chúng ta làm giàu đẹp cho tâm hồn của chính bản thân mình.
Bài 3
- HS báo cáo kết quả.
- Kiểu câu này thường gặp trong ca dao, tục ngữ, thơ, khẩu hiệu ...
Vì: + Tục ngữ, khẩu hiệu: Thường nêu qui tắc ứng xử chung cho mọi người => cần ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ
+ Trong thơ, ca dao: CN rút gọn muốn khảng định
thường
- Bước tới Đèo ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đa, lá chen hoa.
- Hôm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn, trông sao sao
mờ.
-Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa
Ngọc Sơn.
...
- Kiểu câu này thường gặp trong những trường hợp nào? Vì Sao?
Bai 4: Hãy kể lại một việc làm thể hiện phong cách sống thanh lịch văn minh ở nơi công cộng mà em đã làm hoặc được chứng kiến bằng một đoạn/ bài văn ngắn. Trong bài có sử dụng các kiểu câu phân theo cấu tao. Chỉ rõ các kiểu câu đó.
- HS: viết bài theo yêu cầu - Sau 8-10 phút, mời 2,3 em đọc bài viết của mình, lớp nhận xét, GV đánh giá, ghi điểm
cảm xúc của nhân vật trữ tình có thể là của tác giả hoặc những người đồng cảm với tác giả => câu thơ, câu ca dao mềm mại, uyển chuyển và có tính gợi cảm cao hơn.
Bài 4:
- HS lựa chọn và kể được câu chuyện theo yêu cầu
GỢI Ý
- Đó là chuyện gì? Xảy ra ở đâu? Bao giờ? Xảy ra với ai?
- Chuyện xảy ra ntn?
- Lưu ý: Khi kể, em cần kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
4. Củng cố
- Em đã học những kiểu câu phân theo cấu tạo nào? Cho ví dụ - Giải đáp thắc mắc của các em, nếu có
5. HDVN
- Học bài, nắm chắc kiến thức đã học; đặt được kiểu câu theo yêu cầu
II. Luyện tập
Ngày soạn:...
Ngày giảng:
Tiết 68,69
MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI VÀ CÁCH LÀM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
-Thông qua bài học các em được tìm hiểu về một số dạng đề thi thường gặp của Phòng GD ĐT Mê Linh, sở GD ĐT Hà Nội và cách làm để các em có định hướng học và ôn tập kiến thức hiệu quả tiến tới làm tốt các bài thi, kiểm tra.
- Biết vận dụng tổng hợp kiến thức kĩ năng bộ môn để làm các dạng bài tập với các mức độ khác nhau: từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng.
- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học và tư duy làm bài logic, mạch lạc, hiệu quả.
- Có ý thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Không.
3. Bài mới
GV: Nêu vấn đề:
- Qua việc tìm hiểu bài ở nhà và thực tế học và làm các bài kiểm tra, em có nhận xét gì về cách ra đề của Sở GD_ĐT?
- Vậy để làm tốt các bài kiểm tra, em cần trạng bị cho mình những kiến thức nào? (Cách học?)
- Cách làm mỗi dạng đề ấy ra sao?
HS: Trao đổi thảo luận theo nhóm, sau 10 phút, các em báo cáo, GV đánh giá và chốt kiến thức cơ bản.
Nội dung kiến thức