Cách viết đoạn văn phân tích, cảm nhận về một chi tiết, hình ảnh

Một phần của tài liệu giao an tu chon van 8 (Trang 74 - 77)

CHO BIẾT Ý CÂU CHỦ ĐỀ

I. Cách viết đoạn văn phân tích, cảm nhận về một chi tiết, hình ảnh

* Bước 1: Tìm hiểu đề.

- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, xác định từ ngữ quan trọng trong đề bài.

- Chỉ ra yêu cầu về hình thức và nội dung.

* Bước 2: Tìm ý Yêu cầu về nội dung:

- Giới thiệu chi tiết quan trọng hoặc từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm cần phân tích.

- Phân tích chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) đó hay, đặc sắc như thế nào về nội dung, hình thức.

- Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm.

Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu chung về hình thức của đoạn văn.

* Bước 3. Viết đoạn văn.

- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.

- Viết câu mở đoạn: nhắc lại chi tiết.

- Các câu còn lại : phân tích vai trò, ý nghĩa của chi tiết.

* Bước 4. Đọc, sửa lỗi.

II. Luyện tập

Bài tập 1

“…em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không?

Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ- men,- cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)

1/Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?

2/ Trình bày hiểu biết của em về tác giả bằng một đoạn văn khoảng 5 câu.

3/ Cho biết nhân vật “ chị” và

“em” trong đoạn trích trên là ai? (0,5 điểm)

4/ Hãy chỉ ra một trợ từ, thán từ có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

5/ “chiếc là cuối cùng” là một chi tiết nghệ thuật đắc sắc. Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận về chi tiết đó?

- Các câu 1,2,3,4: HS tự làm - GV: hướng dẫn các em làm câu

5

2. Bài 2

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

“ Chị Dậu nghiến hai hàm răng .... ngã nhào ra thềm.”

(Tức nước vỡ bờ)

a. Đoạn văn nằm ở phần nào của văn bản? Nội dung chính của

1.Bài tập 1

GV hướng dẫn học sinh làm theo các bước như bài tập 1.

Bước 1: Tìm hiểu đề:

- Hình thức trình bày: một đoạn văn diễn dịch.

- Yêu cầu Nội dung: Phân tích cái hay, đặc sắc và ý nghĩa của chi tiết

“chiếc lá cuối cùng”.

Bước 2: Tìm ý

- CCĐ: “Chi tiết “chiếc lá cuối cùng”

trong truyện ngắn cùng tên của O.

Hen- ri có ý nghĩa vô cùng quan trọng.”

- Tìm ý cho đoạn văn.

- “Chiếc lá cuối cùng” được cụ Bơ- men vẽ nó trong một hoàn cảnh đặc biệt: đêm tối, trời mưa rét, tuyết rơi, đường trơn, người già cả, chỉ có một ngọn đèn bão....

- Lá vẽ giống y như thật khiến cho G và cả Xiu đều không nhận ra:

cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, rìa lá có răng cưa đã nhuốm màu vàng úa.=> Bất ngờ, thú vị

- Nó được vẽ bằng tài năng và tấm lòng của một người nghệ sĩ lão thành ( cụ đã có khoảng 40 năm cầm bút vẽ).

- Chiếc lá cuối cùng đã có phép màu nhiệm cứu sống Giôn- xi tội nghiệp hay cụ già Bơ-men đã trút sự sống của mình cho lớp trẻ để họ tiếp tục sống và cống hiến.

- Chiếc lá cuối cùng giúp cho người đọc cảm nhận được vai trò của nghệ thuật trong đời sống.

2. Bài 2

a. Đoạn văn nằm ở phần cuối văn bản

- Nội dung chính của đoạn là kể lại cảnh chị Dậu quật ngã 2 tên tay sai để bảo vệ chồng

b. Mày //trói ngay chồng bà đi, bà //cho mày xem! => CG

đoạn là gì?

b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì?

Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

c. Học đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, em thích chi tiết nào nhất?

Tại sao?

Gợi ý:+ HS có quyền lựa chọn theo sở thích cá nhân, song với dạng đề này nên lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, thể hiện ý nghĩa, chủ đề văn bản.

c. Đoạn văn có thể triển khai những ý sau:

- Đọc truyện chi tiết CD vùng lên quật ngã 2 tên tay sai là em thích nhất

- Khi sự nhẫn nhịn đã đến giới hạn, không còn có thể chịu đựng Dậu vùng lên chống trả bất khuất với sức mạnh kì lạ.

- Vừa ra tay chị đã nhanh chóng biến 2 tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại tơi tả.

- Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đựng được nữa.

- Đó còn là sức mạnh của lòng yêu thương chồng con vô bờ bến.

- Đến đây, giọng văn của Ngô Tất Tố trở nên hả hê.

+ Hình ảnh chị Dậu hiện lên khoẻ khoắn, quyết liệt bao nhiêu thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười bấy nhiêu.

+ Còn người đọc thì sung sướng, hả hê

 NTT đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội “có áp bức có đấu tranh”, “con giun xéo mãi cũng quằn”, chị Dậu bị áp bức dã man đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm.

Ngày soạn:...

Ngày giảng:

BUỔI

Một phần của tài liệu giao an tu chon van 8 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w