CHO BIẾT Ý CÂU CHỦ ĐỀ
2. Kiểm tra: Lồng trong giờ học
3. Bài mới
Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức H. Nêu những hiểu biết của
em về tác giả?
H: Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nà?
- Em biết những tác phẩm nào khác, của ai cũng có chung hoàn cảnh ra đời?
H: Cho biết giá trị nội dung và đặc sắc NT của tác phẩm?
Bài 1:
a. Chép thuộc lòng bài thơ và cho biết bài thơ được làm theo thể thơ nào?
b. Trình bày hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
c. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng thể hiện trong bài thơ trên thơ.
Trong đoạn có sử dụng CMR và phép nối. gạch
I. Kiến thức cơ bản a. Tác giả
- Phan Châu Trinh ( 1872 - 1926 ), hiệu Tây Hồ ,Hi Mã, quê Quảng Nam.
- Là nhà nho yêu nớc có t tởng dân chủ sớm nhất ở Việt Nam.
- Các sáng tác (chính luận + trữ tình) thấm đẫm tinh thần yêu nớc và dân chủ.
b. Tác phẩm.
- Sáng tác năm 1908, khi tác giả bị bắt và bị lu đày biệt xứ tại Côn Đảo.
- Nội dung: Khí phách hiên ngang, tấm lòng son sắt với sự nghiệp cách mạng của ngời tù yêu nớc Phan Châu Trinh trong hoàn cảnh lu đày.
- NT: Giọng thơ hào hùng, bút pháp lãng mạn, từ ngữ
hình ảnh giàu biểu cảm.
Bài 1:
a. Chép thơ: Yêu cầu đúng, đủ, chính xác
- Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật b.
(HS tự làm)
c. Đoạn văn có thể triển khai các ý cơ bản sau:
- Bằng bút pháp lãng mạn, giọng thơ hào hùng sôi nổi, bài thơ khắc họa vẻ đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng:
- Vẻ dẹp của phong thái, tư thế ung dung, tự chủ, lãng mạn hào hùng
- Vẻ đẹp của khát vọng cứu nước giúp đời
- Vẻ đẹp của ý chí sắt son, tinhthần bất khuất hiên ngang, dù sa cơ, lỡ bước nhưng vẫn luôn vững chí bền gan kiên định theo con đường CM
Bài 2:
chân, ghi chú thích.
Bài 2:
Qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và
“Đập đá Côn Lôn”, em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
Bài 3:
So sánh chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và
“Vào nhà ngục QĐ cảm tác.
Qua hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá Côn Lôn ta thấy hình tượng những nhà chí sĩ được hiện lên với những vẻ đẹp:
- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước.
- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.
- Coi thường hiểm nguy gian khổ và những đòn roi tra tấn của kẻ thù.
= > Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc.
Bài 3:
a. Điểm giống
- Tác giả của hai bài thơ đều là những nhà Nho yêu nước nổi tiếng của dân tộc đầu thế kỉ XX
- Hai bài thơ đều được sáng tác tác giả đang bị giam hãm trong tù, bị sa cơ lỡ bước trên con đường hoạt động Cm
- Nội dung hai bài thơ đều có nét tương đồng: đều khắc họa được tư thế hào hùng, oai phong, lẫm liệt hiên ngang và tinh thần lạc quan, kiên cường Cm bất chấp gian nguy của người anh hùng khi sa cơ
- Cả hai bài đều làm theo thể TNBC, nói chí tỏ lòng quen thuộc của thơ trung đại. Giọng thơ hào hùng, sôi nổi, mạnh mẽ; sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ khoa trương phóng đại. Phép đối ở cặp câu luận, thực được vận dụng chặt chẽ thành công.
b. Khác nhau:
- Bài “Vào nhà ngục QĐ cảm tác” xoay quanh tứ thơ từ một biến cố hệ trọng, nguy nan (bị bắt vào tù) tác giả chỉ xem như một việc tự nhiên, bình thường (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù) không có gì phải nao núng, lo sợ (Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu) => Giọng thơ hào hùng pha chút vui đùa, lôi cuốn.
- Bài “Đập đá ở Côn Lôn”: từ công việc lao dịch khổ sai nặng nhọc (đập đá) tác giả khái quát nâng cao thành một hình ảnh đẹp đẽ hiên ngang giữa đất trời của người anh hùng cứu nước => Giọng thơ hào hùng trang nghiêm, mạnh mẽ.
Bài
4: Cảm nhận về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
DÀN Ý
a. MB
Giới thiệu cảm nhận chung về bài thơ b. TB
- Cảm nhận về 4 câu thơ đầu: Công việc đập đá và tư thế hiên ngang bất khuất của người anh hùng trong cảnh tù đày
+ Đập đá là một công việc nặng nhọc trong hoàn cảnh lao tù nghiệt ngã, bị tra tấn, hành hạ về thể xác, bị uy hiếp về tinh thần. Giữa một hòn đảo trơ trọi, mênh mông nắng gió biển khơi, người tù khổ sai bị vắt kiệt sức
+ Tư thế của con người thật oai phong, hiên ngang sừng sững giữa núi cao, biển rộng: việc đập đá bỗng trở thành việc con con, nhẹ nhàng , người tù nhỏ bé vụt lớn lên trở thành người có tầm vóc khổng lồ, có sức mạnh to lớn thần kì
=> Bốn câu thơ đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người đọc về hình tượng người anh hùng ngang tàng ngạo nghễ
- 4 câu cuối: tinh thần kiên trung, ý chí sắt đá, nghị lực mạnh mẽ của người anh hùng trong cảnh tù đầy
+ Vẫn với giọng điệu và khí phách ngang tàng ấy, Phan Châu Trinh bày tỏ ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đầy, toát lên một niềm tin mãnh liệt vào cuộc chiến đấu của dân tộc.
+ Hai câu kết đã bao quát ý lớn của cả bài thơ, khắc tạc hình tượng người anh hùng giữa đất trời Côn Đảo, lẫm liệt, ngang tàng.
- Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất và hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ Đập đá ở Cồn Lôn này. Cái tâm, cái chí của chí sĩ Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.
c. KB
- Khảng định lại tư thế tầm vóc và vẻ đẹp của người anh hùng trong bài thơ - Tình cảm của bản thân
4. Củng cố
- Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ
- Cảm nhận của em về những người anh hung có công với đát nước trong lịch sử dân tộc những năm đầu thế kỉ XX.
- Trong thực tế cuộc sống và học tập, mỗi chúng ta không tránh khỏi những khó khăn, gian khổ hay thất bài. Theo em, chúng ta cần làm gì để vượt qua khó khăn ấy?
5. HDVN
- Học thuộc bài thơ, nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật - Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho bài tập 4
- Ôn lại toàn bộ chương trình từ đầu năm.
Ngày soạn:...
Ngày giảng:
Tiết 75,76
DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CHI TIẾT
NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nhận bết được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm truyện và cách làm dạng đề phân tích các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm truyện - Biết vận dụng tổng hợp kiến thức kĩ năng bộ môn để làm các dạng bài tập với các mức độ khác nhau: từ nhận biết đến thông hiểu và vận dụng.
- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học và tình yêu văn chương cho HS.
- GD ý thức tích cực, tự giác trong học tập.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Lồng trong giờ học.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: giới thiệu
- Chi tiết:“Là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng”.) (Từ điển thuật ngữ văn học) Tùy theo sự biểu hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện giải thích làm minh xác, cấu tứ nghệ thuật của nhà văn trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. (Từ điển thuật ngữ văn học) Nhân vật trong tác phẩm văn học bao giờ cũng được miêu tả bằng các chi tiết. Hê –ghen xem chi tiết như những
“con mắt” trổ cửa sổ để người ta nhìn vào nhân vật và cũng có người xem “chi tiết làm nên bụi vàng trong tác phẩm”.
- Chi tiết là thường nói nhiều trong tác phẩm truyện còn hình ảnh đặc sắc thường nói nhiều trong lĩnh vực thơ.
H: Vậy, để làm được bài tập dạng này, các em cần thuân thủ theo quy trình nào?
_ HS trao đổi 3 phút, mời đại diện 1 nhóm báo cáo, lớp nhận xét, GV chốt kiến thức.