CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
1.1. Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.5. Các nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp
Nguyên tắc cơ bản của việc tính lương trong doanh nghiệp đó là phân cấp bậc lương phù hợp cho từng vị trí.
Tiền lương cấp bậc: Là tiền lương áp dụng cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng của người lao động.
Hệ số tiền lương cấp bậc: Theo những quy định của Nhà nước là căn cứ
để các doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho người lao động theo điều kiện chất lượng và điều kiện lao động khi người lao động hoàn thành một công việc nhất định.
Mức lương: Là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng,…) phù hợp với các cấp bậc trong thang lương. Thông thường, Nhà nước chỉ quy định mức lương bậc I hoặc mức lương tối thiểu với hệ số lương của cấp bậc tương ứng.
Thang lương: Là quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các vị trí giống hoặc khác nhau theo trình tự và cấp bậc. Mỗi cấp bậc trong thang lương đều có hệ
số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương khác nhau so với tiền lương tối thiểu
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người lao động ở một bậc nào đó phải có kiến thức về mặt kỹ thuật đồng thời phải biết áp dụng kiến thức để thực hành.
A) Những quy định chung về tiền lương
Lương chính: Là mức lương được trả cho người lao động làm việc hành chính trong điều kiện bình thường theo điều kiện làm việc thực tế trong tháng
và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Lương chính được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2020 và được ghi cụ thể trong HĐLĐ.
Lương thử việc: Hưởng 85% mức lương của công việc đó
Lương khoán: Là mức lương được trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. Căn cứ vào hợp đồng giao khoán với cá nhân trên đó thể hiện rõ nội dung công việc giao khoán, thời gian thực hiện, mức tiền lương,…
Lương theo sản phẩm: Là mức lương được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
B) Các khoản phụ cấp và trợ cấp
1. Phụ cấp
Ngoài tiền lương chính người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp và trợ cấp, hỗ trợ cụ thể khác theo từng chức danh như sau:
- Phụ cấp tiền ăn trưa, điện thoại, xăng xe sẽ được áp dụng cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
- Phụ cấp trách nhiệm sẽ áp dụng từ chức danh Trưởng phòng trở lên cụ thể như sau:
Chức danh Mức phụ cấp nhận được mỗi tháng
Ăn trưa Xăng xe Điện thoại Trách nhiệm Giám đốc 730.000 1.500.000 1.500.000 6.000.000 Phó Giám đốc 730.000 1.000.000 1.000.000 5.000.000
Kế toán trưởng 730.000 1.000.000 800.000 4.000.000 Trưởng bộ phận sản xuất
Trưởng bộ phận kỹ thuật
Trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng HCSN
700.000 700.000 500.000 3.000.000
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kỹ thuật
Nhân viên kế toán
Thủ kho
Thủ quỹ
650.000 500.000 300.000
Nhân viên nhân sự
Nhân viên bán hàng
Nhân viên văn phòng
580.000 400.000 200.000
Mức hưởng phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, trách nhiệm nêu trên
sẽ được hưởng theo ngày công đi làm thực tế trong tháng đó.
Ngoài ra mức hưởng mà mỗi người lao động nhận được sẽ được ghi cụ thể trong HĐLĐ.
Người lao động ký HĐLĐ dưới 3 tháng (thời vụ, khoán, thử việc): sẽ được thỏa thuận các khoản phụ cấp cụ thể trong HĐLĐ đối với từng người lao động.
2. Trợ cấp
Toàn bộ lao động chính thức ( không bao gồm Lao động thời vụ) ký Hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên được hưởng tiền hỗ trợ thuê nhà từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 trên 1 tháng.
Mức hưởng cụ thể của từng người lao động sẽ được thể hiện chi tiết trong HĐLĐ.
3. Các khoản phúc lợi khác
Hàng năm: Người lao động sẽ được tổ chức đi tham quan thắng cảnh, nghỉ mát theo quyết định tại từng thời điểm của Ban lãnh đạo công ty.
Chế độ hiếu hỉ:
- Bản thân người lao động: 1.000.000 đồng/người/lần.
- Vợ/chồng, bố/mẹ, con cái, anh/chị em ruột: 500.000 đồng/người/lần.
C) Cách tính lương
1.Việc tính toán lương dựa trên nguyên tắc: Chính xác về số liệu, đảm bảo
thời gian trả lương cho người lao động đúng quy định.
2.Căn cứ để tính lương cho người lao động: Dựa vào thời gian làm việc
trên bảng chấm công.
Lương chính nhận được =��ề� �ươ�� �ℎí�ℎ + �ℎụ�ấ� (�ế� �ó)
26 x số ngày công đi làm Các khoản thuế TNCN, BHXH, BHYT, BHTN (nếu có) của những lao động ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên sẽ trích vào lương của người lao động theo
tỷ lệ % quy định hiện hành.
Chú ý: Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên
cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.(theo Thông tư 47/2015/TT-BLĐBXH)
3. Tính lương sản phẩm
Lương sản phẩm của người lao động dựa trên số lượng sản phẩm đạt chất lượng nhân với đơn giá sản phẩm.
Đơn giá của sản phẩm do Trưởng bộ phận sản xuất duyệt cụ thể đối với từng sản phẩm.
4. Tiền lương làm việc thêm giờ
Làm thêm giờ vào ngày thường = Tiền lương thực trả theo giờ x 150%
x số giờ làm thêm.
Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần (Chủ nhật) = Tiền lương thực trả theo giờ x 200% x số giờ làm thêm.
Làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết = Tiền lương thực trả theo giờ x 300% x số giờ làm thêm.
5. Thời gian trả lương
Bộ phận sản xuất: sẽ trả 1 lần vào ngày mùng 8 của tháng sau.
Bộ phận văn phòng: sẽ trả 1 lần vào ngày mùng 5 của tháng sau.