CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
1.2. Các khoản trích theo lương
1.2.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH)
A) Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách an sinh hữu ích mà nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho người dân nói chung và người lao động nói riêng. BHXH là sự đảm bảo về mặt vật chất cho người lao động thông qua chế độ nhằm ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. Trên cơ sở tham gia đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự quản lý bảo hộ của Nhà nước, BHXH chỉ thực hiện chức năng đảm bảo khi người lao động khi họ giảm mức thu nhập do ốm đau, tuổi già, tai nạn lao động, nghỉ hưu, chết, thai sản hoặc hết tuổi lao động. Số tiền chi trả dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định là 25,5% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của
doanh nghiệp nhằm giúp đỡ họ về mặt vật chất và tinh thần trong các trường hợp CNV bị ốm đau, nghỉ thai sản, tai nạn, ….
B) Phân loại bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức bảo hiểm không mang tính bắt buộc người lao động phải tham gia. Người lao động có thể lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với tình hình tài chính của bản thân và gia đình. BHXH sẽ dựa trên khoản mua bảo hiểm của bạn để đánh giá chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động.
Ngoài ra bạn sẽ được chi trả một phần tài chính khi bạn ốm đau, thất nghiệp, nghỉ thai sản, tai nạn nghề nghiệp,….
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXH bắt buộc là loại bảo hiểm dành cho người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng theo quy đinh của pháp luật. Thông thường khi làm HĐLĐ sẽ có những điều khoản về quyền lợi BHXH của người lao động. Người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau chi trả cho khoản thanh toán về BHXH.
BHXH được áp dụng đối với người lao động khi ký kết, tham gia hợp đồng lao động trên 3 tháng và không được xác định thời hạn nghỉ trong hợp đồng.
C) Các chế độ của bảo hiểm xã hội
BHXH Việt Nam được chia thành 5 chế độ chính:
- Chế độ ốm đau
- Chế độ hưu trí
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Chế độ tử tuất
- Chế độ thai sản
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Mỗi chế độ của BHXH mang đến cho người lao động những quyền lợi hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ con người trong cuộc sống.
Chế độ ốm đau
Đây là chế độ dành cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thuộc trường hợp ốm đau hoặc tai nạn lao động phải nghỉ việc và có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Người lao động sẽ có mức hưởng khác nhau như thời gian nghỉ ốm đau và hưởng chế độ lao động của BHXH tùy vào công việc của người lao động.
Thời gian nghỉ ốm đau của người lao động đóng BHXH không quá 30 ngày. Nếu bạn chưa hồi phục sức khỏe trong khoảng thời gian này thì sẽ được nghỉ theo chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau theo đúng quy định của Pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục
do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Chế độ thai sản
Chế độ thai sản là chế độ BHXH dành cho các đối tượng lao động là lao động nữ có đủ điều kiện hưởng trợ cấp của chế độ thai sản. Người lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp theo đúng quy định của Pháp luật như: chế độ khám thai, ốm đau thai sản, nghỉ hưởng chế độ sẩy thai, phá thai, thai chết hoặc nghỉ hưởng chế độ sinh con, nghỉ hưởng chế độ các biện pháp tránh thai.
Đối với các trường hợp lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con dưới
6 tuổi. Nếu có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì họ được nhận hỗ trợ 1 lần từ BHXH với một khoản tiền bằng 2 lần tháng lương cơ sở trong thời gian nghỉ hưởng chế độ. Đối với trường hợp lao động nữ khi sinh con không đóng BHXH mà chồng tham gia thì khi đó người chồng sẽ được nhận hỗ trợ 1 lần
từ BHXH với khoản tiền bằng 2 lần tháng lương cơ sở trong thời gian người
vợ nghỉ sinh con.
Lưu ý: Đối với người lao động tham gia BHXH khi mang thai hộ và nhận nuôi con dưới 6 tuổi cũng sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm thai sản của BHXH.
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đây là chế độ dành cho người lao động tham gia BHXH không may bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ theo đúng quy định của luật BHXH thì người lao động sẽ nhận trợ cấp 1 lần hoặc theo tháng tùy theo mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
- Bị tai nạn và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:
- Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
Ngoài các trợ cấp bảo hiểm về thu nhập hàng tháng, người lao động còn được hưởng các trợ cấp về phương tiện đi lại, gậy chống, các công cụ sinh hoạt để nhằm giúp cho người lao động nhanh chóng khỏe mạnh.
Chế độ hưu trí
Đây là chế độ dành cho người lao động đến tuổi suy giảm sức khỏe lao động, không thể lao động theo quy định của tổ chức BHXH và đóng đủ 20 năm BHXH. Người lao động sẽ nhận được tiền hưu trí hàng tháng tùy thuộc
vào mức tham gia và khoản tiền đóng BHXH. (theo điều 54 và điều 55 Luật BHXH năm 2014).
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
- Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm
b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Về thời điểm hưởng lương hưu hoặc là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật; hoặc là tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội; hoặc là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
Chế độ tử tuất
Đây là chế độ dành cho những người tham gia BHXH khi bị tử vong. BHXH sẽ trợ cấp mai táng, hỗ trợ tử tuất hàng tháng và trợ cấp tử tuất mỗi tuần theo quy định của tổ chức, cơ quan BHXH.
Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Luật BHXH 2014 những người đang tham gia BHXH, hoặc đang bảo lưu thời gian đóng; tòa tuyên án là chết, trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
- Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
- Đang hưởng lương hưu;
- Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Căn cứ Khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014 quy định thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm nhằm hỗ trợ người lao động mất đi thu nhập hàng tháng do thất nghiệp. Điều kiện hưởng chế độ thất nghiệp khi người lao động đóng đủ quỹ thất nghiệp trong BHXH trên 12 tháng và trước
24 tháng kể từ ngày thất nghiệp. Trong khoảng thời gian 3 tháng kể từ khi thất nghiệp người lao động muốn nhận BHXH thất nghiệp phải làm hồ sơ và trình lên các tổ chức, cơ quan BHXH để được hưởng.
Trong thời gian thất nghiệp và chờ thủ tục thất nghiệp, người thất nghiệp phải chưa tìm được việc trong 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm phải phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp hàng tháng sẽ tính bằng 60% mức đóng khi tham gia bảo hiểm trước khi thất nghiệp 6 tháng.
D) Quyền và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội
*Đối với người lao động:
Người lao động được người sử dụng lao động tham gia BHXH và hưởng các chế độ BHXH theo quy định tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Được bắt buộc chủ sử dụng lao động cấp và quản lý các sổ BHXH của chính mình
và nhận lại khi không còn làm việc trong môi trường cũ. Người lao động nhận lương hưu và hưởng trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức chi trả sau:
- Đến trực tiếp các tổ chức, cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền hoặc các cơ quan được BHXH ủy quyền chi trả.
- Nhận chi trả BHXH thông qua tài khoản ngân hàng mà người tham gia đã khai báo.
- Nhận chi trả BHXH thông qua các tổ chức BHXH của công ty làm việc hay người sử dụng lao động.
Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm khi:
- Người lao động đang trong thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản hoặc nhận con nuôi.
- Người lao động đang hưởng chế độ hưu trí, hưởng lương hưu, suy giảm khả năng lao động.
- Người lao động hưởng BHXH do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc.
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau, bệnh tật phải điều trị dài hạn ở bệnh viện. Trong đón danh sách bệnh thuộc danh mục chữa trị dài ngày do BHYT quy định.
Người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay trợ cấp xã hội của BHYT. Được thăm khám định kỳ để kiểm tra về khả năng sức khỏe của người lao động. Được cung cấp thông tin về việc đóng BHXH 6 tháng một lần. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp về việc đóng, chế
độ và quyền được hưởng của BHXH. Người tham gia được khởi kiện, khiếu nại BHXH theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
*Đối với người sử dụng lao động:
Quyền lợi của người sử dụng lao động bao gồm:
- Được tố cáo, khởi kiện các tổ chức, cơ quan BHXH theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
- Được từ chối những yêu cầu không đúng quy định Pháp luật về BHXH khi sử dụng lao động.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
- Lập hồ sơ tham gia BHXH cho người lao động.
- Đóng BHXH hàng tháng cho người lao động. Trong đó khoản đóng BHXH là số tiền chủ sở hữu đóng và trích một phần từ lương của người lao động để đóng một lần theo quy định.
- Giới thiệu người lao động đi khám sức khỏe định mức theo định kỳ.
- Hợp tác cùng các cơ quan BHXH để trả chu cấp BHXH cho người lao động. Xác minh đúng thời gian người lao động tham gia BHXH khi người lao động nghỉ việc.
- Cung cấp thông tin chính xác về người lao động khi tham gia BHXH cho cơ quan BHXH luật pháp.
- Công bố thông tin tham gia BHXH cho người lao động theo định kỳ 6 tháng và 1 năm theo đúng quy định của Pháp luật.