III. PHẢN LOAI LÃI SUẤT TÍN DUNG THEO NGUỎN s ử DUNG
4. Các yếu tô" ảnh hưỏínu đến lãi suất;
4.2 Khả năng thanh tiêu
Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Không khó khăn lắm chúng ta có thể thấy rằng khả năng thanh tiêu lại cũng liên đới với thời gian đáo hạn của tài sản. Với những tài sản có thanh tiêu cao, lãi suâ't của nó thường thấp đến rất thấp. Ngược lại, những tài sản thanh tiêu kém thường có lãi suất cao hơn vì chi phí của nó cao hơn. Và cũng vì với thời gian dài, sự ổn định của tài sản sẽ tạo
ra lợi nhuận cao.
S^O^T^ỈÍ) : (ĩ)ào r ĩlỉi (Jhìuj. (Dưưnự. t^ĩrcuitỊ. 23
Jlu ậ n r()ủ n C7ir3/ íịíU ^ dừT) : & S-.(J)hcui Q ỉíịtìí' Jtlìn h
Biểu đồ 2 cho thấy quan hệ giữa lãi suất và khả năng thanh tiêu của các loại tài sản trên thị trường tiền tệ và tài chính của 7 nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới vào tháng 2 năm 1996. Xin lưu ý rằng tài sản này được tính theo giá trị trung bình. Ở mỗi nước, khoảng gần 400 tỷ USD là tiền mặt. Biểu đồ 2 cho thây loại tài sản có thanh tiêu cao nhất và chi phí thanh tiêu bằng 0, nhưng lãi suất của nó cũng bằng 0 (đoạn OA). Từ A đến B là các loại tài sản ngắn hạn. Khả năng thanh tiêu kém hơn và chi phí thanh tiêu cao hơn tiền mặt dần dần. Nhưng lãi suất của chúng cũng bắt đầu lớn hơn 0 và lớn dần tới khoảng 4% một năm (đoạn AB). Đoạn BC diễn tả về những tài sản dài hạn, có thanh tiêu kém nhất, và thanh tiêu càng kém thì lãi suất tài sản cao.
BIỂU ĐỎ2; QUAN HỆ GIỮA LÃI SUAT v à k h ả n ă n g t h a n h t i ê u c ủ a TÀI SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIEN t ệ (Tháng 2 năm 1996)
Lãi suất (% năm)
S tV & T õ : ^Oùo <Jlti777/ùa/ (D ương. ^cĩriuitị 2 4
jLLiuiu (V ă n ầợụ't Q flg h iớft __________ e / ỹ l C Í Í ) : C JcS S ò lu u i Q h ịtỡớ' M i n it
4.3 Tỉ lẽ lam phát trong nền kinh t ế :
Sự hình thành lãi suất không thể bỏ qua mối quan hệ của nó với tình hình lưu thông tiền tệ. Đây là mối quan hệ đã được thừa nhận về lý luận và được kiểm chứng qua thực tiễn các nước theo hướng : lãi suâ't tín dụng sẽ tăng cao trong các thời kỳ có tốc độ lạm phát tăng.
Ví dụ lãi suất mà ngân hàng thu được từ một dịch vụ cho vay hay đầu tư (điều này cũng hoàn toàn giông trong trường hợp người cho vay là nhân dân gửi tiền vào ngân hàng và ngân hàng là người vay) là 10% một năm. Với lãi suât ây, một khoản đầu tư hôm nay có giá trị 1.000.000 VNĐ sẽ tạo ra một khoản tiền lãi sau đúng một năm là:
RI = 1.000.000VNĐ * 10% = 100.000VNĐ
Cả vốn và lãi thu được vào thời điểm này sang năm sẽ là:
P2 = P l ( l + R l ) t v ớ i t = l P2 = 1.000.000 * 1,10 = 1.100.000VNĐ
Lạm phát sẽ làm bay hơi một cách vô hình lãi suất của các loại tài sản mà ngân hàng và nhân dân có được. Nếu trong cùng một đơn vị thời gian :
• Tỷ lệ lãi suất = Tỷ lệ lạm phát, thì lãi suất thực sự bằng 0 .
• Tỷ lệ lãi suất < Tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực sự là âm. Lạm phát càng lớn hơn lãi suất bao nhiêu, giá trị thực của lãi suất càng thấp bấy nhiêu. Giá trị của tài sản càng bị hao mòn dữ dội.
• Tỷ lệ lãi suất > Tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực sự lớn hơn không. Trong trường hợp này, đầu tư hoàn toàn có lợi. Lãi suất càng lớn hơn lạm phát,
lợi nhuận thực thu được càng lớn theo.
Chỉ có tình huống thứ 3 là được chấp nhận nhất. Cho nên khi ngân hàng, hoặc nhân dân, đầu tư hoặc cho vay, người ta thường quan tâm đến lạm phát để luôn luôn đảm bảo rằng lãi suất đầu tư phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Hay nói cách khác, lãi suất đầu tư phải ở mức từ tỷ lệ lạm phát trở lên.
Mặt khác, trong những thập niên gần đây, Chính phủ các nước đã biết vận dụng đa dạng các công cụ điều tiết vĩ mô để có thể kiểm soát được tốc độ lạm phát, giữ cho nó tỷ lệ phù hợp với yêu cầu tăng trưởng nền kinh tế, do có cùng với
xu hướng lạm phát ở các nước giảm thì lãi suất tín dụng có chiều hướng giảm liên tục ...
: <Vă(ị ÇJlù ÇJfátj <Dươnụ. Ç Jriuuj 25
Jin â u r()ú n ÇJôt QtạhiỘỊL q r o j t f û : Ç JSSphan (ÌÌÍỊỌO /¡finit
Lạm phát và những thay đổi về tỷ lệ lạm phát dự kiên có tác động đáng kê đến cơ câu và mặt bằng lãi suât. Bởi tỷ lệ lạm phát là thước đo sự thay đôi vê giá tiêu dùng (CPI: Consumer Price Index), có nghĩa là nó đo lường những thay đổi về sức mua của thu nhập tiền lãi và tích sản tài chính khác. Các nhà đầu tư thường bao giờ cũng quan tâm đến sức mua thực tê của đồng tiền. Họ không bằng lòng với thu nhập tiền lãi tăng lên nếu khoảng tăng đó nhỏ hơn khoảng tăng lên về giá cả hàng hóa và dich vụ thường mua. Ngoài ra, phần lớn các nhà đầu tư đều quan tâm tới sô thu nhập trừ thuế (hoặc điều chỉnh theo lạm phát) của mỗi chứng khoán. Những thay đổi về tỷ lệ lạm phát dự kiến ảnh hưởng đến môi quan hệ giữa lãi suât của các chứng khoán chính phủ và công ty bị đánh thuế và lãi suât của các chứng khoán miễn thuế. Do các nhà đầu tư dự kiến mức thuế sẽ tăng lên, họ sẽ bán các trái phiếu và giá các trái phiếu đó sẽ hạ xucmg nên lãi suất của các trái phiếu đó tăng lên. Những thay đổi về tỷ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa lãi suất của các chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Khi tỷ lệ lạm phát tăng, các nhà đầu tư phải thận trọng hơn trong việc đầu tư vào các chứng khoán dài hạn vì rằng giá của chúng sẽ giảm khi tỷ lệ lạm phát tăng. Kết quả là lãi suất chứng khoán dài hạn nhất thiết phải tăng so với lãi suất chứng khoán ngắn hạn. Bởi vì, các nhà đầu
tư nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát còn có thể đòi hỏi lãi suất cao hơn nữa nhằm bù đắp sự giảm sút về sức mua của các khoản trả lãi gắn liền với quyền sở hữu các trái phiếu dài hạn.
Thêm nữa, tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng có thể dẫn đến sự giảm sút lãi suất của các trái phiếu công ty so với lãi suất của trái phiếu chính phủ và của những trái phiếu công ty có nhiều rủi ro so với lãi suất của những trái phiếu công ty ít rủi ro.
Lý do chủ yếu là khả năng công ty phá sản giảm bớt khi tỷ lệ lạm phát tăng, do tỷ
lệ lãi danh nghĩa không tăng nhanh như tỷ lệ lạm phát nên kết quả là các doanh nghiệp cảm thấy dễ dàng hơn nhiều trong việc trả lãi các khoản nợ của họ.
Nhìn chung thay đổi về lãi suất phản ánh thay đổi về tỷ lệ lạm phát, thông thường có chậm hơn và đôi khi chậm hơn đáng kể. Do có sự chậm trễ đó nên lãi suất thực tế, hoặc lãi suất điều chỉnh theo lạm phát có thể giảm sút mặc dù lãi suất danh nghĩa hoặc lãi suất thị trường tăng. Một điều đáng mừng là thành tựu lớn nhất trong cải cách hệ thông tài chính tiền tệ Việt Nam chính là đã thành công trong việc đẩy lùi và khống chế, kìm giữ lạm phát từ 774%/năm 1986 giảm xuống 67% năm 1991 ; 12,7%/năm 1995 ; 3,6%/năm 1998 ; vài năm gần đây giữa năm 2003 lạm phát đang ở mức 4%.
4.4 Rủi ro ;
Ngoài khả năng thanh tiêu (liquidity), rủi ro (risk) cũng là nhân tổ’ làm tăng hoặc giảm lãi suất tài sản của ngân hàng và nền kinh tế. Nhân tố- này hình thành loại chi phí rủi ro mà ngân hàng và các nhà đầu tư khác phải tính đến cho các
STễầT7ễ : ^f)ựo ầJhi ầ Jliựij. JDtM nif ầ ùrajuj, 26
Ẩ ltíản (J)ăti Ç Jiiit O ltjkikfL g r o w z> : / p i t a n Qỉíịọ c M in i ị
trường hợp vốn đầu tư bị mât giá, vôn không thu hồi được vì nơi nhận đầu tư bị phá sản, vỡ nỢ, lợi tức trở nên âm vì giá cả tăng nhanh ... Với các loại tài sản có như chứng khoán, khi giá cả của nó tăng nhanh lên xấp xỉ giá trị bề mặt (P1 gần bằng P2), lãi suất của nó bị bay theo cung cầu thị trường.
Để đề phòng các trường hợp trên, các NHTM Âu - Mỹ đưa ra các loại lãi suất rủi ro (interest rate risk) áp dụng cho các loại tài sản có phiêu an toàn, hoặc những loại tài sản có đáo hạn quá dài.
Gọi lãi suất thực tính là R l, lãi suất rủi ro là R2, vốn phải đầu tư hôm nay là P1 vốn thu về trong tương lai cộng với tiền lãi là P2, thời gian đầu tư (hoặc cho vay) là t (năm hoặc tháng ...) ta có:
P2
P1 = ---
(1 RI + R2)‘
Các ngân hàng hiện đang tính lãi suất RI cho các dịch vụ đầu tư bình thường
là 12% một năm. Có một dịch vụ đầu tư với thời gian 3 năm. Giả định rằng ngân hàng muôn tính lãi suất rủi ro trong mỗi năm cho vay thêm 12% (đề phòng sự trượt giá của dòng tiền hoặc phải chi phí cho nợ khó đ ò i...). Lúc đó, 1.000.000 VNĐ vốn
sẽ thu hồi vào 3 năm sau cùng với tiền lãi sẽ cần chỉ một khoản đầu tư là :
1.000.000 P1 = --- --- —
(1 + 0,12 + 0,13)3
Ở các nước đang phát triển hiện nay, lãi suất rủi ro di động từ 5% đến 15% một năm cho các khoản đầu tư ngắn hạn (cho vay hoặc mua trái phiếu ...). Ngược lại, trái phiếu của các công ty nhỏ, chưa có tên tuổi có lãi suất rủi ro cao hơn các loại tài sản có nói trên từ 1 đến 6% mỗi năm. Chi phí rủi ro tạo cho lãi suất trở thành một phạm trù và được tính toán sòng phẳng trong việc quản lý lãi suất tại các NHTG.
)'~T7ỈC) : (-Đào ầJhi ầợl'tựtj, ^OitơmỊ ầJruuuj. 2 7
Jliu u i (V ă ti (Jo t Q líjk iịfL ______Cịr( ) lt / Í) : m s/p h a n QiíỊỌỌ JH in lt