Từ năm 1986 việc thực hiện chính sách lãi suất đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn mang nội dung và mục đích khác nhau. Kinh nghiệm vận hành chính sách lãi suất tích luỹ được khá phong phú. Khác với thời kỳ k ế hoạch hoá tập trung, chính sách lãi suất cứng nhắc bị áp đặt theo kiểu hành chính, có lúc triền miên
“thực âm ” lãi suất do bao cấp tín dụng phổ biến. Bước vào những năm đầu thời kỳ đổi mới, Việc Nam đã thực thi chính sách tình thế, thả nổi lãi suất và coi đó là một trong những phương thuốc đắng “cực chẳng đ ã ” buộc phải sử dụng để chửa trị căn bệnh lạm phát phi mã lúc bây giờ. Tất nhiên “thả nổi” lãi suất một cách thụ động trong lúc thiếu điều kiện cho sự vận hành bình thường và quản lý tốt thị trường tiền
tệ là hết sức mạo hiểm trong điều hành tiền tệ, đưa đên thiệt hại nhât định cho nền kinh tế.
45n
4(ý
3&ị
3ự
25
20:
15
1ự
5-
Đồ THI: Chỉ số' tiết kiệm, lãi suất danh nghĩa trung bình, lãi suất thực
(thời kỳ 1991 - 1997)
n ***” ôSa 3 ế m W ầ ~~ r
Tiết kiêm (%GDP) L/S d.nghĩa (%năm)
..— ...—1--- --- r
ư s thưc (% năm) CPI (% năm)
■ 1991 01992 ■ 1993 0 1994 ■ 1995 0 1996 ■ 1997 01998
<Sr()~T3(>: rD tìo T/í/ <77fótj, (D ươtựi $Jrajụf 30
Ấíiuĩn rO ăn CJô t OlụhìỀệL C ịa ) ltm : 'I S /p lu u i QhịiuUIUnk
Mức thực dương phi thực tế (năm 1991 lãi suất thực là 25,6%, năm 1992: 17,9%) đã kích thích nạn đầu cơ tiền tệ, gây khan hiếm tiền mặt trong lưu thông và làm tê liệt hoạt động tín dụng, đầu tư phát triển.
Từ năm 1993, lãi suất được linh hoạt từng bước, bảo đảm nguyên tắt thực dương từng phần. Lãi suất thực giảm dần cùng vơí tô"c độ đi xuống của lạm phát, vừa đảm bảo khuyến khích tiết kiệm, vừa hướng tới đẩy mạnh đầu tư vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Từ năm 1996, bằng thành quả đẩy lùi, kiềm chế được lạm phát
ở mức thấp một chữ sô" (năm 1996 là 4,5%, năm 1997 : 3,7%) trong lúc kinh tế vẫn tăng trưởng cao (GDP bình quân thời kỳ 1990 - 1996 là 8,7%/ năm) đã cho phép thi hành chính sách lãi suất thực dương rộng hơn, gắn liền với những bước điều chỉnh tương đôi đồng bộ và toàn diện lãi suất cả về mặt bằng, cơ câu cũng như các loại hình lãi suất huy động tiền gởi, tiết kiệm và cho vay (bao gồm nội tệ lẫn ngoại tệ).
Từ đó đến nay, chính sách lãi suất bắt đầu linh hoạt hơn với các mức lãi suất trần
về huy động và cho vay. Thậm chí cả về mức chênh lệch bình quân giữa lãi suất cho vay và huy động cũng được áp dụng gần 2 năm 1996 - 1997 và chính thức huỷ
bỏ vì bâ"t hợp lý vào quý 1/1998. Tựu trung, có thể rút ra một sô" nhận xét về chính sách lãi suất của Việt Nam lâu nay như sau :
Thứ nhất, chúng ta đã liên tục theo đuổi một chính sách lãi suất chủ động từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Chính sách lãi suâ"t và theo đó là cơ câu các loại lãi suất khi được định hình đúng đắn đã có tác động trực tiếp tới môi trường hoạt động
và phát triển của hệ thông tài chính Việt Nam.
Thứ hai, chế độ kiểm soát lãi suất cứng nhắt đã dần dần được nới lỏng, các mức lãi suất quy định cụ thể theo mục đích và ngành kinh tế đã được xoá bỏ, để dành quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại (NHTM) trong một mức độ linh hoạt nhất định khi thực hiện chính sách lãi suất.
Thứ ba, thực tê" đang đặt ra chừng nào có được loại hình lãi suất chủ đạo (hiểu chung là lãi suất cơ bản), đồng thời xây dựng được cơ chê" đảm bảo mức độ bao quát và cách thức can thiệp linh hoạt của NHNN đôi với quan hệ cung - cầu vốn, tiền tệ trong nền kinh tế, thì lúc đó mới kiểm soát tổng lượng tiền trong lưu thông.
Thực tê" cho thây còn nhiều tồn tại xoay quanh chính sách lãi suất hiện hành.
Dù có biện minh cho việc kiểm soát lãi suất trong những điều kiện nhất định vì mục tiêu của chính sách tiền tệ thì vẫn không tránh khỏi gây ra những thiệt hại xét trên tổng thể nền kinh tế. Điều này từng khuyến khích sự vay mượn, chiếm dụng vô"n lòng vòng, trốn tránh kiểm soát của NHNN, làm méo mó chê" độ lãi suất quy định. Mức độ toàn dụng vốn trong nền kinh tê" thấp, tích đầu cơ thực lợi và cạnh tranh bất tương xứng về lãi suâ"t còn phổ biến, vô"n bị sử dụng còn lãng phí, kém
tS^()'~ĩ7ỉ(> ỉ íOão £77/z C77/f/{/ (Dươtiự. 31
M uôn. (V tu i ^ ĩôt Q ĩạỉùỀ Ịí ^ÍO^SỪT) : Í7 á . fj)lta n Q ĩạ o e JHinh
hiệu quả. Chuyển lãi suất trần là một bước tiến bộ, song lãi suất cũng chưa phản ánh đúng quan hệ cung - cầu vốn của nền kinh tế. Một biểu hiện rõ nhất là NHNN
áp đặt lãi suất chung của nền kinh tế chứ chưa phải được hình thành theo đúng tín hiệu thị trường, thông qua một số tham số chủ chốt : lãi suất tín phiếu, trái phiếu kho bạc, lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất giao dịch hợp đồng mua đứt, bán đoạn hay mua bán kỳ hạn, lãi suất chiết khấu, cầm cô", thế chấp tài sản ... nhìn chung lãi suất chưa bao quát đủ mức rủi ro tiền tệ thông thường. Bằng chứng là lãi suất huy động, cho vay của nhiều ngân hàng thường xuyến “vượt hàng” và “đội trần”, lãi suất cho vay cuối cùng đến doanh nghiệp và người nông dân còn cao do xuất hiện “phí trung gian” khi vay vốn. Mặt khác lãi suất thường thiếu quan hệ khăng khít với xu hướng diễn biến tỷ giá hốì đoái, trong lúc thường xuyên bị trói buộc hết sức cứng nhắt bởi “vòng kim cô” chỉ sô" giá C P I...
Với xu hướng này, đến lúc nào đó trần lãi suất chỉ còn có ý nghĩa tượng trưng, còn hiện tại đã và đang ây trở ngại nhâ"t định cho việc điều hành chính sách tiền tệ. Quy định lãi suất hiện hành bỏ sót việc đưa vốn tới các dự án hứa hẹn mang lại nhiều khả năng sinh lời lớn, lâu dài (như một sô" dự án đầu tư vào nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến hải sản, công nghệ bậc cao, sinh học, hoá
c h ấ t...) ngược lại không ít dự án, phương án có mức rủi ro thấp, mức sinh lời không cao, nhưng lại tạo nhiều việc làm ... vẫn khó tiếp cận vô"n ngân hàng (như các dự án trồng rừng, xây dựng hệ thông thuỷ nông nội đồng, giao thông nhỏ, gia công hàng xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ) tần lãi suâ"t mâu thuẫn ngay với hạn mức tín dụng â"n định đến từng món vay, loại vay ở chỗ cho vay ít, cho vay nhiều, thậm chí cho vay vượt hạn mức tín dụng đều không có phân biệt về lãi suất, v ốn tín dụng thì ít, lại luôn bị cho vay rải mành, phân tán nên kém hiệu quả (kể cả vô"n cho vay trung, dài hạn). Nói khác đi trần lãi suất gò bó tính chủ động linh hoạt trong kinh doanh của từng ngân hàng thương mại. Từ đó rất khó giải quyết hài hoà mốì quan hệ ba chiều
về lãi suất thường xuyên mâu thuẫn nhau : giữa người gởi tiền, ngân hàng và người
đi vay là các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều mức lãi suất khác nhau trên thực tế, lại có hiện tượng lạm dụng lãi suất ưu đãi tràn lan trong vòng hai năm nay. Do đó yêu cầu hạn chê", dở bỏ mọi áp đặt, can thiệp, kiểm soát hành chính về lãi suất là tấc yếu khách quan. Mục tiêu là phải để thị trường tự quyết định lãi suất thích hợp cho nó (cũng là nền kinh tế). Dựa vào đó, NHNN can thiệp một cách gián tiếp vào thị trường tiền tệ mới thực hiện được linh hoạt, đúng hướng và có hiệu quả.
Cùng với quá trình cải cách, chuyển đổi hệ thông ngân hàng sang cơ chế thị trường liên tục hơn 10 năm qua, Việt Nam đã nhiều lần điều chỉnh cơ chê" điều hành lãi suất. Việc cải cách lãi suất ở Việt Nam được thực hiện theo cách dần dần loại bỏ các quy định mang tính hành chính đôi với lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) để từng bước tiến tới một cơ chê" lãi suất có tính thị
SSU&TÔ : ^Đào C 77f/ &hìuj.: ^Dưưnụ 32
ẨLiuĩn r()ãn & ố t Q tạ h iê p . Cịr( )lC /í) : <J&.<J)Iuul Q ỉạọti M ỉn k
trường hơn. Đặc biệt, từ ngày 01-6-2002, lãi suất đồng nội tệ dường như chính thức được tự do hoá hoàn toàn khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thực hiện cơ chế này “ TỔ chức tín dụng xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung cầu vốn trên thị trường và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng vay là các tô chức pháp nhân và cá nhân Việt Nam, pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam’’. Phản ứng của các nhà khoa học lúc đầu là bàn luận về thời điểm tự
do hóa lãi suất. Tuy nhiên từ cuối năm 2002 đến nay lãi suất huy động nội tệ liên tục tăng dường như đó là cuộc chạy đua lãi suất gay gắt giữa các NHTM. Diễn biến này đã làm dấy lên những quan ngại và người ta đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau. Việc nghiên cứu xem diễn biến như vậy có phù hợp với các quy luật vận động tiền tệ hay không ? Nguyên nhân của hiện tượng này là ở đâu ? Nó tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam ? Diễn biên trong thời gian tới như thê nào ? Phản ứng của các nhà lập chính sách ra sao ? Đang là những câu hỏi thu hút
sự quan tâm của công chúng.
Từ cuối năm 2002 đến giữa tháng 2-2003, hầu hết các THTM đều thiêu vôn ngắn hạn. Điều này được thể hiện qua nhu cầu tái cấp vốn tại NTNN gia tăng. Thông qua nghiệp vụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, NHNN đã cung ứng hàng nghìn tỷ đồng cho thị trường. Song từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4, phần lớn các NHTM lại thừa vốn ngắn hạn, thế là lại đầu tư vào trái phiếu kho bạc (TPKB)
và tín phiếu Ngân hàng Nhà nước (TPNHNN) với lãi suất từ 4,5% đến 6,25%. Trong khi đó lãi suất huy động vốn bình quân cho kỳ hạn trên 1 năm là khoảng 8%/năm. Như vậy, xét trên bình diện cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn thì hiện nay các NHTM trong nước đang thiếu vốn trung và dài hạn, trong khi thừa vốn ngắn hạn. Chính vì điều đó, các NHTM đã tung một loạt các “chiêu thức” huy động vốn trung và dài hạn rất sáng tạo và thể hiện tính linh hoạt, năng động của mình. Trong
đó, bao gồm đa dạng hóa phương thức huy động, nâng cao lãi suất kèm theo các hình thức khuyến mãi hấp dẫn và tuyên truyền quảng cáo dồn dập - như : Ngân hàng Ngoại thương thực hiện chính sách lãi suất tiền gửi càng cao khi khách hàng gửi sô" tiền gửi càng lớn ; Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế ; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và nhiều NHTM khác (thực hiện chương trình lãi suất luỹ tiến, thời hạn gửi càng lâu lãi suâ"t càng lớn). Thêm vào đó
là tặng quà cho khách hàng, quay sô" dự thưởng, gửi 1 nơi rút nhiều nơi (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu t ư ...) Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
tỏ ra là Ngân hàng đi đầu trong các hình thức huy động vô"n.
Trong bôi cảnh thiếu vốn trung và dài hạn, việc tặng lãi suất huy động vô"n ngắn hạn để thu hút luồng vô"n này cũng đang được các NHTM ráo riết thực hiện. Theo quy định hiện hành của NHNN, NHN0 & PTNT được phép sử dụng tôi đa không quá 30% vô"n ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Còn các NHTM khác tỷ
lệ này là 25%. Để tận dụng triệt để sự cho phép này, việc các NHTM ra sức huy
SNJ'rTJõ : (D ào £7ítỉ £7'hÙỊỊ, ^ũưưuụ TỉrantỊL 33
ẨU till I r()dn Çjô't Q lijh iê/ L ^ Í Ô V Ừ D : ÇJS. rp it a n Q íạ/ỉe J llù tlt
động vốn ngắn hạn để chuyển đổi kỳ hạn sang cho vay trung và dài hạn là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, do khả năng quản lý kỳ hạn của các NHTM trong nước còn hạn chế, nên việc sử dụng vốn ngắn hạn để vay trung và dài hạn có thể gây ra rủi ro lớn nếu các NHTM không có biện pháp tăng cường năng lực quản lý một cách nghiêm túc.