CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
2.1. Tổng quan về đơn vị thực tập
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Là người giúp việc cho Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức
doanh nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ cho từng phần hành theo đúng chế độ kinh tế tài chính như: chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế
độ sổ kế toán, chính sách thuế..., đôn đốc kiểm tra các phần việc của từng phần hành kế toán,giám sát và ký duyệt các chứng từ kinh tế phát sinh, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các phần hành liên quan, lập báo cáo tài chính và báo cáo một cách kịp thời cho Giám đốc và các cơ quan quản lý cấp trên đúng chế độ chính sách kế toán.Tổ chức kiểm tra kế toán. Phân tích các hoạt động kinh tế tài chính của Công ty nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả, hiệu quả
kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp các số liệu của các kế toán
viên, cuối tháng làm báo cáo tài chính sau đó đưa kế toán trưởng duyệt.
Kế toán thuế, vật tư: chịu trách nhiệm, tính toán đúng đắn, chính xác
thuế, vật tư. Kê khai thuế đầu vào, quyết toán vật tư hàng tháng cho các bộ phận.
Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình doanh thu, công nợ bán hàng của
Công ty. kê thuế đầu ra.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm: có trách nhiệm ghi chép, tính toán các
khoản tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, quyết toán lương hàng tháng, quý, năm.
Thủ quỹ: theo dõi chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, tổng kết việc thu
chi hàng ngày, kiểm tra quỹ thường xuyên, đối chiếu thu chi với kế toán để kịp thời phát hiện những sai sót.
Quan hệ đối ứng
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán
( Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần NZ VIệt Nam)
2.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần NZ Việt Nam
a. Chính sách kế toán áp dụng
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: Từ ngày 01/01/2015, Công ty
đưa vào áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo TT200/2014- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán: Doanh nghiệp áp dụng bắt đầu vào ngày 01/01 và kết
thúc vào ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ).
Phương pháp thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
Nguyên tắc ghi nhận và các phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Tính
theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán theo phương pháp
Kế toán bán hàng
Kế toán tiền lương và bảo hiểm
Thủ quỹ
Kế toán thuế,
vật tư
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp thực tế đích danh
Nguyên tắc kế toán nợ phải thu: Theo từng đối tượng, kỳ hạn còn lại
tại thời điểm báo cáo.
Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay: Ghi nhận
vào chi phí tài chính.
Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu: Ghi nhận theo vốn góp thực tế. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Hình thức kế toán nhật ký
chung.
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
b. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo thông tư số 200/2014/TT- BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, các chứng từ kế toán công ty sử dụng chủ yếu:
Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT)
Phiếu nhập kho (mẫu 01 – VT)
Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho
Hóa đơn GTGT
Bảng chấm công
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Hình thức kế toán nhật ký chung với phần mềm Misa Accounting
Để đảm bảo xử lý nhanh chóng, cung cấp thông tin chính xác kịp thời, công ty đã áp dụng phần mềm kế toán máy Misa Accounting.
❖ Giới thiệu về phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty
Công ty lựa chọn Misa Accounting để hỗ trợ cho công tác kế toán tại
Công ty vì Misa Accounting có một số ưu điểm so với các phần mềm kế toán khác. Đó là:
Về nghiệp vụ kế toán :Misa Accounting có đầy đủ các nghiệp vụ kế
toán với các phân hệ sau: Kế toán tổng hợp, kế toán vốn bằng tiền, kế toán
bán hàng,...
Về hệ thống sổ sách: Misa Accounting đáp ứng đầy đủ hệ thống sổ sách
kế toán theo các thông tư mới nhất do bộ tài chính ban hành, và theo các hình thức ghi chép mà người sử dụng có thể lựa chọn (Nhật ký chứng từ, nhật ký
chung, chứng từ ghi sổ).
Về hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo thuế: Misa Accounting đáp
ứng đầy đủ nhất các báo cáo như: BCĐKT, BCKQHĐKD, bảng phân tích tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền... theo thông tư, quyết định mới nhất do bộ tài chính ban hành và cung cấp chức năng sửa mẫu biểu, cách thức nhặt số liệu của từng loại báo cáo cho người sử dụng có thể dễ dàng khai báo cách nhặt số liệu.
Màn hình giao diện của phân hệ tổng hợp trong phần mềm kế toán Misa
Accounting đang ứng dụng tại Công ty:
Hình 2.1: Giao diện phần mềm kế toán MISA công ty sử dụng