Nguyên tắc, phương pháp xác định doanh thu, chi phí tại Công ty Cổ Phần Nz Việt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần NZ việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

2.2. Thực trạng kế toán BH và XDKQKD tại công ty Cổ Phần Nz Việt Nam

2.2.3. Nguyên tắc, phương pháp xác định doanh thu, chi phí tại Công ty Cổ Phần Nz Việt Nam

2.2.3.1. Nguyên tắc, phương pháp xác định doanh thu tại Công ty Cổ Phần

Nz Việt Nam

Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi

đồng thời thoả mản tất cả 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Thời điểm ghi nhận doanh thu: Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ và quy

định của chuẩn mực VAS 14, kế toán xác định thời điểm ghi nhận doanh thu

là vào thời điểm phát hành hoá đơn GTGT.

Đối những hợp đồng dịch vụ tiến hành và hoàn thành trong một kì, việc ghi nhận doanh thu căn cứ vào hợp đồng kinh tế và hoá đơn giá trị gia tăng. Tuỳ từng hợp đồng dịch vụ để công ty đưa ra phương pháp xác định doanh thu khác nhau. Tuy nhiên việc xác định doanh thu quan trọng nhất là dựa trên thời điểm chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Thời điểm xác định doanh thu xác định dựa trên hóa đơn; dựa theo hợp đồng kinh tế thể hiện nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền lợi của từng bên.

2.2.3.2. Nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí tại công ty CP Nz Việt

Nam

Chi phí là những khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời

điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa, bao gồm Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí khác,...

- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

- Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho. Khi xác định khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho bị giảm giá cần phải trích lập dự phòng, kế toán phải loại trừ khối lượng hàng tồn kho đã ký được hợp đồng tiêu thụ (có giá trị thuần có thể thực hiện được không thấp hơn giá trị ghi sổ) nhưng chưa chuyển giao cho khách hàng nếu có bằng chứng chắc chắn về việc khách hàng sẽ không từ bỏ thực hiện hợp đồng và loại trừ hàng tồn kho dùng cho sản xuất sản phẩm mà sản phẩm được tạo ra từ những hàng tồn kho này có giá bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm.

- Đối với phần giá trị hàng tồn kho hụt, mất mát, kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường nếu có).

- Các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán.

- Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định của pháp Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

- Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình

sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới

thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng,; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax,…); chi phí bằng tiền khác.

- Chi phí QLDN bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhận viên bộ phận QLDN (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,…); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng…).

Hình 2.8: Bảng thanh toán tiền lương tháng 11/2020 phòng kế toán

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần NZ việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kế toán (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)