BỌ GẬY AEDES
1.2.1. Đặc điểm và s phân bố muỗi Aedes aegypti
Ae. aegypti phân bố trong vùng nhiệt đới và ôn đới của các Châu lục
(giữa 450 vĩ tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam). Độ cao có mặt từ 0 đến 1200 m, một ít quần thể có mặt đến độ cao 1800m [15]. Tại Việt Nam, muỗi Aedes
phân bố ở hầu hết các tỉnh/thành phố, tuy nhiên mật độ cao và chiếm ƣu thế hơn ở các tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây nguyên. Tại miền Bắc Ae. aegypti chủ yếu tập trung ở thành phố, đến các đồng bằng ven biển và các
làng mạc gần đường giao thông [16]. Thường là những nơi có dân cư đông đúc, có nhiều dụng cụ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, mặt khác do biến đổi khí hậu và tốc độ kinh tế đang phát triển nên việc đô thị hóa không đồng bộ như; cấp thoát nước chưa đầy đủ, vệ sinh môi trường kém, sự chủ quan của một số người dân đã làm cho vùng phân bố của Ae. aegypti ngày càng mở
rộng. Muỗi Ae. aegypti trưởng thành rất dễ nhận biết, với kích thước trung
bình, chân và bụng có các khoang đen trắng rõ rệt. Thân có nhiều vẩy trắng
14
bạc tập trung thành từng cụm hay từng đường trên mình muỗi. Vòi không có băng trắng, đỉnh pan trắng. Trên mặt lưng ngực có hai đường vẩy màu trắng bạc phình ra, nhƣ hai nửa vòng cung ôm hai bên lƣng nhƣ hình đàn lia. Trên mặt lưng bụng ở gốc các đốt II đến VIII đều có những đường vẩy ngang từng đốt, gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ
V trắng hoàn toàn, nên thường gọi là muỗi vằn [6, 17]. Ae. aegypti sống trong nhà gần người, thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu và có độ cao từ 2 mét trở xuống nhƣ, các vật dụng ƣa thích nhƣ: vải quần áo, chăn màn, túi xách. Trên các vật dụng cứng: gầm bàn có người thường làm việc, ghế salon [18]. Số liệu thống kê của văn phòng SXHD khu vực miền Bắc, (71%) số muỗi thu thập đƣợc đậu trên các vật dụng đƣợc làm từ vải, (7%) ngay tại ổ bọ gậy nguồn, (7%) ở vật dụng làm từ gỗ, (6%) ở dây phơi, còn lại rất hiếm khi muỗi Ae. aegypti trú ngụ tại các vật dụng như vách tường, sắt, nhựa và đồ sành [2].
1.2.2. Muỗi Aedes albopictus
Muỗi Ae. albopictus hiện nay đƣợc xem là loài muỗi xâm lấn cao nhất trên thế giới, chúng phân bố ở nhiều Châu lục nhƣ: Châu Á, châu Mỹ, châu
Âu, Châu Phi và đặc biệt phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của các Châu lục [19]. Ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn, thành thị
và hiện nay đã phân bố ở miền núi, nơi có nhiều khu vực cây cối um tùm. Muỗi Ae. albopictus trưởng thành có kích thước trung bình, màu đen, toàn
thân có nhiều đốm trắn. Đặc điểm nhận dạng ở trên phần lƣng ngực có một đường vẩy nhỏ màu trắng xếp lại với nhau tạo thành đường thẳng. Chúng thích đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước ngoài nhà và trứng có khả năng chịu hạn tốt và tồn tại nhiều tháng qua mùa đông lạnh. Muỗi Ae. albopictus trưởng thành có đặc điểm sống và thích nghi ở ngoài nhà, ít khi bay vào nhà để hút máu, chính vì vậy vai trò truyền bệnh của chúng ít hơn muỗi Ae. aegypti [20]. Muỗi Ae. albopictus có khả năng phát tán xa hơn so với Ae. aegypti, trung
bình của muỗi cái Ae. aegypti và Ae. albopictus tương ứng là 35,3m và 50,6m
từ điểm phóng thả trong vòng 7 ngày và khả năng phát tán tối đa trung bình 150m, trong nhiều nghiên cứu cho thấy muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và
Ae. albopictus tương ứng là 100m và 180m [4, 21].
15
Muỗi Aedes thường đẻ trứng ở những nơi nước sạch chứa trong lu vại,
bể, lọ hoa, phuy nước, chậu cây cảnh, chai lọ, vỏ dừa, lốp ô tô cũ, máng nước, hoặc ở các hốc cây, kẽ lá…trong và chung quanh nhà những nơi râm mát, bọ gậy ưa nước có độ pH hơi axít, nhất là nước mưa. Chúng đẻ trứng rời rạc, từng chiếc một ngay trên hoặc gần sát với mặt nước, nơi có mực nước lên xuống xung quanh thành vật chứa. Muỗi Aedes cũng giống nhƣ nhiều giống
và loài muỗi khác giữa con đực và con cái về đặc điểm dinh dƣỡng. Để sống
và phát triển con cái phải hút máu (người, động vật), còn con đực không hút máu mà chỉ hút nước, nhựa cây hay dịch hoa quả để tồn tại và phát triển. Tuổi thọ trung bình của muỗi Aedes khoảng 25-30 ngày ở ngoài tự nhiên và 30 –
40 ngày (phòng thí nghiệm) [22, 23].
Hình 1.1. Muỗi Aedes trưởng thành
Nguồn: Khoa Côn trùng kiểm dịch Viện Pasteur-Nha Trang
1.2.3. Phân loại khoa học của muỗi Aedes tron n ành chân đốt
Trên thế giới có khoảng 3.000 loài muỗi đƣợc chia thành 39 giống và
135 phân giống. Giống Aedes (Diptera: Culicidae) có khoảng 700 loài và chia thành nhiều phân giống trong đó có hai phân giống Aedes và Stegomyia. Ở
Viêt Nam có hai loài muỗi Aedes là Aedes aegypti và Aedes albopictus [24]
xuất hiện phổ biến đƣợc phân loại theo bậc nhƣ sau:
16
Giới: Động vật (Animalia)
Ngành: Chân khớp (Arthropoda)
Lớp: Côn trùng (Insecta)
Bộ: Hai cánh (Diptera)
Họ: Muỗi (Culicidae)
Phân họ: Muỗi Culicinae
Giống: Aedes
Loài: Ae. aegypti Linnaeus, 1762; Ae. albopictus Skuse, 1894
1.2.4. Vòn đời của muỗi Aedes
Hình 1.2. Vòng đời của muỗi Aedes. Nguồn: Khoa Côn trùng kiểm dịch
Viện Pasteur-Nha Trang
Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn phát triển: trứng, lăng quăng/bọ gậy, quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Giai đoạn trứng, bọ gậy và quăng ở dưới nước và khi thành muỗi trưởng thành chúng sống tự do trên môi trường [25].
Giai đoạn trứng: Muỗi đẻ trứng ở thành dụng cụ nơi mặt nước dao
động, trứng muỗi Aedes có màng dày và chúng đẻ riêng lẽ từng quả một. Mỗi
17
lần đẻ khoảng 50-100 trứng và gặp điều kiện thích hợp thì khoảng 2-3 ngày là chúng nnỏ ra bọ gậy. Trứng muỗi Aedes có tính kháng cao và có thể tồn tại trong tự nhiên từ 2-3 năm và có thể sống sót từ mùa khô đến mùa mƣa và chỉ cần có ít nước, trứng có thể nở thành bọ gậy, sau đó phát triển thành quăng rồi muỗi trưởng thành trong một thời gian ngắn [26].
Giai đoạn bọ gậy: Giai đoạn này, bọ gậy trải qua 4 lần lột xác từ tuổi 1
đến tuổi 4 và thời gian kéo dài 4 - 8 ngày, sau mỗi lần lột xác bọ gậy phát triển lớn dần lên. Từ tuổi 1 đến tuổi 3 bọ gậy hoạt động liên tục để tìm kiếm thức ăn nhƣ những sinh vật: vi tảo, đơn bào và một số chất hữu cơ… Chúng hô hấp bằng cách di chuyển lên mặt nước để lấy ôxi. Đối với môi trường nhiều chất hữu cơ như nước cống thì hoàn toàn không thích hợp với chúng, chúng ưa thích loại nước có độ pH hơi acid, thích nhất là nước mưa, nước máy, nước giếng. Bọ gậy không thể sống ở nhiệt độ dưới 10OC hay trên 45OC [21]
Giai đoạn quăng/nhộng: trong lần lột xác thứ 4 bọ gậy phát triển tiếp qua giai đoạn nhộng/quăng. Nhộng có hình dấu phẩy, thường nỗi lên trên mặt nước xung quanh thành vật chứa và di chuyển nhanh xuống đáy mỗi khi có tiếng động nhẹ. Thời gian phát triển của quăng khoảng 2 - 3 ngày.
Giai đoạn muỗi trưởng thành: muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác
nhộng từ một vết nứt ở dọc lƣng và chúng đậu trên xác quăng từ 1-2h. Muỗi đực
và muỗi cái có nhiều điểm khác nhau, râu muỗi đực rậm, râu muỗi cái thƣa hơn. Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng suốt đời, để thực hiện đƣợc chức năng này muỗi cái cần phải đốt máu nhiều lần. Sau khi muỗi cái hút máu và hoàn thành giai đoạn tiêu máu thì muỗi cái tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng, muỗi lại bay đi tìm mồi hút máu và hình thành chu kỳ mới, trong thời gian trú đậu và tiêu sinh máu đƣợc gọi là chu kỳ sinh thực.
Trong điều kiện bình thường, muỗi cái sống khoảng 2 tháng chúng đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần và tỷ lệ sống sót của muỗi khoảng 50%. Trong phòng thí nghiệm, muỗi sống lâu hơn, có thể tới 3 tháng. Muỗi đực sau khi giao phối chúng sống đƣợc một thời gian khoảng 10 đến 15 ngày. Nhƣ vậy muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực và nguy cơ nhiễm bệnh và truyền bệnh sẽ cao hơn [21].
18
Hình 1.3. Hình ảnh và điểm phân loại bọ gậy Aedes aegypti và Aedes
albopictus. Nguồn: Khoa côn trùng-kiểm dịch, Viện Pasteur-NT
1.2.5. Hoạt độn hút máu, trú đậu, ti u máu, tìm nơi đẻ trứn
Thời kỳ tìm mồi hút máu: Thường vào buổi sáng sớm hoặc sẩm tối thì muỗi tìm mồi hút máu, muỗi có thể đi kiếm ăn xa hơn 200 m và thường bay ngƣợc chiều gió. Muỗi nhận biết vật chủ bằng mắt hoặc bằng khứu giác, nó bay tới đậu và cắm vòi sâu khoảng 0,4mm. Ở nhiệt độ khoảng 200C thì muỗi đốt no máu trong khoảng 2 phút, nếu nhiệt độ lạnh thì thời gian đốt kéo dài hơn, trong quá trình đốt máu nếu thấy có sự động tĩnh nó bay lên và thực hiện lại nhiều lần cho đến khi no máu, muỗi thường thích đốt máu trẻ em nhiều hơn là người già [17].
Trú đậu, tiêu máu và phát triển trứng (chu kỳ sinh thực): Sau khi hút máu
no muỗi tìm nơi trú đậu và tiêu sinh máu, muỗi thường trú ở nhiệt đổ ẩm và ánh sáng thích hợp, tùy vào loài ƣu thích ở trong hoặc ngoài nhà. Chu kỳ tiêu sinh đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu về thời gian tiêu sinh phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thời gian ngắn nhất của chu kỳ là 3, 4 ngày ở 810F, hoặc có có thể ngắn hơn ở 73 và 840F. Một số muỗi cái Aedes aegypti và Aedes albopictus có
thể hút máu nhiều lần trong một chu kỳ tiêu sinh [2], [17]. Số lƣợng trứng đẻ của
19
muỗi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hút chưa đủ lượng máu, độ trưởng thành của cơ thể [17]. Một số nghiên cứu cho thấy Aedes aegypti chỉ có thể đẻ trứng nếu hút đƣợc 0,82mg máu lần đầu và 0,5mg ở những chu kỳ sau và trọng lƣợng
cơ thể ảnh hưởng đến số lượng trứng đẻ, đặc biệt đối với muỗi nở ra từ bọ gậy đói [27]. Mỗi chu kỳ sinh thực gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Muỗi đói tìm vật chủ
+ Giai đoạn 2: Tiêu máu và phát triển trứng
+ Giai đoạn 3: Muỗi đi đẻ
Chu kỳ tiêu sinh gồm 7 giai đoạn (gọi là 7 sella)
Thời kỳ đẻ trứng: Khi trứng chín muỗi bay đi tìm chỗ đẻ, nó có thể bay vài chục mét đến vài trăm mét và tìm chỗ thích hợp để đẻ trứng. Trước khi đẻ muỗi có tập tính cho chân và vòi xuống nước để thăm dò nhiệt độ, độ
ẩm của nước và nồng độ muối, độ chảy của nước, các thực vật thủy sinh hay các chất hữu cơ trong nước. Khi chọn được dụng cụ thích hợp muỗi bay lên lao xuống bám sát vào thành dụng cụ và bắt đầu thực hiện chu trình đẻ trứng. Nhiều tác giả khác quan tâm tới nơi con cái đẻ trứng, thấy rằng con cái có sự lựa chọn màu sắc và chủng loại dụng cụ chứa nước, chất lượng nước, độ chiếu sáng và thành phần hóa học hòa tan trong nước [26].
Hình 1.4. Chu kỳ tiêu sinh máu và phát triển trứng trong cơ thể muỗi
(nguồn: Tài liệu tập huấn Khoa Côn trùng-Kiểm dịch, Viện Pasteur Nha Trang)
20
1.2.6. S li n quan iữa ti u máu và phát triển trứn
Quá trình phát triển của trứng: theo hệ Christopher-Mer [6].
Christopher 1: Các tế bào của mầm trứng chƣa phát triển, có màu trong
Christopher 2: Các tế bào trứng phát triển chất cấu tạo trứng và chiếm gần nửa trứng
Christopher 3: Chất cấu tạo trứng chiếm quá nửa bao trứng
Christopher 4: Chất cấu tạo trứng chiếm gần hết bao trứng
Christopher 5: Trứng hoàn chỉnh, sẵn sàng để có thể đi đẻ
Chu kỳ ti u sinh hòa hợp:
Sella 1 ứng với Christopher 1
Sella 2 ứng với Christopher 2
Sella 3 ứng với Christopher 3
Sella 4 ứng với Christopher 4
Sella 5 ứng với Christopher 4
Sella 6 ứng với Christopher 5
Sella 7 ứng với Christopher 5
Tính chu kỳ sinh thực bằng công thức sau:
Thời gian tiêu máu và phát triển trứng
M: là thời gian tiêu máu và phát triển trứng
t: Thời gia trung bình suốt thời gian tiêu máu
37: Tổng nhiệt lƣợng cần thiết
9: Nhiệt độ tối thiểu để tiêu máu và phát triển trứng
21