MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SXHD.BỆNH SXHD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 43 - 54)

và ổ bọ gây nguồn của muỗi Aedes có liên quan đến vùng, miền, địa phương nơi thường xuyên có dịch SXHD lưu hành, nhằm mục đích đề xuất các biện pháp kiểm soát quần thể véc tơ trong công tác phòng chống bệnh SXHD tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa.

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SXHD.

3.1.1. Thành phần muỗi thu đƣợc

Bản 3.1. Thành phần các loài muỗi bắt đƣợc tại điểm nghiên cứu Giốn muỗi thu đƣợc Số lƣợn cá thể bắt đƣợc Tỷ l %

Aedes

211 (199 Ae. aegypti

12 Ae. albopictus)

61,7

Culex 71 21

Anopheles 47 14

Armigeres 13 4

Tổn cộn 342 100

Tại thực địa nghiên cứu, kết quả điều tra 303 hộ gia đình cho thấy sự xuất hiện của các loài muỗi chiếm tỷ lệ tương đối cao, có họ phụ (phân họ) là

AnophelinaeCulicinae. Quần thể muỗi phân bố tại điểm nghiên cứu thu

đƣợc lần lƣợt là Aedes 211 cá thể chiếm tỷ lệ 61,7%, Culex 71 cá thể có tỷ lệ

21%, Anopheles 47 cá thể có tỷ lệ 14% và Armigeres 13 cá thể chiếm tỷ lệ

4%. Giống muỗi Aedes truyền bệnh SXHD có tỷ lệ cao nhất, với số lƣợng bắt đƣợc là Ae. aegypti 199 cá thể trong khi đó Ae. albopictus 12 cá thể. Sự xuất hiện tương đối đầy đủ của các giống muỗi kể trên cho thấy ở huyện Ninh Hòa

về môi trường tự nhiên và nguồn thức ăn phù hợp để tạo điều kiện cho véc tơ

37

phát triển. Trong các giống muỗi đƣợc mô tả ở trên, có loài Ae. aegypti và Ae.

albopictus có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, nhƣ vậy nghiên

cứu này đã cho thấy sự có mặt của cả hai loài muỗi Ae. aegypti Ae.

albopictus tại các xã đƣợc chọn trong địa bàn nghiên cứu.

Đánh giá giữa hai loài muỗi Aedes thì Ae. aegypti chiếm tỷ lệ 94% cao hơn hẳn Ae. albopictus (6%), qua đó chứng tỏ rằng tập tính của muỗi Aedes

thích hoạt động vào ban ngày đã cạnh tranh và vƣợt trội hơn hẳn các loài muỗi khác. Việc xuất hiện thành phần loài muỗi Ae. aegypti với mật độ cao ở khu vực SXHD lưu hành không chỉ ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa mà xuất hiện ở các tỉnh thành trong khu vực miền Trung, miền Bắc và cả khu vực miền Nam [2]. Tổ chức y tế thế giới đã công bố các tài liệu về phân bố và cho rằng sự phân bố của Aedes aegypti ngày càng mở rộng, phù hợp với sự phân

bố của bệnh nhân SXHD và WHO đã chứng minh muỗi Aedes aegypti

nguồn gốc châu Phi nhiệt đới, nhƣng đã phát triển lan rộng tới các châu lục thông qua giao lưu của con người và trở thành loài có phân bố rộng [4, 15]. Kết quả nghiên cứu về thành phần loài mô tả trong bảng 3.1 hoàn toàn phù hợp với tác giả Vũ Sinh Nam và cộng sự [2] đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh SXHD ở một số địa phương miền Bắc. So với các nghiên cứu của Bùi Thanh Phú và cộng sự năm (2018) tại Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa về tỷ lệ loài cho thấy, kết quả Ae.

aegypti chiếm tỷ lệ 96,6% và chiếm đa số các thành phần muỗi khác [45].

Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu ở 8 tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam, trong đó có tỉnh Khánh Hòa đã chứng minh thành phần loài muỗi Ae. aegypti chiếm đa số so với loài muỗi Ae. albopictus, Kawada (2009) [52] và Higa (2010) đã nghiên cứu ở nhiều địa điểm của 3 khu vực Việt Nam cũng đánh giá sự phân bố rộng và khắp của Ae. aegypti

Ae. albopictus trong các khu vực địa lý từ thành thị cho đến nông thôn, ven

biển và miền núi cho thấy Ae. aegypti luôn luôn chiếm ƣu thế [53]. Nhƣ vậy, Việt Nam nằm trong vùng phân bố của cả hai loài Aedes aegypti Aedes albopictus. Tuy nhiên, trên thực tế sự phân bố của chúng ở những vùng địa lý

khác nhau nên tỷ lệ có thay đổi tùy vào mùa và sinh cảnh ở đó [16].

38

3.1.2. Các chỉ số đánh iá về muỗi Aedes

Bản 3.2. Chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti Aedes albopictus tại

huyện Ninh Hoà, Khánh Hoà, 2021

Loài muỗi

Chỉ số Chỉ số nhà có muỗi

(HI%)

Chỉ số mật độ muỗi/

DI (con/nhà)

Aedes aegypti

(N=199) 32 0,66

Aedes albopictus

(N=12) 1,32 0,04

Các chỉ số về mật độ muỗi Aedes tại thị xã Ninh Hòa đƣợc mô tả ở

bảng 3.2 cho thấy chỉ số DI của Ae. aegypti: (0,66 con/nhà) là rất cao và vƣợt ngƣỡng cho phép so với quy định của Bộ Y tế về giám sát véc tơ và điều tra ổ

bọ gậy nguồn, nếu (DI: 0,5) là nguy cơ xảy ra dịch [5]. Nhƣ vậy, chỉ số ở đây

là đáng báo động đối với các địa phương có dịch SXHD lưu hành, vì khả năng lây lan vi rút qua trung gian muỗi giữa địa bàn này sang khu vực khác là rất cao khi ở cộng đồng có một ca nhiễm bệnh SXHD. Bên cạnh đó chỉ số mật độ muỗi Ae. albopictus (DI: 0,04) đã thể hiện khả năng phát triển của muỗi Ae. albopictus ở địa phương này có nhiều sinh cảnh và nguy cơ tiềm ẩn, vì thời

điểm tiến hành nghiên cứu là mùa khô (cuối tháng 3 và đầu tháng 4) dụng cụ chứa nước (DCCN) ngoài nhà rất hiếm gặp, hơn nữa trong quá trình điều tra muỗi Ae. albopictus cần có thêm thời gian mồi người trong và ngoài nhà để

thu hút muỗi tìm tới vật chủ. Đây cũng là hạn chế của đề tài vì không tiến hành đƣợc trong mùa mƣa, lý do (dịch bệnh Covid-19 và thời điểm đang áp dụng chỉ thị 16 toàn tỉnh). Số lƣợng muỗi Ae. albopictus điều tra đƣợc toàn bộ

ở các thành dụng cụ ngoài nhà và một số đƣợc tìm thấy ở cây lá, muỗi vừa nở đƣợc 2-3h (muỗi non) trong giai đoạn đi tìm vật chủ hút máu.

Kết quả về chỉ số mật độ Ae. alboctus trong nghiên cứu này thấp hơn

với nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận ở Bình Định (DI Ae. alboctus

8,9) [54], nhưng tương đồng với ngiên cứu của Lê Trung Kiên ở Khánh Hòa [40]. Trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài và cộng sự [47] tại xã Diên Lộc, Diên Khánh, Khánh Hòa (2019) không thu đƣợc muỗi Ae. alboctus

39

tại thời điểm điều tra. So sánh kết quả điều tra chỉ số muỗi Aedes tại thị huyện Hòa, tỉnh Khánh Hòa với một số địa phương có biên giới với nước Lào và Campuchia, nghiên cứu của tác giả Trần Vũ Phong (2015) [37] cho kết quả tại 5 tỉnh đều xuất hiện hai loài muỗi Ae. aegyptiAe. albopictus chúng có mặt hầu hết các địa phương với mật độ khác nhau, đặc biệt tại Long An, mật

độ quần thể muỗi Ae. aegypti rất cao (DI: 1,15 con/nhà) và nghiên cứu của

Trần Công Tú ở Hải Phòng cho thấy vào mùa đông Ae. aegpti (DI: 0,12), Ae.

albopictus (DI: 0,05) so với mùa hè Ae. aegpti (DI: 0,26), Ae. albopictus (DI:

0,15). Nhƣ vậy, qua kết quả nghiên cứu tại thị xã Ninh Hòa và so sánh những nghiên cứu khác cho thấy chỉ số mật độ muỗi thay đổi theo vùng, miền có sự khác nhau.

Chỉ số nhà có muỗi Ae. aegypti tại điểm nghiên cứu là rất cao (HI:32%, bảng 3.2) điều này có thể lý giải rằng tại thị xã Ninh Hòa trong giai đoạn phát triển về đô thị nên mật độ nhà tập trung cao, chính vì vậy muỗi Aedes xuất

hiện nhiều hơn trong các hộ gia đình. Tại khu vực dân cư địa phương tuy đã

có hệ thống cung cấp nước máy tuy nhiên, một số hộ gia đình vẫn trữ nước trong các dụng cụ nhƣ bể, xô/thùng, chum/vại…đã tạo điêu kiện cho muỗi phát triển và trú đậu trong nhà. Kết quả về chỉ số HI của muỗi Ae. aegypti

Ae. albopictus trong nghiên cứu này cao hơn so với báo cáo của Trung tâm y

tế huyện Ninh Hòa gửi về Viện Pasteur hàng tháng [3], đặc biệt là chỉ số Ae.

albopictus không tìm thấy. So sánh một số nghiên cứu ở Khánh Hòa nhƣ Trịnh Công Thức [43], Lê Trung Kiên cho thấy có kết quả tương tự [40], kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đỗ Ngọc Nhuận tại Bình Định [54]. Nhƣng so sánh kết quả ở miền Bắc thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, Nguyễn Nhật Cảm (2008) [18] ở quận Đống Đa, Hà Nội, Trần Công Tú và cộng sự ở Cát Bà, Hải Phòng cho thấy chỉ số nhà có muỗi HI của Ae. aegypti tại khu vực dân cƣ và khu vực khách sạn lần lƣợt là (7%) và (16%) [39]. Thông qua những kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số mật

độ muỗi và nhà có muỗi ở Khánh Hòa và một số tỉnh miền Trung có sự khác biệt, đây là điểm quan trọng trong việc lập kế hoạch giám sát véc tơ về các chỉ

số để áp dụng cho những vùng, miền khác nhau trong công tác phòng chống bệnh SXHD.

40

3.1.3. Độ cao trú đậu của muỗi Aedes

Biểu đồ 3.1. Độ cao trú đậu của muỗi cái Ae. Aegypti

Độ cao của muỗi Aedes thường xuyên hoạt động tại thời điểm nghiên cứu đƣợc mô tả ở biểu đồ 3.1 cho thấy ở độ cao 1,5-1,8m chiếm tỷ lệ cao nhất 46%, từ 1-1,4m chiếm tỷ lệ 37% và ở độ cao 0,5-0,9m có tỷ lệ 17%. Trong quá trình điều tra nhóm nghiên cứu không ghi nhật muỗi Aedes đậu nghỉ ở độ cao dưới 0,5m và độ cao từ 1,8m trở lên. Từ kết quả trên cho thấy tập tính sinh học của muỗi Aedes phù hợp với vật dụng hoặc giá thể của con người

thông qua những hoạt động hàng ngày, nhằm mục đích tiếp cận với cự ly gần nhất để muỗi có thể tấn công vật chủ một cách hiệu quả. So sánh về độ cao hoạt động của muỗi trong nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Sinh Nam (1995) khi mô tả về đặc điểm sinh học sinh thái của muỗi Aedes ở độ cao 1-2m có tỷ lệ 86%, < 1m tỷ lệ 8% và >2m

có tỷ lệ 6% [2], so với nghiên cứu của Lê Trung Kiên (2019) điều tra ở Bình Định có kết quả với tỷ lệ trú đậu ở độ cao 1,5-2m có tỷ lệ 30,0% thấp hơn độ cao cao 1-1,5m (42,4%) [40]. Kết quả điều tra muỗi đậu nghỉ ở những độ cao khác nhau phụ thuộc rất nhiều về các yếu tố tác động nhƣ: cấu trúc phòng/nhà

ở, địa bàn nghiên cứu, nắm rõ tập tính sinh lý muỗi, bên cạnh đó cần có kỹ năng quan sát, kỹ thuật bắt muỗi giúp cho việc nhận định kết quả đầy đủ hơn.

41

Đối với muỗi Ae. albopictus tại thời gian và địa điểm nghiên cứu chúng tôi chỉ bắt đƣợc ngoài nhà và vị trí đậu của chúng ở thành dụng cụ có bọ gậy

và ở các cây lá (muỗi trưởng thành 3-4h). Vì vậy, không phân tích vào bảng

số liệu trên. Kết quả của Lê Trung Kiên (2019) tiến hành nghiên cứu ở Diên Khánh, Khánh Hòa cho thấy muỗi Ae. aegypti đậu trên ổ bọ gậy có tỷ lệ

4,48% và Ae. albopictus đậu trên ổ bọ gậy và thành dụng cụ ngoài nhà chiếm

tỷ lệ 5,17% [40].

3.1.4. Giá thể ƣa thích trú đậu của muỗi Aedes

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ muỗi Aedes thích nghi tại các giá thể

Ở các giá thể muỗi Aedes ƣa thích đậu nghỉ (tập tính thích nghi) cho

thấy muỗi Ae. aegypti thích nghi với nhiều giá thể khác nhau, trong đó vật

dụng thuộc chất liệu vải (áo, quần, mũ) chiếm tỷ lệ cao nhất 51%, chứng tỏ rằng muỗi Ae. aegypti luôn luôn sống gần người và chúng đánh hơi bằng mùi

mồ hôi cơ thể của con người phát ra thông qua những hoạt động hàng ngày. Điều này cho thấy muỗi Aedes xuất hiện khắp nơi trong các hộ gia đình, đặc biệt đối với nhà ẩm thấp và có thói quen thay áo/quần khi về nhà vứt/bỏ bừa bãi và không ngăn nắp gọn gàng là nguy cơ muỗi ẩn nấp và dễ dàng tấn công vật chủ hơn. Chăn/mền cũng là vật liệu bằng vải dùng để đắp ở trên giường có

42

tỷ lệ muỗi đậu nghỉ 19%, đây cũng là vật dụng thường xuyên tiếp xúc với cơ thể con người, từ đó muỗi Ae. aegyti luôn có mặt để chờ cơ hội tiếp cận dễ

dàng hơn trong quá trình tìm mồi hút máu.

Ở huyện Ninh Hòa nhóm nghiên cứu đã phát hiện thêm ở cây thần tài người dân thường sử dụng để cắm lọ hoa chưng bàn thờ cũng là nơi muỗi Ae.

aegypti thường xuyên ẩn nấp, trú đậu thuận tiện cho việc tiêu sinh và đẻ trứng

chiếm tỷ lệ 18% trong các hộ gia đình. Giá thể võng và nôi em bé nằm ngủ cho thấy muỗi Ae. aegypti có hoạt động và đậu/nghỉ ở đầu võng và xung

quanh thành nôi có tỷ lệ 5%, bên cạnh đó giá thể kệ tivi và ghế sofa chiếm tỷ

lệ 2% cũng là nơi tiếp xúc của con người thường có ánh sáng yếu nên Ae. aegypti chọn các vi trí để hoạt động. Tại thời điểm nghiên cứu nhóm điều tra

đã phát hiện muỗi Ae. albopictus đậu trên các thành dụng cụ chứa nước ngoài nhà, một số đậu nghỉ ở lá cây và đa số muỗi vừa nỡ ra chuẩn bị tìm mồi hút máu có tỷ lệ 6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn tương tự nghiên cứu của Vũ Sinh Nam (1995) [2] nhận định phần lớn muỗi Ae. aegypti đậu

trên giá thể bằng vải nhƣ chăn, màn quần áo có tỷ lệ 90,7%, trên các đồ dùng khác có tỷ lệ 5,2% và chỉ có 1,1% đậu trên tường vách. Nghiên cứu của Lê Trung Kiên [40] cho thấy muỗi Ae. aegypti đậu trên giá thể chăn, áo quần

móc ở góc tường và một số giá thể khác thuộc chất liệu bằng vải có tỷ lệ

>60%. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các giá thể muỗi Ae. aegypti đậu

nghỉ hoàn toàn trong nhà và những giá thể liên quan đến chất liệu vải đã qua

sử dụng, cũng chính là các hoạt động thường xuyên của con người tạo ra, đặc biệt là ở cây thần tài cắm lo hoa. Đây là điểm quan trọng cần lưu ý trong công tác tuyên truyền phòng chống véc tơ truyền bệnh SXHD cho huyện Ninh Hòa

và những địa phương có giá thể tương tự.

43

3.1.5. Màu sắc thích n hi của muỗi Aedes

Biểu đồ 3.3. Màu ƣa thích của muỗi Aedes trên các giá thể

Màu sắc rất quan trọng đối với muỗi Aedes, để chọn màu phù hợp thích nghi với cơ thể là tập tính quen thuộc của muỗi, nhằm né tránh các hoạt động của con người khi tấn công chúng hoặc chúng tiếp cận. Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.3 cho thấy muỗi đậu ở giá thể màu đen có tỷ lệ 42%, màu xanh đen đạt tỷ lệ 31%, màu nâu có tỷ lệ 17%, màu xanh 7% và màu khác ít hơn, chiếm

tỷ lệ 3%. Nhƣ vậy, các màu tối thuộc chất liệu vải tại điểm nghiên cứu muỗi thích nghi >80% và kết quả này tương tự với nghiên cứu của Vũ Sinh Nam (1995) đã chứng minh phần lớn muỗi Ae. aegypti đậu trên chăn, màn quần áo

có màu sẫm tối chiếm tỷ lệ 93,7% [2]. Kết quả muỗi đậu nghỉ nhiều trên các màu sắc sẫm tối, có thể cho chúng ta áp dụng đến phương pháp sử dụng bẫy muỗi có màu tương tự hoặc kết hợp cả 4 màu để nghiên cứu ra những phương pháp giám sát muỗi Aedes Aegypti ở những thực địa tương tự.

44

3.1.6. Phạm vi hoạt độn của muỗi Aedes

Biểu đồ 3.4. Muỗi Aedes bắt đƣợc trong và ngoài nhà ở các vị trí

Xác định vị trí muỗi Aedes hoạt động tại các phòng trong và ngoài nhà

ở thị xã Ninh Hòa cho thấy muỗi Aedes có mặt tất cả các phòng và tỷ lệ cũng khác nhau. Tỷ lệ muỗi tập trung và hoạt động cao nhất là phòng ngủ chiếm tỷ

lệ 55%. Điều này cũng hợp lý vì ở các phòng ngủ thường xuyên có người xuất hiện, áo quần cũng đƣợc treo móc tại đây và nhiệt độ phòng cũng nhƣ độ

ẩm phù hợp cho muỗi Aedes trú đậu để hoạt động. Tại phòng khách muỗi hoạt động tương đối cao chiếm tỷ lệ 21% so với các phòng khác, vì ở phòng khách

do thói quen sinh hoạt của người dân thường là tiếp chuyện, xem tivi và trong lúc điều tra nhóm nghiên cứu bắt gặp rất nhiều hộ gia đình ăn cơm ở phòng khách. Chính vì vậy, muỗi Aedes khi phát hiện chúng thường ẩn nấp ở phía

sau kệ tivi hoặc sau lƣng mặt ghế sofa. Tại khu vực nghiên cứu vẫn còn một

số hộ gia đình giữ nguyên kiểu nhà ngày xƣa là phòng bếp vừa nấu ăn nhƣng lại chứa đồ đạc của người dân khi đi làm về, ngay cả quần áo cũng treo ở phòng bếp nên khả năng muỗi Aedes tìm đến ẩn nấp để chủ động tấn công vật chủ và tỷ lệ này đạt 9%. Một số hộ gia đình khác còn sử dụng phòng kho để

45

chứa đồ, một số áo quần cũ, áo quần đi làm cũng đƣợc móc ở đây đã tạo điều kiện cho muỗi trú đậu với tỷ lệ 9%. Đây cũng là điểm lưu ý mà người dân cần phải vệ sinh và thông thoáng các phòng kho, dụng cụ không cần thiết chứa đựng trong mỗi hộ gia đình.

Kết quả cho thấy toàn bộ số muỗi Aedes aegypti thu đƣợc ở thị xã Ninh Hòa đều bắt đƣợc trong nhà đạt tỷ lệ 100%, không tìm thấy muỗi Ae.

albopictus xuất hiện và đậu nghỉ trong nhà tại thời điểm nghiên cứu. Ngƣợc

lại, số muỗi bắt đƣợc ngoài nhà có tỷ lệ 100% đối với Ae. albopictus và không tìm thấy muỗi Ae. aegypti. Nghiên cứu của Vũ Sinh Nam khẳng định trên

thực địa với 1.352 muỗi cái có 99,6% muỗi ở thành phố và 96,9% muỗi ở nông thôn trú đậu trong nhà, số muỗi bắt đƣợc ngoài nhà chủ yếu ở các ổ bọ gậy [2]. Theo kết quả nghiên cứu của Davila (1991) cho thấy muỗi Aedes aegypti đã sinh sản đậu nghỉ ở những nơi an toàn hơn muỗi non [56] và nghiên cứu của Vũ Đức Hương (1984) nhận thấy Aedes aegypti trú ẩn ở nơi

ẩm, kín gió [55].

3.1.7. Thời ian muỗi Aedes hoạt độn tron n à

Biểu đồ 3.5. Thời điểm hoạt động của muỗi Aedes trong ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)