Bản 3.3. Thời gian và chu kỳ sinh thực của muỗi Aedes

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 54 - 57)

Thời gian

Sella I

Số lƣợn

Tỷ l (%)

Sella II

lƣợn

Tỷ l (%)

Sella

III,IV,V,VI

Số lƣợn

Tỷ l (%)

p

7h-9h 30 33,3 20 27,4 14 29,2

9h-11h 26 28,9 16 21,9 10 20,8

14h-16h 13 14,4 17 23,3 12 25,0 p=

0,299 *

16h-17h30 21 23,3 20 27,4 12 25,0

Tổn cộn 90 100 % 73 100

% 48 100%

*Giá trị của kiểm định Kruskal – Wallis

Từ kết quả nghiên cứu ở thực địa tại thời điểm điều tra và qua phân tích trong bảng 3.3 cho thấy thời gian 7-9h muỗi Aedes đói tìm vật chủ đốt máu

(sella I) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khung giờ khác là 33,3% và thấp nhất

ở khoảng thời gian 14-16h đạt tỷ lệ 14,4%. Muỗi no máu thể hiện ở thời điểm 7-9h và 16-17h30 cùng đạt tỷ lệ 27,4%, kết quả cũng cho thấy muỗi tìm nơi

ẩn nấp để thực hiện chu kỳ tiêu sinh đạt tỷ lệ từ 25-29% trong các thời điểm tiến hành điều tra tại điểm nghiên cứu. Nhƣ vậy, từ kết quả cho thấy thời gian muỗi Aedes hoạt động kiếm ăn có khả năng xảy ra liên tục trong ngày và tùy vào thời điểm thích hợp để chúng hoạt động, bên cạnh đó muỗi Aedes vẫn

thực hiện đầy đủ chu kỳ sinh thực của chúng tại các hộ gia đình thông qua kết quả điều tra tại điểm nghiên cứu. Việc muỗi trú đậu để tiêu sinh máu từ các giá thể trong nhà, giúp người dân ý thức được việc bố trí các vật dụng như áo quần và một số giá thể khác cần đƣợc thông thoáng nhằm hạn chế muỗi Aedes

ẩn nấp và trú đậu để tiếp tục một chu kỳ tiếp theo. Kết quả nghiên cứu của Vũ Sinh Nam đã đánh giá toàn bộ các giai đoạn sella của muỗi cho thấy, sella 1 hay muỗi đói chiếm tỷ lệ cao nhất 29,4% ở nông thôn, 24,6% ở thành thị và theo nhận định của Vũ Sinh Nam và Đỗ Sĩ Hiển thì sự có mặt của tất cả các giai đoạn tiêu máu, đặc tính đậu nghỉ của muỗi Ae. aegypti chỉ xảy ra trong

48

nhà [2, 27]. Thường chu kỳ tiêu sinh của muỗi Aedes 3-3,5 ngày và tùy vào

môi trường thích hợp, nếu nhiệt độ và độ ẩm thích hợp chúng có thể hoàn thành chu kỳ trong vòng 72h và nghiên cứu của Vũ Sinh Nam thực hiện tại phòng thí nghiệm cho thấy chu kỳ sinh thực đầu tiên dài nhất (trung bình 3,1 ngày), chu kỳ thứ hai 2,86 ngày chu kỳ thứ ba 2,6 ngày và chu kỳ thứ tƣ 2,5 ngày. Nghiên cứu cũng chứng minh 76% Ae. aegypti cái hút máu vài lần

trong một chu kỳ sinh thực, 14% Ae. aegypti có thể ngừng bữa ăn máu trong

một thời gian ngắn và có thể rời vật chủ hoặc vẫn đậu trên vật chủ, sau đó tiếp tục hút máu vật chủ cũ hoặc vật chủ mới. Theo tác giả Vũ Sinh Nam việc nghiên cứu sự gián đoạn bữa ăn máu có tầm quan trọng về khả năng truyền bệnh bằng con đường cơ học [2].

3.2. XÁC ĐỊNH Ổ BỌ GẬY NGUỒN CỦA MUỖI TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phân bố chủn loại dụn cụ chứa nước tại thị xã Ninh Hòa

Biểu đổ 3.6. Chủng loại dụng cụ chứa nước tại thị xã Ninh Hòa

Phân bố dụng cụ chứa nước tại thị xã Ninh Hòa xuất hiện rất nhiều chủng loại dụng cụ, trong đó lọ hoa chƣng bàn thờ có tỷ lệ cao nhất chiếm 39% trên tổng số 15 loại dụng cụ đƣợc tìm thấy, đây cũng là điểm đặc trƣng của các vùng miền và tập quán sử dụng lọ hoa của người dân khi thờ cúng.

49

Dụng cụ xô thùng thường phổ biến ở nhiều nơi, thường ở khu vực thành phố người dân chỉ sử dụng 1-2 cái ở trong nhà (phòng tắm), nhưng các vùng ngoại

ô thành thị và nông thôn thì số lƣợng xô thùng sử dụng nhiều hơn, vừa trong nhà vừa ngoài nhà với mục đích trữ nước hoặc sử dụng để tưới cây, rửa tay chân khi đi làm về...và tỷ lệ xô thùng tại điểm nghiên cứu chiếm tỷ lệ 16%.

Bể cảnh (chậu kiểng) có nhiều hình dáng khác nhau, đƣợc xem là niềm đam

mê của người dân ở đây chiếm tỷ lệ 10%. Bể xi măng > 300 lít để trữ nước thường xuất hiện ở vùng nông thôn, các vùng sâu vùng xa hoặc nơi đó có nước phèn dùng lọc nước sử dụng và ở thị xã Ninh Hòa vẫn gặp một số hộ gia đình đang sử dụng với mục đích trữ nước có tỷ lệ 7%. Máng cho gia cầm (gà, vịt) uống nước tại địa phương, nhóm nghiên cứu đã phát hiện người dân ở đây rất thích chơi gà chọi (gà đá) nên các hộ gia đình sử dụng khay nước (chai nhựa cắt đôi) làm cho gà uống chiếm tỷ lệ 6%. Giếng nước khơi có từ ngày xƣa hiện nay vẫn còn một số hộ gia đình vẫn sử dụng và một số giếng không

sử dụng nhưng người dân vẫn để lại chiếm khoảng 4,3%. Các loại dụng cụ nhƣ lu (chum, vại, thạp) có thể tích khoảng 50-60 lít ở các hộ gia đình vẫn sử dụng để trữ nước và thường các dụng cụ này không có nắp đậy chiếm 4%, một số dụng cụ còn lại lốp xe, khay tủ lạnh, hóc cây, bát chống kiến có tỷ lệ thấp <3% (biểu đồ 3.6).

Kết quả điều tra về thành phần và chủng loại dụng cụ ở Ninh Hòa đa phần tương tự của tác giả Nguyễn Hữu Tài (2019) khi nghiên cứu thực trạng một số yếu tố liên quan đến quần thể bọ gậy và muỗi truyền bệnh SXHD xã Diên Lộc, Diên Khánh, Khánh Hòa, tỷ lệ cao nhất lọ hoa 43,2%, xô thùng 19,8%, vật phế thải 6,7%, giếng 6,4%, bể <500 lít 2,4%, chum vại 2%, bể cảnh 2%, phuy 0,9% [47]. So với kết quả điều tra ổ bọ gậy nguồn tháng 6 năm 2019, của Trung tâm Y tế thị xã Ninh Hòa, ghi nhận 745 dụng cụ và có

tỷ lệ như sau: lọ hoa 34%, xô thùng 18,3%, giếng 5,1%, bể dưới 500 lít 4,4%,

bể cảnh 3% và chum vại 3,8% [14]. Qua kết quả thu thập về DCCN tại điểm nghiên cứu, cho thấy thành phần và chủng loại dụng cụ rất đa dạng và phong phú, cho phép muỗi Aedes có nhiều lựa chọn tìm nơi đẻ trứng nếu những

dụng cụ này không kiểm soát tốt hoặc sự vô tình của các hộ gia đình rất dẽ tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

50

3.2.2. Dụn cụ có bọ ậ Aedes tron dụn cụ chứa nước tại điểm

n hi n cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)