Biến số Nhà có muỗi
n (%)
Nhà không có muỗi n (%)
p value PR (KTC
95%)
Nhà có bọ gậy
52 (44,4) 65 (55,6) p =
0,0001
1,8(1,30-2,48) Nhà không
có bọ gậy 46 (24,7) 140 (75,3)
67
Tỷ lệ hiện diện muỗi tại các hộ gia đình có lăng quăng/bọ gậy bằng 1,8 lần so với những hộ gia đình không có lăng quăng/bọ gậy (KTC 95%: 1,30 - 2,48). Nhƣ vậy, nhà có bọ gậy và nhà có muỗi tại huyện Ninh Hòa, sau khi phân tích kết quả ở (bảng 3.10) chúng tôi thấy đa số tại các hộ gia đình tỷ lệ muỗi xuất hiện nhiều hơn ở những nhà có bọ gậy, có thể lý giải rằng tại điểm nghiên cứu số lượng dụng cụ có bọ gậy phân bố tương đối đều nhau và khoảng cách nhà cũng liền kề nên khả năng phát tán của muỗi Aedes ở phạm
vi 200 mét hoàn toàn phù hợp đối với vùng có bệnh SXHD lưu hành. Như vậy, tỷ lệ hiện diện muỗi tại các hộ gia đình có lăng quăng/bọ gậy bằng 1,8 lần so với những hộ gia đình không có lăng quăng/bọ gậy (KTC 95%: 1,30 -
2,48). Theo Vũ Sinh Nam (1995) đã khẳng định chỉ cần 30% gia đình ở thành phố và 40% gia đình ở nông thôn có ổ bọ gậy thì muỗi Aedes aegypti có thể
có mặt ở tất cả các gia đình trong khu vực [2], tài liệu dẫn chứng của WHO (1986) đã tổng kết về phân bố của muỗi Aedes và cho rằng sự phân bố của
Aedes aegypti ngày càng mở rộng, phù hợp với sự phân bố của bệnh nhân
SD/SXHD [6].
3.3.5. Mối li n quan iữa nhà v sinh thôn thoán và nhà có muỗi Bản 3.11. Mối liên quan giữa nhà vệ sinh thông thoáng và nhà có muỗi
Tình trạng vệ
sinh
Nhà có muỗi
n (%)
Nhà không có muỗi n (%)
p value PR (KTC
95%)
Nhà vệ sinh
thông thoáng 26 (20,3) 102 (79,7)
p = (0,0001)
0,49 (0,33 - 0,72)
Nhà không
thông thoáng 72 (41,1) 103 (58,9)
Đối với nhà có muỗi và nhà thường xuyên vệ sinh thông thoáng, tỷ lệ xuất hiện muỗi tại các hộ gia đình bằng 0,49 lần so với những hộ gia đình
68
không vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng (bảng 3.11) (KTC 95%: 0,33 – 0,72)
và (p<0,0001) là hoàn toàn phù hợp vì đặc tính sinh học của muỗi Aedes
thường trú đậu ở các giá thể là áo/quần, chăn/mền có mùi mồ hôi của cơ thể con người và hoạt động nhiều ở ánh sáng yếu nhiều hơn là nơi thoáng khí và
có gió. So sánh kết quả của Nguyễn Hữu Tài (2019) cho thấy có mối liên quan giữa nhà thông thoáng, sạch sẽ với tình trạng nhà có muỗi (OR = 3,239; p= 0,01), nhà không thông thoáng, sạch sẽ thì khả năng có muỗi cao gấp 3,2 lần [47]. Nghiên cứu của Nguyễn Nhật Cảm (2001) cũng cho kết quả tƣợng
tự, vệ sinh trong nhà đạt, không có muỗi (94,5%), những hộ gia đình có vệ sinh trong gia đình đạt thì cơ hội không có muỗi cao hơn những gia đình có
vệ sinh trong gia đình không đạt với OR = 3,82, p<0,001[32].
3.4. ƢU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.4.1. Ƣu điểm
Nội dung nghiên của đề tài hoàn toàn nằm trong chương trình mục tiêu phòng chống SXHD Quốc gia - Bộ Y tế, nên công tác phối hợp làm việc giữa các tuyến từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa (CDC), trung tâm
y tế thị xã Ninh Hòa và các trạm y tế đã nhiệt tình ủng hộ, bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện trong việc tiếp xúc với hộ gia đình. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện với tinh thần thoải mái trong việc điều tra thu muỗi và bọ gậy, sự nhiệt tình của các thành viên trong gia đình giúp nhóm nghiên cứu có đƣợc nhiều thông tin hữu ích, tránh sai sót trong quá trình cho và nhận thông tin từ hộ gia đình.
Nhóm nghiên cứu đƣợc thành lập từ Khoa côn trùng – Kiểm dịch, Viện Pasteur Nha Trang, Khoa côn trùng – ký sinh trùng của CDC Khánh Hòa và phối hợp cùng cán bộ y tế huyện thị xã, là những thành viện có chuyên môn sâu về côn trùng y học, có thời gian công tác nên rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thu thập và bảo quản mẫu. Sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp trong quá trình nuôi cấy mẫu ở phòng thí nghiệm là các chuyên gia vễ lĩnh vực côn trùng học, nên việc định danh loài muỗi, bọ gậy Aedes aegipti, Aedes albopictus và phân tích dữ liệu hoàn toàn dựa trên cơ sở có khoa học.
69
3.4.2. Hạn chế đề tài
Đây là một nghiên cứu cắt ngang, thời gian nghiên cứu ngắn và trong quá trình thực hiện đề tài chỉ nghiên cứu và thu thập muỗi, bọ gậy ở mùa khô (cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2021, không thực hiện đƣợc trong mùa mƣa (tháng 8, tháng 9/2021). Lý do, tỉnh Khánh Hòa xảy ra dịch Covid-19 từ đầu tháng 7/2021 và dịch kéo dài cho tới bây giờ vẫn chƣa dứt điểm (30/9/2021), kèm theo chỉ thị 16 của tỉnh trong việc giãn cách xã hội nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch. Chính vì lý do đặc biệt trên, nên trong nội dung nghiên cứu không thể hiện, mô tả đƣợc toàn bộ về đặc điểm sinh học sinh thái của muỗi và bọ gậy truyền bệnh SXHD trong hai mùa, ảnh hưởng đến một phần trong việc tìm kiếm chủng loại dụng cụ ngoài nhà và dụng cụ phế thải, đặc biệt là muỗi và bọ gậy Aedes albopictus.
Trong quá trình chọn mẫu với đơn vị là xã, thôn/tổ, tại thời điểm nghiên cứu chúng tôi gặp phải những hộ gia đình đi làm (trong giờ hành chính, vắng nhà) nên phải thay đổi hộ gia đình khác, điều này liên quan và ảnh hưởng đến việc điều tra thu thập mẫu tại cộng đồng về khoảng cách đại diện nhà không đều nhau. Bên cạnh đó, liên quan đến kiểu nhà/vườn, dụng cụ chứa nước trong hộ gia đình và những hoạt động sinh hoạt của từng thành viên trong trong gia đình đó.
70