2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian: Từ tháng 03 đến tháng 09 năm 2021.
Từ ngày 29-31/3/2021 và ngày 1-3/9/2021
Địa điểm: Xã Ninh Phụng, Ninh Quang và Ninh Hiệp huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa.
2.2. NGUYÊN LIỆU
2.2.1. Vật li u thí n hi m
- Muỗi và bọ gậy thu thập ở các hộ gia đình từ thực địa nghiên cứu
- Mẫu điều tra: Dựa trên mẫu 5D quy định “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh SXHD” theo quyết định 3711/2014 của Bộ y Tế và có chỉnh sửa để phù hợp trong nghiên cứu (phụ lục 2).
- Ống nghiệm (tuýp bắt muỗi) kích thước 2cm x 20cm, máy bắt muỗi bằng tay có động cơ, đèn pin
- Hóa chất gây mê muỗi: Ete và Clorofor
- Vợt có cán lưu động dài 1m và kích thước mắt lưới 2,0-2,5mm
- Pipet (ống hút có đầu bóp), khay men trắng, dụng cụ đựng bọ gậy
- Kính lúp soi nổi, kính hiển vi, lam kính, lam men, kẹp đầu nhọn
- Khóa định loại bọ gậy/muỗi của Chester J. Stojanovich và Harold Georye Scott.
2.2.2. Phòn thí n hi m
- Tại phòng thí nghiệm duy trì nhiệt độ từ 25 – 280C và ẩm độ 75-80%, giúp muỗi và bọ gậy phát triển trong điều kiện tốt nhất.
- Bọ gậy, quăng sau khi nỡ thành muỗi trưởng thành được nuôi bằng nước đường (10%) tẩm vào bông gòn.
28
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối tƣợn n hi n cứu
Tất cả các loại muỗi bắt đƣợc tại hộ gia đình bao gồm khu vực trong nhà và khu vực xung quanh nhà, vườn cây.
Tất cả bọ gậy, quăng tại hộ gia đình bao gồm các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, dụng cụ phế thải trong và ngoài nhà.
+ Các tiêu chí lựa chọn: Hộ gia đình là người sinh sống tại thôn/xã và đồng ý hợp tác vào nghiên cứu.
Tất cả các dụng cụ chứa nước có bọ gậy và những dụng cụ chứa nước không có bọ gậy trong và ngoài nhà.
+ Các tiêu chí loại trừ: Hộ gia đình đóng cửa suốt thời gian dài và không hợp tác nghiên cứu.
Những dụng cụ chứa nước có nắp đậy kín (nắp cố định) như bể ngầm, giếng đóng.
Các dụng cụ lật úp được che đậy, nằm dưới mái hiên, trong nhà hoặc đã đƣợc thu gom.
Dụng cụ có đáy bị chọc thủng, hoặc các dụng cụ không có khả năng trữ nước.
2.3.2. Thiết kế n hi n cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.3.3. Phươn pháp chọn mẫu
Bước 1: Chọn 3 xã có bệnh SXHD lưu hành và ca mắc trong vòng 5 năm trở lại đây, có điều kiện cho muỗi phát triển (có các dụng cụ chưa nước trong và xung quanh nhà) bao gồm xã Ninh Phụng, Ninh Quang và xã Ninh Hiệp huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa.
Bước 2: Lập danh sách toàn bộ hộ gia đình tại 3 xã được chọn (mỗi xã chọn 3 thôn)
29
Bước 3: Chọn ngẫu nhiên đơn trong danh sách 3 thôn được chọn để điều tra bọ gậy và muỗi trưởng thành.
2.3.4. Xác định cỡ mẫu (mục ti u 1)
Công thức tính cỡ mẫu:
Trong đó: n = Cỡ mẫu tối thiểu (số hộ gia đình cần điều tra muỗi).
α = 0,05, với độ tin cậy 95%, vậy Z (1- α/2) = 1,96.
P = 0,27 (tỷ lệ hộ gia đình có muỗi là 27%, theo kết quả điều tra muỗi truyền bệnh SXHD tại huyện Ninh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp cùng Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới trong Dự
án xây dựng hệ thống dự báo SXHD tháng 11/2020).
(1-p) = 1 – 0,27 = 0,73
Độ chính xác mong muốn d = 0,05.
Áp dụng công thức tính đƣợc cỡ mẫu n = 303. Vậy số hộ gia đình cần điều tra muỗi Aedes là 101 hộ gia đình cho mỗi xã trong mỗi đợt nghiên cứu
+ Các chỉ số đánh giá và phân tích muỗi Aedes (theo WHO và Quyết
định 3711/2014 - Bộ Y Tế) [5]
Chỉ số mật độ muỗi (DI) là số muỗi cái Aedes trung bình trong một gia đình điều tra.
DI
(con/nhà) =
Số muỗi cái Aedes bắt đƣợc
Số nhà điều tra
Chỉ số nhà có muỗi (HI%) là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái Aedes trưởng thành
HI % =
Số nhà có muỗi cái Aedes
x 100
Số nhà điều tra
30
2.3.5. Xác định cỡ mẫu (mục ti u 2).
Áp dụng công thức
Trong đó: n = Cỡ mẫu tối thiểu (số hộ gia đình cần điều tra bọ gậy, DCCN, DCPT).
α = 0,05, với độ tin cậy 95%, vậy Z (1- α/2) = 1,96.
P = 0,22 (tỷ lệ hộ gia đình có bọ gậy là 22%, theo kết quả điều tra ổ
bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh SXHD tại huyện Ninh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp cùng CDC Khánh Hòa thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật
và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới trong Dự án xây dựng hệ thống dự báo SXHD tháng 11/2020).
(1-p) = 1 – 0,22 = 0,78
Độ chính xác mong muốn d = 0,05.
Áp dụng công thức tính đƣợc cỡ mẫu n = 264. Vậy số hộ gia đình cần điều tra dụng cụ chứa nước, dụng cụ phế thải là 88 hộ gia đình cho mỗi xã.
+ Các chỉ số đánh giá và phân tích bọ gậy Aedes (theo WHO và quyết định 3711- Bộ Y tế) [5]
Chỉ số nhà có bọ gậy (HIL%) (CSNCBG) là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy Aedes/Số nhà điều tra.
HIL% =
Số nhà có LQBG Aedes
x 100
Số nhà điều tra Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (CI%) (CSDCBG) là tỷ lệ phần trăm số DCCN có bọ gậy Aedes/tổng số DCCN:
CI % =
Số DCCN có LQBG Aedes
x 100 Tổng số DCCN điều tra
Chỉ số Breteau (BI) là số DCCN có bọ gậy Aedes trong 100 nhà điều tra. Tối thiểu điều tra 30 nhà, vì vậy BI đƣợc tính nhƣ sau [5]
31
BI =
Số DCCN có LQBG Aedes
x 100
Số nhà điều tra
Chỉ số mật độ bọ gậy (LI) (CSMĐBG) là số lƣợng bọ gậy bắt đƣợc/ số
nhà điều tra.
CSMĐBG
(con/nhà) =
Số LQBG Aedes thu đƣợc
Số nhà điều tra
2.3.6. Kỹ thuật điều tra bọ ậ và muỗi trưởn thành (theo Quyết định 3711/2014-
Bộ Y tế)
+ Kỹ thuật điều tra muỗi
Mỗi nhóm gồm 3 người (1 điều tra muỗi, 1 điều tra bọ gậy và cán bộ dẫn đường và ghi chép số liệu). Điều tra muỗi trưởng thành bằng phương pháp soi bắt muỗi đậu nghỉ trong nhà bằng máy hút cầm tay. Cán bộ điều tra vào nhà đi lần lƣợt từ phòng khách, phòng thờ, phòng ngủ, phòng bếp…một tay cầm đèn pin, tay kia cầm máy hút, quan sát tất cả các giá thể ở trong phòng bao gồm: bàn, ghế, kệ tivi, chăn/mền, áo, quần, võng, mũ, cây thần tài
ở lọ hoa…Khi phát hiện có muỗi, đƣa nhẹ nhàng đầu ống lên và hút muỗi vào. Ghi chú nhãn riêng rẽ từng con: vị trí, độ cao, giá thể vào mẫu điều tra. Mỗi nhà thực hiện bắt muỗi đậu nghỉ 15 phút [5].
+ Kỹ thuật điều tra bọ gậy
Kỹ thuật điều tra bọ gậy tiến hành song song cùng với điều tra muỗi trong hộ gia đình. Điều tra lăng quăng/bọ gậy bằng quan sát, thu thập, ghi nhận ở toàn bộ dụng cụ chứa nước trong và quanh nhà.
Giám sát ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn: Phương pháp này dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lƣợng lăng quăng/bọ gậy Aedes trong các chủng loại dụng
cụ chứa nước khác nhau để xác định nguồn phát sinh chủ yếu và độ tập trung của lăng quăng/bọ gậy đối với từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chống véc tơ thích hợp [5].
32
Để xác định ổ bọ gậy nguồn đối với các chủng loại dụng cụ chứa nước khác nhau cần tiến hành các phương pháp thu thập và tính toán khác nhau cụ thể là: Đối với Hồ/bể, bi, phuy, chum…có thể tích > 200l: thu thập bằng vợt theo phương pháp vợt vòng quanh thành dụng cụ chứa nước từ trên xuống dưới khoảng 5 vòng, sau đó vợt tiếp một vợt ở giữa. Sau khi bắt được bọ gậy/lăng quăng, lộn trái vợt, nhúng đáy vợt vào cốc thủy tinh có nước, đổ cốc
ra khay và đếm số lƣợng bọ gậy bằng pipet rồi cho tất cả vào lọ. Nếu dụng cụ chứa nước lớn mà khả năng không bắt hết được bọ gậy thì sử dụng phương pháp vợt 5 vòng quanh thành dụng cụ và số lƣợng bọ gậy đƣợc tính toán và nhân hệ số theo Tessa Knox (2008), một nghiên cứu của nhà côn trùng học người Úc đã nghiên cứu trong 4 năm (2005-2008) và phát triển thành công kỹ thuật điều tra ổ bọ gậy tại Việt Nam với độ chính xác lên đến 90%, phương pháp này có tên là “Kỹ thuật vợt 5 vòng” và đã đƣợc WHO chính thức công nhận [51].