MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 30 - 33)

1.5.1. N oài nước

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng muỗi Aedes aegypti là loại muỗi có hoạt động gần gũi với con người, đồng thời là véc tơ chính của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Năm 1986, Tổ chức y tế thế giới đã đƣa ra 17 loại dụng cụ chứa nước có thể là nơi đẻ của muỗi Ae. aegypti, trong đó bể

cảnh chiếm tỷ lệ cao nhất [6]. Các nghiên cứu ở Bangladesh năm 2015 và Malaysia năm (2016) đã tìm thấy lốp xe và thùng nhựa nhỏ là loại vật chứa

24

chủ yếu cho muỗi Ae. aegypti phát triển [33, 34]. Trong khi ở Brazil đã tìm thấy những chậu hoa và các vật chứa bằng đất nung khác là môi trường sống thuận lợi của bọ gậy muỗi vằn [35]. Tại Mexico, lốp xe và chai là loại vật dụng quan trọng nhất đối với sự sinh sản của muỗi Ae. aegypti [36].

Tại Đông Nam Á, các nghiên cứu cho thấy Ae. aegypti hầu nhƣ chỉ đẻ trứng ở các dụng cụ chứa nước do con người tạo ra. Ở những vùng nóng và khô, các bể treo, bể nước ngầm, bể đựng chất thải có thể là những ổ bọ gậy chính. Còn ở những khu vực thiếu nước thì các dụng cụ chứa nước sinh hoạt trong các hộ gia đình là những ổ bọ gậy phổ biến [35]. Tác giả Linda S. Lloyd (2003) đã chỉ ra các thành tố chính cho chương trình kiểm soát và phòng chống sốt xuất huyết bao gồm giám sát dịch tễ học và côn trùng học; phối hợp

và thực hiện các hành động liên ngành; quản lý môi trường và giải quyết các dịch vụ cơ bản như cấp nước, xử lý nước đã qua sử dụng, quản lý chất thải rắn, xử lý lốp xe đã qua sử dụng [36].

1.5.2. Trong nước

Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nơi sinh sản của muỗi Aedes rất

đa dạng và phong phú về dụng cụ chứa nước. Theo nghiên cứu của Vũ Sinh Nam vào năm (1995), ổ bọ gậy nguồn có thể xếp thành 5 loại chính là bể xây, phuy sắt, chum vại sành, xô chậu và các đồ phế thải [2]. Trần Vũ Phong và cộng sự (2012-2014) nghiên cứu về quần thể véc tơ tại một số địa phương có biên giới với Lào và Campuchia, cho thấy các dung cụ làm tăng khả năng có

bọ gậy Ae. aegypti là; bể cá cảnh, lu/vại, lốp xe, thùng phi và dụng cụ có bọ gậy Ae. albopictus chủ yếu là phế thải, lu/vại, lốp xe, bể cá [37]. Trần Đắc

Phu và cộng sự (2001) chứng minh ổ bọ gậy nguồn cho cả vùng thành thị và nông thôn là các bể xây, chum vại, giếng và dụng cụ phế thải, trong đó đã phát hiện ra giếng là ổ bọ gậy của Ae. aegypti và cung cấp thêm vào danh

sách chủng loại dụng cụ chứa nước cần giám sát ở các tỉnh phía Bắc [38]. Tác giả Trần Công Tú nghiên cứu tại khu du lịch Cát Bà, Hải Phòng năm (2013) cho thấy bọ gậy Ae. aegypti tập trung chủ yếu là lu, phuy nhựa 200 lít và bễ

<1000 lít [39]. Theo Lê Trung Kiên tại Diên Khánh, Khánh Hòa 2020, cho thấy muỗi Ae. aegypti trú đậu trong nhà 92,2% và muỗi Ae. albopictus trú đậu

25

ngoài nhà 95,08% và ổ bọ gậy nguồn đƣợc phát hiện chủ yếu ở lọ hoa, chai lọ phế thải và bể cảnh [40].

Khu vực miền Trung, nghiên cứu của Nguyễn Quang Hải (2011) về tình hình sốt xuất huyết tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 – 2010, cho thấy sự xuất hiện của hai loài muỗi Ae. aegyptiAe. albopictus, trong đó Ae. aegypti chiếm tỷ lệ 99,78% [41]. Nghiên cứu của Bùi Ngọc Lân năm (2014) về đặc điểm dịch tễ học bệnh SXHD tỉnh Bình Định, kết quả ổ bọ gậy nguồn phổ biến nhất ở Bình Định là dụng cụ phế thải, xô/thùng và chum chứa nước sinh hoạt dưới 100 lít [42]. Tại Khánh Hòa nghiên cứu của tác giả Trịnh Công Thức, Viện Pasteur Nha Trang (2015) cho thấy muỗi Ae. albopictus chiếm tỷ

lệ 5,3% và Ae. aegypti chiếm tỷ lệ 94,7% [43]. Năm 2018 - 2019, kết quả giám sát đã mô tả muỗi Ae. aegypti chiếm tỷ lệ cao nhất 51,1%, muỗi Culex

quinquefasciatus 46,8%, muỗi Ae. albopictus chiếm 0,3% và muỗi khác là

1,8% [44]. Nghiên cứu của Bùi Thanh Phú, Viện Pasteur Nha Trang 2018), tại xã Diên An, huyện Diên Khánh đã phát hiện ổ bọ gậy nguồn chủ yếu ở lọ hoa, lốp xe và chậu cây cảnh [45]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Bình, năm 2019 cho thấy kết quả thu thập muỗi tại các ổ dịch SXHD ở khu vực miền Trung là: Aedes sp. có tỷ lệ là (67,3%), Culex sp. (23,9%), Armigeres

sp. (0,9%), Anopheles sp. (8%). Giống muỗi Aedes, Ae. albopitus chiếm tỷ lệ 6,7% và Ae. aegypti (93,3%) [46]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh hòa cho thấy tỷ lệ tập trung bọ gậy

Ae. agypti ở lọ hoa (32,4%), chậu lau nhà (15,9%), vật phế thải (14,1%),

chum vại (10,9%), phuy 8,9%, bể dội cầu (5,62%) [47].

Ở miền Nam, nghiên cứu của Đặng Ngọc Chánh và cộng sự (2011), Mối liên quan giữa véc tơ sốt xuất huyết và biến đổi khí hậu tại 4 xã ven biển tỉnh Bến Tre, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh, cho thấy bọ gậy

Ae.aegypti có trong 6 loại dụng cụ chứa nước, tập trung ở các kiệu lớn có

dung tích trên 200 lít, lu nhỏ và khạp [48]. Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Hai tại tỉnh Đồng Tháp năm (2006) có tỷ lệ tập trung bọ gậy Aedes ở các dụng

cụ chứa nước: vật phế thải, bể nước, hòn non bộ, lu, phuy, chum, bát kê chống kiến, lọ cắm hoa [49].

26

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh thái và ổ bọ gậy nguồn của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại huyện ninh hòa khánh hòa năm 2021 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)