Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố tác động đến sự thoả mãn công việc của cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 47 - 52)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 Xây dựng thang đo

Theo Spector (1997) Thu nhập là đề cập đến việc thỏa mãn của nhân viên về tiền lương và mức tăng lương mà tổ chức đó chi trả cho họ. Cũng theo tháp nhu cầu của Maslow (1943) nhu cầu sinh lý và an toàn có thể đƣợc thể hiện ở các biến đo lường sự thỏa mãn về thu nhập và phúc lợi của tổ chức mang lại.

Tham khảo yếu tố Thu nhập trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc trong lĩnh vực dịch vụ. Tác giả xây dựng thang đo yếu tố Thu nhập nhƣ sau:

Bảng 3.2: Các biến quan sát cho yếu tố Thu nhập

3.5.2 Thang đo Thăng tiến 04 biến quan sát

Thăng tiến đề cập đến việc thỏa mãn của nhân viên về cơ hội thăng tiến của bản thân họ trong công việc (Spector, 1997). Đây là nhu cầu thuộc cấp cao trong tháp nhu cầu của Maslow (1943). Theo Herzberg (1959) Thăng tiến thuộc nhóm nhân tố động viên nếu đƣợc đáp ứng sẽ mang lại sự thỏa mãn trong công việc.

Trong cơ hội thăng tiến cần tạo sự nhận thức công bằng từ nhân viên để quyết định đến hành vi và động cơ làm việc của họ (Vroom, 1964; Adams, 1963)

STT Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo

01 PAY1 Tôi cảm thấy đã được trả lương hợp lý cho công

việc tôi đang làm. Spector (1989);

Spector (1994) Spector (1997) (Nguyễn Phi Tân, (2011)

02 PAY2 Tăng lương của cơ quan là quá ư thất thường.

03 PAY3 Tôi cảm thấy không đƣợc đánh giá cao khi tôi nghĩ

đến khoản tiền mà cơ quan trả cho tôi.

04 PAY2 Tôi rất hài lòng về cơ hội được tăng lương.

Từ các lý thuyết đã trình bày, tham khảo yếu tố Thăng tiến trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc trong lĩnh vực dịch vụ.

Tác giả xây dựng thang đo yếu tố Thăng tiến nhƣ sau:

Bảng 3.3: Các biến quan sát cho yếu tố Thăng tiến

3.5.3 Thang đo Điều kiện làm việc 04 biến quan sát

Điều kiện làm việc đề cập đến các quy tắc, chính sách, thủ tục và khối lƣợng công việc liên quan đến thủ tục giấy tờ. Sự thỏa mãn về điều kiện làm việc khi công việc mang đến cho nhân viên sự thỏa mãn chung và đạt hiệu quả công việc tốt, đồng thời công việc không bị cản trở bởi các tệ quan liêu nơi cơ quan làm việc. Tham khảo thang đo Điều kiện làm việc trong nghiên cứu của Spector (1997), Tác giả xây dựng thang đo yếu tố Điều kiện làm việc trong nghiên cứu này nhƣ sau:

Bảng 3.4: Các biến quan sát cho yếu tố Điều kiện làm việc

3.5.4 Thang đo Sự giám sát 04 biến quan sát

Biến Sự giám sát đề cập đến năng lực, sự công bằng, sự quan tâm của người giám sát trực tiếp nhằm hỗ trợ về tinh thần, k thuật, hướng dẫn công việc cho nhân viên cấp dưới. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là nhu cầu xã hội thuộc nhu

STT Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo

01 PRO1 Thực ra, công việc của tôi có quá ít cơ hội thăng

tiến.

Spector (1989);

Spector (1994) Spector (1997) (Nguyễn Phi Tân, (2011)

02 PRO2 Các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đều có cơ

hội thăng tiến công bằng.

03 PRO3 Ở đây, mọi người tiến bộ nhanh chóng như làm

việc ở những nơi khác.

04 PRO4 Tôi lấy làm hài lòng với cơ hội thăng tiến của

mình.

STT Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo

01 OPE1 Có nhiều thủ tục và qui định gây cho việc thực hiện

công việc khó khăn. Spector (1989);

Spector (1994) Spector (1997) (Nguyễn Phi Tân, (2011)

02 OPE2 Các nỗ lực của tôi nhằm làm tốt công việc ít khi bị

cản trở bởi tệ quan liêu.

03 OPE3 Tôi có quá nhiều việc phải làm.

04 OPE4 Tôi có quá nhiều công việc giấy tờ.

cầu cấp cao trong tháp nhu cầu của Maslow (1943). Mối quan hệ này thuộc nhóm duy trì trong thuyết hai nhân tố của Herzberg (1959).

Từ các lý thuyết đã trình bày, tham khảo yếu tố sự giám sát trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc trong lĩnh vực dịch vụ.

Tác giả xây dựng thang đo yếu tố Sự giám sát trong nghiên cứu này nhƣ sau:

Bảng 3.5: Các biến quan sát cho yếu tố Sự giám sát

3.5.5 Thang đo Đồng nghiệp 04 biến quan sát

Đồng nghiệp đề cập đến mối quan hệ với các nhân viên đang cùng làm chung một tổ chức. Biến Đồng nghiệp đề cập đến mối quan hệ giữa các nhân viên, năng lực của nhân viên và sự chia sẻ lẫn nhau trong công việc. Tương tự như biến Giám sát, sự thỏa mãn về mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau thuộc về nhu cầu xã hội, là nhu cầu bậc cao được thỏa mãn bên trong (bên trong con người) và khó để thỏa mãn.

Tham khảo thang đo biến Đồng nghiệp trong nghiên cứu của Spector (1997), tác giả xây dựng thang đo cho biến Đồng nghiệp trong nghiên cứu này nhƣ sau:

Bảng 3.6: Các biến quan sát cho yếu tố Đồng nghiệp

3.5.6 Thang đo Bản chất công việc 04 biến quan sát

Bản chất công việc đề cập đến mức độ nhiệt tình, ƣa thích của bản thân khi thực hiện công việc. Bản chất công việc là yếu tố thuộc nhóm yếu tố động viên

STT Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo

01 SUP1 Sếp của tôi là người rất có năng lực làm việc Spector (1989);

Spector (1994) Spector (1997) (Nguyễn Phi Tân, (2011)

02 SUP2 Sếp thật không công bằng đối với tôi.

03 SUP3 Sếp của tôi quá ít quan tâm đến cảm nghĩ của nhân

viên cấp dưới.

04 SUP4 Tôi rất mến người sếp của mình.

STT Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo

01 COW1 Tôi rất mến các đồng nghiệp cùng làm việc. Spector (1989);

Spector (1994) Spector (1997) (Nguyễn Phi Tân, (2011)

02 COW2 Tôi cho rằng tôi cần phải làm việc cực hơn bởi vì

các đồng nghiệp của tôi thiếu năng lực.

03 COW3 Tôi rất thích đồng sự của tôi

04 COW4 Có quá nhiều chuyện cãi vặt và gây nhau ở đây.

trong thuyết hai nhân tố của Herzberg. Tham khảo thang đo Bản chất công việc trong nghiên cứu của Spector (1997) trong lĩnh vực dịch vụ, tác giả xây dựng thang

đo cho biến Bản chất công việc trong nghiên cứu này nhƣ sau:

Bảng 3.7: Các biến quan sát cho yếu tố Bản chất công việc

3.5.7 Thang đo Giao tiếp thông tin 04 biến quan sát

Giao tiếp thông tin đề cập đến việc chia sẻ thông tin của tổ chức với nhân viên và giữa các nhân viên với nhau. Đây là một yếu tố thuộc nhóm nhu cầu xã hội trong tháp nhu cầu của Maslow (1943) và khó đƣợc thỏa mãn. Tham khảo thang đo Giao tiếp thông tin trong nghiên cứu về thỏa mãn công việc ở lĩnh vực dịch vụ của Spector (1997), tác giả xây dựng thang đo cho biến Giao tiếp thông tin nhƣ sau:

Bảng 3.8: Các biến quan sát cho yếu tố Giao tiếp thông tin

3.5.8 Thang đo Tưởng thưởng 04 biến quan sát

Tưởng thưởng là nhu cầu bậc cao được thỏa mãn bên trong theo thuyết nhu cầu của Maslow (1943). Tưởng thưởng đề cập đến sự công nhận và đánh giá cho công việc đƣợc thực hiện tốt. Đây cũng là một yếu tố thuộc nhóm động viên trong thuyết hai yếu tố của Herzberg (1959).

Từ các lý thuyết đã trình bày, tham khảo yếu tố Tưởng thưởng trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thỏa mãn công việc trong lĩnh vực dịch vụ.

STT Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo

01 NUT1 Đôi khi, tôi cảm thấy công việc mình làm không có

ý nghĩa. Spector (1989);

Spector (1994) Spector (1997) (Nguyễn Phi Tân, (2011)

02 NUT2 Tôi rất thích các công việc tôi đang làm.

03 NUT3 Tôi cảm thấy rất tự hào về công việc đang làm.

04 NUT4 Công việc của tôi thật tuyệt.

STT Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo

01 COM1 Theo tôi, giao tiếp trong cơ quan này là tốt.

Spector (1989);

Spector (1994) Spector (1997) (Nguyễn Phi Tân, (2011)

02 COM2 Tôi không biết rõ các mục tiêu của tổ chức.

03 COM3 Tôi thường cảm thấy tôi không biết việc gì đang

diễn ra đối với cơ quan này.

04 COM4 Công việc cấp trên giao không đƣợc giải thích đầy

đủ, tường tận.

Bảng 3.9: Các biến quan sát cho yếu tố Tưởng thưởng

3.5.9 Thang đo Phúc lợi 04 biến quan sát

Theo tháp nhu cầu của Maslow (1943) nhu cầu thỏa mãn về thu nhập và phúc lợi là nhu cầu về sinh lý và an toàn. Sự nhận thức của nhân viên về kỳ vọng họ đạt được trong tương lai cũng như sự đánh giá về sự công bằng về các khoản phúc lợi họ được hưởng quyết định đến hành vi và động cơ làm việc cũng như sự thỏa mãn trong công việc.

Tham khảo thang đo Phúc lợi trong nghiên cứu của Spector (1997) trong lĩnh vực dịch vụ, tác giả xây dựng thang đo cho biến Phúc lợi trong nghiên cứu này nhƣ sau:

Bảng 3.10: Các biến quan sát cho yếu tố Phúc lợi

Sự thỏa mãn công việc của cán bộ, công chức, viên chức tại huyện Bắc Tân Uyên tỉnh Bình Dương được thể hiện bằng phương trình hồi quy bội như sau:

SPP = β0 + β1*PAY + β2*PRO + β3*OPE + β4*SUP + β5*COW + β6*NUT+

β7*COM + β8*COR + β9*FRB + ε

STT Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo

01 COR1 Khi tôi làm tốt một công việc, tôi được mọi người

thừa nhận về điều này.

Spector (1989);

Spector (1994) Spector (1997) (Nguyễn Phi Tân, (2011)

02 COR2 Tôi không cảm thấy công việc tôi làm đƣợc đánh

giá đúng.

03 COR3 Có ít phần thưởng dành cho những người làm việc

ở đây.

04 COR4

Tôi không cảm thấy nỗ lực của mình được thưởng công một cách xứng đáng theo cách mà đáng ra phải được thưởng.

STT Ký hiệu Biến quan sát Tham khảo

01 FRB1 Tôi không hài lòng với phúc lợi được hưởng.

Spector (1989);

Spector (1994) Spector (1997) (Nguyễn Phi Tân, (2011)

02 FRB2 Phúc lợi mà chúng tôi nhận là tốt giống nhƣ các cơ

quan khác.

03 FRB3 Gói phúc lợi mà chúng ta được hưởng là công

bằng.

04 FRB4 Có nhiều phúc lợi chúng ta không được hưởng mà

đáng ra chúng ta cần được hưởng.

+ + + + + + +

+ +

Trong đó :

+ Các biến độc lập (Xi): PAY, PRO, OPE, SUP, COW, NUT, COM, COR, FRB

+ Biến phụ thuộc Mức độ thỏa mãn chung công việc: SPP.

+ βk là hệ số hồi quy riêng phần (k = 0…….9) + ε: sai số tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố tác động đến sự thoả mãn công việc của cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại huyện bắc tân uyên, tỉnh bình dương (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)