Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại trường đại học lạc hồng (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Mô hình nghiên cứu

Từ những định nghĩa, các học thuyết và các nghiên cứu đi trước, cộng với thực tiễn công việc tại Trường Đại học Lạc Hồng dựa trên cơ sở đó tác giả rút ra các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn chung của người lao động tại Trường Đại học Lạc Hồng, nghiên cứu này xem xét sự tác động của mười yếu tố đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Trường Đại học Lạc Hồng như sau:

- Thương hiệu của trường: Thương hiệu thông thường gắn liền với quy mô và mức độ nổi tiếng của trường, nó có thể tạo ra ước mong của nhân viên được làm việc và cống hiến cho một nơi mà mình cảm thấy tự hào và vui vẻ khi ai nhắc đến, thương hiệu còn thể hiện sự thành công và tự tin khi nhân viên tiếp xúc với cộng đồng xã hội. Theo Maslow thì tự hào này nằm trong nhu cầu được tôn trọng vì người lao động sẽ phấn đấu làm việc cho những trường lớn, nổi tiếng; để được mọi người và xã hội tôn trọng và cũng là nhân tố chính trong nghiên cứu của Michael và Ward (2000), Freeman (1977).

- Môi trường, điều kiện làm việc: Yếu tố này tập trung các nhân tố về các điều

18

kiện về cơ sở vật chất để thực hiện công việc, cách điều hành, cách làm việc, sự hợp tác và không khí nơi làm việc. Theo Maslow thì yếu tố này thuộc về nhóm nhu cầu an toàn, không khí làm việc và tinh thần hợp tác thuộc về nhu cầu xã hội, theo thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg thì các yếu tố này thuộc nhóm các yếu tố về môi trường có khả năng gây ra sự không thỏa mãn, theo học thuyết tồn tại, quan hệ thân thiết và phát triển – ERG (Existence, Relatedness, Growth) thì các yếu tố này thuộc về nhu cầu các quan hệ thân thiết và nhu cầu phát triển.

Theo các nghiên cứu đi trước thì yếu tố này cũng được quan tâm trong nghiên cứu của Freeman (1977), Thobega, M.,& Miller, G. (2002)

- Tiền lương, thưởng: Vấn đề tiền lương và thưởng có ảnh hưởng tới tất cả các phương diện trong nội dung quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức kinh tế nói chung và Trường Đại học nói riêng và là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Người lao động mong sự công bằng trong tiền lương và thưởng không những vì thu nhập mà còn vì lòng tự trọng. Họ cảm thấy bị xúc phạm khi kết quả làm việc của họ hơn một số người nào đó (có thể là trong hoặc ngoài Trường) mà vẫn phải chịu một mức lương thấp hơn. Trường Đại học muốn tạo động lực làm việc tốt cho người lao động thì phải chứng minh được rằng chỉ có kết quả làm việc tốt mới cạnh tranh được mức lương. Theo thuyết Maslow thì yếu tố này thuộc nhu cầu sinh lý cơ bản nhất của con người, tuy nhiên theo Maslow thì lương và thưởng là yếu tố căn bản để sống nhưng trên thực tế nó còn là động lực và mục tiêu phấn đấu để người lao động làm việc và khẳng định mình trong xã hội. Đây là yếu tố quan trọng mà hầu như trong nghiên cứu nào về thỏa mãn của người lao động đều có đề cập đến.

- Phúc lợi: Phúc lợi gồm bảo hiểm, chế độ du lịch, nghỉ hè, chế độ khi ốm đau, thai sản... Theo thuyết Maslow thì yếu tố này thuộc nhu cầu sinh lý.

- Cấp trên: Yếu tố này quan trọng đến sự thỏa mãn người lao động vì nếu cấp trên có tính cách tốt và năng lực cao, và biết đối sử động viên kịp thời sẽ làm

19

cho người lao động thỏa mãn trong công việc cao hơn yếu tố này năm trong nhu cầu thứ 3 của Maslow đó là nhu cầu giao tiếp với những người khác và mong muốn được người khác thừa nhận, theo thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg thì các yếu tố này thuộc nhóm các yếu tố về môi trường có khả năng gây ra sự không thỏa mãn. Trong nghiên cứu của Murray (1999) thì yếu tố này cũng được đề cập đến như là một biến tác động đến sự thỏa mãn chung.

- Đồng nghiệp: Đồng nghiệp là người bạn làm việc cùng với nhau. Tương tự mối quan hệ với cấp trên, người lao động cần có được sự hỗ trỡ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp. Đồng thời, người lao động phải tìm thấy đồng nghiệp của mình tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy.

- Cơ hội đào tạo, học hỏi: Cơ hội đào tạo, học hỏi chính là học hỏi kinh nghiệm

từ người đi trước, học thêm kiến thức chuyên môn mới, được huấn luyện để hoàn chỉnh thêm kỹ năng, nghiệp vụ. Đào tạo, học hỏi không những để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm mà nó còn là động lực để giúp người lao động có hứng thú trong công việc, tránh đi sự nhàm chán khi đã quen công việc. Trong các nghiên cứu đi trước của Saziye Gazioglu thì đây là nhân tố quan trọng tác động đến sự thỏa mãn chung.

- Cơ hội thăng tiến: Cơ hội thăng tiến trong luận án này được hiểu như một bước tiến trong nghề nghiệp, và cơ hội sẽ đến với mọi người một cách công bằng như nhau. Trong Trường, nếu người lao động nào có khả năng và làm việc hiệu quả cao thì người đó được nhìn nhận và đề bạt, trong yếu tố này không đề cập đến khía cạnh thăng tiến nhờ mối quan hệ. Khi thăng tiến trong công việc đồng nghĩa với được cấp trên nhìn nhận vào năng lực làm việc và lợi ích mang lại nhiều cho Trường, được đề bạt thăng chức. Theo thuyết Maslow thì yếu tố này nằm trong nhu cầu nhu cầu được tôn trọng và khẳng định mình, theo thuyết 2

20

nhóm yếu tố của Herzberg thì các yếu tố này thuộc nhóm các yếu tố về môi trường có khả năng gây ra sự không thỏa mãn, trong khi nghiên cứu của Gazioglu, Tansel (2002), Freeman (1977), Thobega, Miller (2002) cũng có yếu

tố này.

- Mối quan hệ: Theo thuyết của Maslow thì yếu tố này thuộc nhu cầu xã hội. Đó

là nhu cầu giao tiếp với những người khác và mong muốn được người khác thừa nhận. Yếu tố này cũng là yếu tố gây nên sự không thỏa mãn theo thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg. Theo thuyết tồn tại, quan hệ thân thiết và phát triển – ERG (Existence, Relatedness, Growth) thì yếu tố này thuộc về nhu cầu về các quan hệ thân thiết.

- Nhận thức về công việc đang làm: Yếu tố này được hiểu như một cảm nhận của người lao động trong Trường về giá trị công việc mà mình đang làm, bản thân công việc này nó ảnh hưởng ra sao đối với mục tiêu chung của Trường và kết quả tốt trong công việc mang lại sự thỏa mãn ra sao cho người lao động. Theo Maslow thì đây là yếu tố nằm trong nhu cầu tự khẳng định mình, thuyết tồn tại, quan hệ thân thiết và phát triển – ERG (Existence, Relatedness, Growth) yếu tố này thuộc nhu cầu phát triển.

21

Dựa trên các thành phần của sự thỏa mãn công việc, mô hình nghiên cứu ban đầu được đề nghị như sau:

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu lý thuyết

22

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại trường đại học lạc hồng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)