CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG
1.2. Nguyễn Danh Lam và nét độc đáo trong sáng tác
1.2.1. Đóng góp mới mẻ về mặt nội dung
1.2.1.1. Đổi mới quan niệm về hiện thực
Quan niệm hiện thực của các nhà văn được đổi mới triệt để sau 1975. Hiện thực ở đây không thể hiện đơn giản, xuôi chiều mà phong phú, đa dạng: nó được soi chiếu ở mọi góc độ, đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống bề bộn, ngang trái. Quan niệm này không chỉ đi từ quan niệm cá nhân của nhà văn mà còn từ kinh nghiệm cộng đồng, từ những quan niệm nhân bản khác nhau trong xã hội. Hiện thực đa chiều
là hiện thực chưa đoàn kết, đòi hỏi nhà văn phải luôn tìm tòi và khám phá. Khám phá đời sống từ đời tư phức tạp; từ số phận cá nhân đến số phận chung của cộng đồng.
Điều này đem lại cho văn học những hiện thực mới mẻ, chân thực, đậm chất nhân văn và thực sự gần gũi với con người.
Cách nhìn hiện thực, trong quan niệm và sáng tác của Nguyễn Danh Lam không phải là cách nhìn xuôi chiều, dễ dãi, lạc quan. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nhà văn luôn khai thác những vấn đề gai góc của cuộc sống. Nhà văn bộc bạch những suy nghĩ về mình về cuộc sống: “Nói ra khó lọt tai, nhưng quả thực tôi có cảm
giác như ngồi trong một căn phòng sát bên hè phố vậy, nhiều tiếng động. Trong những tiếng động ấy có tiếng rú ga, tiếng bóp còi, tiếng….cãi cọ, tiếng rao…mà rất khó nghe thấy một tiếng nhạc. Chắc là có, nhưng bị át mất rồi cũng nên?!” [12]
Có người nói “trong tác phẩm có bóng dáng tác giả”, điều này có lẽ không đúng với nhà văn Nguyễn Danh Lam. Nếu ngoài đời anh luôn hóm hỉnh, tếu táo….thì văn anh lại nặng trĩu những trăn trở, ưu tư trước thời cuộc và những thân phận con người. Hiện thực trong tác phẩm Nguyễn Danh Lam là hiện thực đa chiều. Đó là cuộc sống khốc liệt, nghèo nàn của những con người lao động nơi xóm ga: “Những
nhà ga, trong kí ức và cả trong suy tưởng; những hành trình tưởng đâu sẽ đến miền đất hứa; cái bến đời vô thường mà bao nhiêu ngộ nhận, bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu điều ân oán..” [29]. Trong cõi chật hẹp nhân sinh, trong cuộc hành trình dài kiếm tìm
hạnh phúc, trong nỗi khát khao làm người ấy, những nhân vật dường như cứ lạc mất nhau giữa dòng đời hỗn loạn, đầy nghi kị, ích kỉ, nhỏ nhen, miệt thị, thù hằn, mặc cảm (Bến vô thường)
Đó còn là một xã hội với cái nghèo còn chi phối quay quắt trong Giữa dòng chảy lạc. Tháng lương làm thuê của Anh bèo bọt đến nỗi Anh không dám về nhà.
Tuần trăng mật của Anh và cô (bán bảo hiểm) hiu hắt thê lương trong nhà trọ rẻ tiền
vì cả hai người đang thất nghiệp. Tiền bà chị gửi thì nhẵn túi. Cô gái học anh văn thì chỉ mong gặp người xuất ngoại để thoát nghèo. Chủ nghĩa thực dụng làm sụp đổ tất
cả. Cô bảo hiểm lấy Anh chỉ là để che đi cái thực tại đồng tính của mình trước mặt cha mẹ và mọi người. Vì thế, dù gia đình cha mẹ cô, gia đình cha mẹ và chị của Anh
và cả Anh nữa, có khát khao thế nào, vun đắp thế nào cũng chỉ là xây nhà trên cát.
Tất cả đều thật đáng thương trước sự phũ phàng của dòng đời hôm nay. Nó cứ băng
về phía trước và hất tất cả ra bên lề những con người cố giữ lấy những giá trị truyền thống, giá trị nhân bản.
Với Giữa vòng vây trần gian, thế gian là một cái làng tưởng như chen chúc, hỗn độn mà chỉ là chốn vắng. Vũ trụ kia chỉ là một cái hố đen hư vô. Một thiên tai quét qua là xóa sổ. Đó là sự giải tạm đến hư vô của mọi tồn tại trong cái vô thủy vô chung của thời gian vũ trụ, sự lệ thuộc không thể cưỡng lại được của con người vào những thiết chế xã hội và vào chính những định kiến của mình, do mình tạo ra. “Khi con người còn ngụp lặn trong vực thẳm của sự nghi kị và sợ hãi, khi nào mà con người không thể kết nối với con người bằng sự thông hiểu và tình yêu thương,thì khi
đó, cõi trần gian này còn là một vòng vây đầy khổ ải đối với mọi phận người” [30]
Tuy nhiên hiện thực trong sáng tác của Nguyễn Danh Lam không chỉ là những thù hằn, nghi kị, sợ hãi; không chỉ là nỗi đau của cả một thế hệ trước sự thay đổi không định trước của cuộc đời đang vùn vụt lao nhanh. Mà còn là một thế giới hết mực thương yêu của những tấm lòng nhân hậu, bao dung. Trong Giữa dòng chảy lạc tình cảm gia đình được thể hiện qua sự thương yêu chăm sóc của người chị bên nước ngoài với Anh; tình cảm của cha mẹ cô gái bán bảo hiểm đối với con rể (Anh), đối với con (cô gái bán bảo hiểm); tình cảm của bà mẹ tâm thần với đứa con thực vật.
Hay đó là tình yêu quê hương lắng đọng của ông bạn họa sĩ (bạn Anh) ngay cả khi vào cõi hư vô, lão vẫn nói với anh cái khát vọng được gửi mình nơi dòng sông quê hương mênh mang, mát rượi. Có thể nói, Nguyễn Danh Lam đã viết được một bài thơ đẹp về tình yêu quê hương, dù rằng những chuyện anh viết, nhiều người đã kể. Quê hương không phải là cái gì trừu tượng mà là tiếng rao đêm, ly cà phê quán cóc, là những con người nghèo khó, nghĩa tình, là cái không khí hít thở hàng ngày. Nhiều người muốn đi nước ngoài để có cuộc sống sung túc hơn, thoải mái hơn, điều ấy cũng
là bình thường trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thế nhưng khi hội nhập với thế giới ta không được để mất đi bản sắc văn hóa của mình, và tình yêu quê hương là một
Danh Lam đã khẳng định được điều ấy. Có thể nói, Giữa dòng chảy lạc là một bài ca của yêu thương nặng lòng, yêu thương vượt không gian, thời gian, yêu thương vượt mọi lẽ sinh tử ở đời. Giữa dòng chảy lạc, từ nỗi buồn thấm thía, đắm chìm, gợi lên
một cảnh tỉnh. Để đứng dậy và thương yêu, sau khi gập lại trang sách cuối cùng và ngước nhìn cuộc sống còn mênh mông phía trước...