Yếu tố kì ảo trong việc xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (Trang 66 - 70)

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM

3.2.1. Yếu tố kì ảo trong việc xây dựng nhân vật

Trước hết Nguyễn Danh Lam sử dụng yếu tố kì ảo trong miêu tả chân dung nhân vật, đặc biệt ở những tác phẩm đầu tay.

Như phần trên đã phân tích, không phải nhân vật nào nhà văn cũng miêu tả ngoại hình nhưng những chi tiết Nguyễn Danh Lam lựa chọn để vẽ nên ngoại hình nhân vật đều mang một chút gì bất thường, ma quái và đầy ám ảnh. Đây là nhân vật lão trong Bến vô thường: “Ánh đỏ ma quái hắt lên khuôn mặt của lão. Một gương mặt không ra già, không ra trẻ. Đôi mắt u uẩn sắc như dao thụt sâu dưới hai ụ mày thâm u, vừa rờn rợn vừa gần gũi. Nhiều đêm, đôi mắt ấy như phát sáng. Hai gò má lão nhô cao, nhưng không phải do xương gò má cao mà do má lão hóp. Miệng lão cũng thế, hai môi mỏng cố khép lại để tránh đôi hàm răng như luôn tìm cách bật ra ngoài. Mặt lão hầu như không có thịt. Một gương mặt vừa cháy lên sắc sống vừa dập dờn màu chết” [1,22]. Hay nhân vật thằng mắt híp: “Mỗi ngày hai chân nó bỗng mọc trở lại một đoạn trông thấy. Chỗ thịt tái sinh phủ lên một lớp da sần sùi như vỏ cây.

Toàn thân nó cũng trùm lên một lớp da như thế, có cả những mảng loang lổ, mông mốc như thể địa y” [1,143].

Nguyễn Danh Lam cũng đã sử dụng yếu tố kì ảo trong việc làm mờ hóa nhân vật. Nguyễn Danh Lam không tham lam giải quyết hết những câu hỏi về cuộc đời

nhân vật, nhà văn để nhân vật xuất hiện đột ngột không một sợi dây liên hệ gì với quá khứ và không tương lai, nhân vật luôn mờ ảo và chứa đựng những điều bí ẩn lớn. Nó như rơi thẳng xuống từ khoảng hư không của hàng nghìn năm lịch sử, hóa thân vào

một con người nào đó bất kì trong cõi sống của chúng ta. Và rồi kết cục nó sẽ lại tan biến đi vào khoảng hư không ấy. Nhân vật ông họa sĩ chết mà không rõ nguyên nhân,

cô gái bán bảo hiểm cũng biến mất một cách khó hiểu mà không ai biết được cô đi đâu (Giữa dòng chảy lạc). Trong Bến vô thường sự biến mất của hai mẹ con thằng

câm cùng cô gái con nhà hàng nước được tác giả miêu tả thấm đẫm chất kì ảo và hoang đường: “Cái ụ lật ra, tròn xoe ở giữa là ba quả trứng, nhìn như thể trứng

rắn… Những vệt máu đỏ li ti như đang rùng mình trườn đi dưới lớp vỏ trắng đục…ba quả trứng phình ra, đồng loạt nổ tung như thể trong lòng có gắn thuốc súng. Không phải trứng, toàn một màu đỏ sệt tanh tanh tựa máu đông” [1,210-211]. Ta dường

như bắt gặp những kiểu mờ hóa nhân vật hay nhân vật biến mất này trong nhiều sáng tác của các cây bút tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nhân vật Kim trong Ngồi của

Nguyễn Bình Phương chỉ xuất hiện trong giấc mơ của Khẩn, người đọc hoàn toàn không biết cô sống hay chết. Rất có thể, Kim chỉ là một sự tưởng tượng ám ảnh của Khẩn. Thậm chí có những nhân vật mất tích một cách khó hiểu như Quân trong Trí nhớ suy tàn biến mất cùng với 500 triệu. Bố Nhung mặc dù có địa chỉ cụ thể nhưng

hỏi ai cũng bảo không biết. Hay như nhân vật người mẹ trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư ra đi một cách bí ẩn như là một nỗi nhức buốt ám ảnh ba bố con,

ám ảnh cho toàn bộ câu chuyện về sau này. Chính việc dừng lại chứ không bám đuổi cho đến hết câu chuyện về mỗi nhân vật đã tạo cho tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam có một biên độ lớn để dãn nở theo tưởng tượng của độc giả. Như vậy, nhân vật của Nguyễn Danh Lam sống giữa xã hội nhưng dường như lại không tồn tại trong xã hội đó, nó có một thế giới riêng của mình. Tất cả giống như một giấc mơ, không có thực, đầy hư ảo.

Thế giới tâm linh, vô thức với những nỗi ám ảnh, sợ hãi của nhân vật

Ngoài những yếu tố ngoại hình dị thường, Nguyễn Danh Lam đặc biệt khai thác phần tâm lý, đi vào cõi vô thức của nhân vật, trong khoảnh khắc đó, con người thể hiện phần sâu kín nhất với bản thể của mình. Đó chính là thế giới vô thức và nỗi

kì ảo như truyện của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương. Tuy nhiên chính

“yếu tố huyền ảo được sử dụng vừa phải tạo được ấn tượng mộng mị liêu trai, tuy đôi chỗ gây cảm tưởng phóng tay tùy hứng. Nguyễn Danh Lam chứng tỏ một tay nghề tiểu thuyết có ý thức mang đến cho độc giả đôi điều mới lạ” [26]. Nếu như Nguyễn Huy Thiệp quan tâm nhiều nhất đến các dạng truyện kết cấu theo cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại, tái sinh các nhân vật lịch sử: Trương Chi, Quang Trung… hay các nhân vật thần thoại: con gái thủy thần… Võ Thị Hảo luôn chú ý đến nhân vật biến dạng: Chàng cá bơn, nhà sư Đại điên… thì Nguyễn Danh Lam nghiêng nhiều về phía tâm linh, với cõi hồn thiêng liêng của con người, tác giả thường khai thác những yếu tố tâm linh, tín ngưỡng sự vận động của ý nghĩ, con người trong cả hai mặt nhận thức và vô thức. Và để khám phá thế giới vô thức của nhân vật, Nguyễn Danh Lam

sử dụng giấc mơ như một phương tiện để đi tới tầng sâu nhất của con người. Những giấc mơ, những cơn mộng mị, mê sảng…trở thành “chiếc cầu nối” đưa ta vào cõi hoang vu nhất, sâu kín nhất của tâm hồn nhân vật. Ở đó, chúng ta thấy được những

mơ ước thầm kín, những nỗi sợ hãi giày vò, những bí mật đen tối, cả những niềm hi vọng và tuyệt vọng không thể giãi bày, những vùng kí ức không thể nguôi ngoai.

Trong Giữa vòng vây trần gian, nhân vật Thữc bị ám ảnh bởi rất nhiều giấc

mơ quái đản. Đó là giấc mơ về đám ma bên bờ sông : “Thấp thoáng bóng một cỗ

quan tài sơn đỏ…. Chạy cạnh quan tài, duy nhất một bóng trắng, tóc xõa che gần kín mặt” [1,177]. Khi lên ngôi tháp cổ, những giấc mơ thường trực trở về bên Thữc nhiều

hơn: “Những cái bóng hết sức giống nhau mà lại hoàn toàn khác nhau. Có cái hốc

hác, vàng khè. Có cái trương lên trắng ủng. Có cái dài ngoẵng, xiêu vẹo… Tất cả chúng đều rên rỉ, đôi lúc gào lên….. Cơn ác mộng nửa thực, nửa hư..” [1,199]. Hình

ảnh bà mẹ cô gái với vết thương do anh gây ra cũng trở về ám ảnh anh trong từng giấc mơ điên loạn: “Thữc đặc biệt chú ý vào một chiếc bóng. Anh nhận thấy ở nó có

một vẻ gì quen quen. Mái tóc dài phủ quanh chiếc sọ. Giữa đỉnh đầu nứt ra thành một cái rãnh đen ngòm ” [1,204]. Phải chăng ngôi tháp cổ chính là thế giới của

những âm hồn chưa siêu thoát, hàng đêm họ vẫn hiện về từng đoàn, từng lũ như cố níu kéo chút nào sự tồn tại đau khổ của kiếp người.

Giấc mộng mở rộng không gian, đưa người đọc đi sâu hơn vào một thế giới không dễ dàng nhìn được trực diện. Thông qua yếu tố kì ảo trong giấc mơ, tác giả muốn thể hiện một thế giới bên trong nhiều bấn loạn, bất ổn của nhân vật.

Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam đều có nỗi sợ hãi, ám ảnh

vô thức. Trong Bến vô thường, nhân vật tôi – chú bé con chủ nhà trọ bị ám ảnh bởi

ánh trăng, hắn – một kẻ không sợ trời, không sợ đất, lại đi sợ con gái nhà chủ hàng nước: “Mỗi lần chạm mặt, người hắn lại nhũn ra như con chi chi, hai chân tuồng như

muốn lẩn tránh. Cái sợ như ấn định từ tiền kiếp, chẳng khác gì chuột sợ rắn, dế sợ ” [1,63]. Trong Giữa dòng chảy lạc, nhân vật gã là nỗi ám ảnh của anh, của ông

già họa sĩ, của cả câu chuyện từ đầu đến cuối: “Sực nhớ lại nhân vật này, hình như

cái gì gã cũng biết” [1,353]. Ám ảnh của Thữc và cô gái trong Giữa vòng vây trần gian là nỗi ám ảnh, lo sợ về họ - những người dân làng. Họ không ở đâu nhưng

dường như có mặt khắp nơi. Họ không lộ diện, không hình tích nhưng lại đầy sự đe dọa công khai…Nguyễn Danh Lam không “kể lại” những ám ảnh của nhân vật, anh chỉ tập trung mô tả trạng thái tâm lý của con người trước những ám ảnh mà họ phải chịu đựng. Nguyễn Danh Lam không bao giờ đi đến tận cùng lý giải vì sao nhân vật

có những ám ảnh đó, bởi anh muốn nhắc nhở người đọc về một thế giới không hoàn thiện. Dường như những nỗi ám ảnh không lý giải được thể hiện sự bất lực của con người trước thế giới tự nhiên bao la, huyền bí. Và cũng chính ở đây, nhà văn muốn chỉ rõ những phần tối, phần mềm yếu của con người. Trong nỗi sợ hãi đó, con người thừa nhận tồn tại ngoài mình, ngoài những hiện thực mình nhìn thấy là một thế giới khác con người chưa chế ngự được. Họ hành động trong một thế giới không dễ cắt nghĩa và lý giải. Bởi, trên thực tế tác giả cũng hoàn toàn không có ý định giải đáp cho

nó. Tất cả vẫn trong trạng thái kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống. Tuy nhiên, như đã nói ở trên Nguyễn Danh Lam nhắc nhở người đọc về một thế giới không hoàn thiện. Nó

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)