CHƯƠNG 1: ĐẢNG BỘ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (1954 - 1957)
1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất và sản xuất nông nghiệp sau ngày hòa bình lập lại
Sản xuất nông nghiệp không chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của Hà Nội. Là đô thị có bề dày lịch sử, yếu tố kinh tế đô thị với sự phát triển của công thương nghiệp luôn là yếu tố nổi bật trong nền kinh tế ở đây. Đối với ngoại thành, do tập trung nhiều đất đai nên nông nghiệp luôn luôn đóng vai trò chủ đạo. Lúc mới giải phóng, khi Ủy ban Hành chính chưa được thành lập, ngoại thành Hà Nội gồm phần lớn các xã ở hai huyện: Từ Liêm, Thanh Trì
và mấy xã bên kia cầu Long Biên của huyện Gia Lâm. Ngoại thành Hà Nội chia làm hai khu vực, lấy Đê La Thành làm giới hạn ven nội chỉ chiếm 1,5 ha đất đai. Ruộng đất ngoại thành ít, lúc mới giải phóng có 10.394 ha, trong đó có 9.521 ha đất trồng trọt, bình quân chỉ có hai sào 0.2 thước một nhân khẩu. Theo
số liệu của UBHC Hà Nội, khi mới giải phóng, Hà Nội có 1097 ha ruộng đất bị
bỏ hoang, năng suất lúa thấp, bình quân đạt 7.4 tạ/hecta [119, tr.10].
Ở Vùng đất bãi, vùng ít ruộng, nạn đói diễn ra liên tiếp và hậu quả hết sức nặng nề.
Trước ngày giải phóng, sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đã phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, chuyên canh. Nhiều vùng sản xuất đã mang tính chất sản xuất hàng hóa. Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, đã có sự phân công lao động nội bộ trong từng ngành, kinh doanh trong từng gia đình.
Sản xuất nông nghiệp phân ra các vùng rõ rệt:
Vùng sản xuất rau và trồng hoa;
Vùng trồng lúa;
Vùng đất bãi thì trồng ngô, khoai;
Vùng đánh cá;
Ngoài trồng lúa dân cư ngoại thành còn s ống bằng nhiều nghề khác nhau: trồng dâu nuôi tằm ở Vĩnh Tuy, trồng hoa đào và quất ở Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, vùng chuyên trồng hoa ở Ngọc Hà...Ruộng đất không chỉ gắn bó với cây lúa mà còn gắn bó với nhiều loại cây hoa màu đem lại giá trị kinh tế cao. Thủ công nghiệp khá phát triển ở Hà Nội, ở đây tập trung nhiều làng nghề sản xuất hàng thủ công: Nghĩa Đô phát triển nghề dệt, Đông Thái chuyên nghề giấy...Vùng ven sông Hồng cư dân tập trung phát triển nghề cá.
Khác với những vùng nông thôn thông thường, kinh tế nông thôn Hà Nội có tính chất đan xen giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống. Dân cư nông thôn Hà Nội sống bằng nhiều nghề khác nhau, không chỉ gắn bó với ruộng đất.
Công lao động các nghề cao hơn công lao động nông nghiệp. Có một số vẫn làm ruộng nhưng qua thời vụ lại vào thành phố buôn bán hoặc lao động làm công. Có một số chủ yêu sống bằng nghề thủ công, nghề phụ và buôn bán hoặc đan xen giữa làm ruộng với nghề thủ công. Ở các xã có nhiều nghề phụ thì nông dân ít thiết tha với nghề nông và không chuyên tâm làm nông nghiệp. Ở một
số xã tỷ lệ số hộ và người không làm ruộng khá cao. Xã thấp nhất
là Nhật Tân, Quảng Bá, có 6.7% tỷ lệ nhân khẩu không làm ruộng;
nơi cao nhất là Ngọc Hà, Hữu Tiệp, có tới 72.6% nhân khẩu không làm ruộng. Nơi này vốn là những vùng tr ồng hoa điển hình của Hà Nội.
Bảng 1.2 : Tình hình hộ và người không làm ruộng ở một số xã [129, tr 23]
Tỷ lệ
Xã điều tra
Tỷ lệ số hộ không làm ruộng so với tổng số hộ trong toàn xã (%)
Tỷ lệ số nhân khẩu không làm ruộng so với tổng số nhân khẩu trong xã (%)
Thái Hà, Nam Đồng Ngọc Hà, Hữu Tiệp Nhật Tân, Quảng Bá Vĩnh Tuy
17 36.1 16.1 26.3
37.4 72.6 6.7 20.8
Lúc mới giải phóng, tình hình nông nghiệp Hà Nội hết sức khó khăn.
Đánh giá tình hình nông nghiệp ngoại thành Hà Nội lúc mới giải phóng, hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố ngày 18 tháng 1 năm 1955 đã chỉ rõ:
Trong mấy năm bị tạm chiếm, nền sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành
và Gia Lâm bị địch phá hoại không phát triển được. Chúng đã dồn làng, đuổi dân, chiếm hàng ngàn mẫu ruộng của nông dân để mở rộng khu vực quân sự…Số ruộng hoang tăng lên rất nhiều. Chúng lại bóc lột nông dân tàn tệ, đời sống nông dân thiếu thốn, thiếu lương ăn, thóc giống, trâu bò, nông cụ để sản xuất. Vụ mùa vừa qua bị hạn hán rồi đến nạn lụt, số thu hoạch năm nay giảm sút nhiều [46, tr.2]
Trong nền kinh tế nông nghiệp, không chỉ đơn thuần là những vùng sản xuất lúa mà ở đây còn sản xuất những loại hoa, cây cảnh đem lại giá trị kinh
tế cao, phục vụ cho nhu cầu của thành phố. Đồng thời, tồn tại những làng nghề thủ công nghiệp truyền thống với nhiều sản phẩm đa dạng. Do ảnh hưởng của yếu tố đô thị và những yếu tố lịch sử, nông nghiệp ở Hà Nội mang tính chất sản xuất hàng hoá, trao đổi mua bán với khu vực bên ngoài, đặc biệt
là nội thành. Không sai khi có người đã nhận xét: “Kinh tế ngoại thành là một
nền kinh tế nửa nông thôn, nửa thành thị, mà số gia đình bán công bán nông,
Là vùng đô thị phát triển từ lâu đời, hơn nữa lại là thủ đô của cả nước,
Hà Nội tập trung một số lượng lớn dân cư, chính vì thế mà bình quân sở hữu ruộng đất ở đây thấp hơn so với các vùng khác. Từ khi bị thực dân Pháp tái chiếm đến khi hòa bình lập lại, những chính sách cải cách từng phần của Đảng và Chính phủ thực hiện trong vùng tự do đã có ảnh hưởng không nhỏ đến Hà Nội. Điều đó dẫn đến sự chuyển biến tình hình sở hữu ruộng đất và thành phần của các giai cấp ở ngoại thành Hà Nội.
Bảng 1.3. Tình hình sở hữu ruộng đất của các thành phần
giai cấp trước CCRĐ [10, tr 3]
Thành phần
Hộ Nhân khẩu Sở hữu
B×nh qu©n
sở hữu (sào.th-ớ c)
Sè
hé
Tû
lệ (%)
Sè khÈu
Tû
lệ (%)
Tổng (mẫu.sào.th -íc)
Tỷ lệ (%)
Địa chủ Phú nông Trung nông Bần nông
Cố nông Thành phần khác
61
31
1044
997
479
1161
1.62 0.81 27.8
7 25.9
9 12.8
5 30.8
6
240
220
5227
4273
1692
5614
1.39 1.28 30.2
7 24.7
5 9.8 32.5
1
508.4.10 155.0.03 1425.8.10 833.8.09 233.7.14 185.3.03
14.65 7.79 41.45 24.05 6.72 5.34
2.1.01 7.07 2.10 1.14 1.05 0.05
Đến trước cải cách ruộng đất, chỉ tính riêng trung, bần, cố nông, họ đã chiếm 66.71% số nhân khẩu và sở hữu tới 72.22% ruộng đất. Giai cấp địa chủ chỉ còn chiếm 1.39% nhân khẩu, nhưng vẫn còn chiếm giữ 14.65% ruộng đất, tiếp tục bóc lột bằng địa tô, còn tham gia kinh doanh công thương nghiệp hoặc có nhà cho thuê trong thành phố. Tuy nhiên, thế và lực của giai cấp địa chủ ở đây vốn không lớn, dưới tác động của cách mạng và kháng chiến, số
lượng giai cấp địa chủ đã giảm dần. Cho tới trước CCRĐ địa chủ chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ, chủ yếu là các địa chủ vừa và nhỏ, gia đình địa chủ có con em tham gia kháng chiến. Những địa chủ phản động và cường hào gian
ác, phần lớn đã chạy vào Nam. Tầng lớp phú nông chiếm 1.28% dân số và còn sở hữu 7.79% ruộng đất. Phú nông làm giàu chủ yếu bằng thuê mướn nhân công và cho vay nặng lãi, một số nhỏ cho phát canh thu tô, hình thức làm giàu có nhiều nét giống địa chủ. Do ảnh hưởng của kháng chiến, phú nông đã tích cực tham gia cách mạng, sở hữu ruộng đất không còn nhiều.
Trong kháng chiến, kinh tế phú nông có ý nghĩa nhất định, có ủng hộ chừng mực nào đó cho kháng chiến.
Một đặc điểm nổi bật trong sở hữu ruộng đất ở đây là xu hướng sở hữu ruộng đất không chỉ tập trung trong tay nông dân lao động, địa chủ mà có sự chia sẻ với các thành phần khác. Những thành phần này chiếm tỷ lệ không nhỏ ruộng đất (5.34%). Họ chủ yếu là những nhà công thương nghiệp, một số nhỏ là công nhân.
Như vậy, đến trước CCRĐ, ở Hà Nội ruộng đất đã tập trung phần lớn vào tay nhân dân lao động, giai cấp địa chủ chỉ còn chiếm một phần nhỏ dân
số và nắm trong tay không còn nhiều ruộng đất, thế lực kinh tế của họ đã suy yếu, chính trị thì thất thế. Tuy nhiên, để có thể tiến hành công cuộc khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, cần phải loại bỏ hoàn toàn sở hữu ruộng đất của địa chủ, chia ruộng đất cho nông dân lao động vì đây là nguồn
tư liệu sản xuất chính của nông dân, đồng thời tạo ra địa vị chính trị mới cho người nông dân, là chủ sỡ hữu tư liệu sản xuất của mình. Chỉ có như vậy, mới động viên được cao nhất người nông dân tham gia vào công cuộc khôi phục kinh tế nông nghiệp đang tiến hành.