Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp (1954-1960) (Trang 83 - 88)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.1.1. Kết quả đạt đƣợc

Sau thắng lợi vẻ vang, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

và can thiệp Mỹ đầy gian khổ, hy sinh oanh liệt, Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, trái tim của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đồng thời, thủ đô bước vào thời kỳ lịch sử mới - thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.

Công cuộc khôi phục nền kinh tế, cải tạo, xây dựng thủ đô theo con đường XHCN có ảnh hưởng to lớn và quyết định đến tiến trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng. Sự phát triển thủ đô Hà Nội không chỉ tác động toàn diện đến quá trình xây dựng miền Bắc mà còn phản ánh sự vững mạnh của đất nước, của chế độ mới, một nhân tố quyết định cuộc đấu tranh giải phóng Miền Nam.

Trong một thời gian không dài (1954-1960) miền Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hoàn thành căn bản công cuộc cải tạo XHCN và bước đầu phát triển kinh tế. Trong khôi phục sản xuất nông nghiệp, Đảng đã lãnh đạo hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu chỉ tiêu khôi phục nền kinh tế. Chỉ sau ba năm (1954-1957) hậu quả nặng nề của chiến tranh đã được khắc phục; CCRĐ đã hoàn thành, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến, từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể, nông dân hăng hái sản xuất, đưa năng suất lao động lên cao, những chỉ tiêu đặt ra trong phục hồi kinh tế nông nghiệp đã hoàn thành, đặc biệt là chỉ tiêu đưa sản xuất nông nghiệp về ngang bằng và hơn chiến tranh. Ba năm tiếp theo (1958- 1960) miền Bắc đã căn bản hoàn thành cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hợp tác hóa nông nghiệp. Qua cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà nước có điều kiện quản lý nền kinh tế chặt chẽ hơn, tạo lập được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965).

Từ năm 1954-1960, nhân dân thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội và đặc biệt là sự chỉ đạo của trực tiếp của Trung ương Đảng

và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã hoàn thành công cuộc khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp. Quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp thủ đô giai đoạn này đã đạt được những kết quả tích cực, góp

phần không nhỏ vào hoàn thành nhiệm vụ khôi phục, cải tạo nền kinh tế thủ

đô nói riêng và thực hiện nhiệm vụ chung của nền kinh tế miền Bắc. Trải qua

6 năm khôi phục và cải tạo, phát triển, sản xuất nông nghiệp thủ đô có diện mạo mới, góp phần quyết định biến thủ đô “từ một thành phố tiêu thụ sang

thành phố sản xuất”. Những kết quả đạt được trong quá trình 6 năm khôi phục

và cải tạo sản xuất nông nghiệp thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội.

Có thể khẳng định những kết quả đạt được trong sản xuất nông nghiệp Hà Nội qua 6 năm qua một số chủ yếu sau:

Thứ nhất, trong quá trình khôi phục nền sản xuất nông nghiệp từ năm

1954 đến năm 1957, cuộc CCRĐ được tiến hành từ năm 1955-1957 bao gồm CCRĐ và sửa sai đã đem lại ruộng đất cho nông dân, sức sản xuất của nông dân được giải phóng, tạo ra sự phát triển mới trong nông nghiệp.

Do kết quả của CCRĐ, quyền chiếm hữu ruộng đất của ngoại thành đã thay đổi. Số ruộng đất tính theo đầu người ở ngoại thành như sau:

Bảng 3.1. Bình quân sở hữu ruộng đất của các thành phần giai

cấp trước và sau CCRĐ[13, tr 4]

Trước CCRĐ Sau CCRĐ

Địa chủ 1 mẫu 4 sào 10 thước 01 sào 11 thước Phú nông 2 sào 9 thước 2 sào 9 thước Trung nông 1 sào 6 thước 2 sào 13 thước

Bần công 7 thước 2 sào 8 thước

Cùng với những thành quả đạt được của CCRĐ trên toàn miền Bắc, CCRĐ ở Hà Nội tạo ra sự chuyển biến lớn về chính trị, kinh tế và xã hội.

Những vấn đề còn tồn tại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, của khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã được giải quyết, ước mơ ngàn đời của người nông dân đã được thực hiện. Quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ

phong kiến đã bị xóa bỏ. Ruộng đất đã tập trung vào tay người dân lao động

và người nông dân đã làm chủ thực sự ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu của mình. Đó là những động lực to lớn thúc đẩy sự chuyển biến của nông thôn về mọi mặt, sản xuất nông nghiệp bước đầu được đẩy mạnh, đời sống nông dân được cải thiện. Nông thôn Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung bước sang giai đoạn mới trong phát triển nông nghiệp, tác động tích cực tới sự phát triển của công thương nghiệp, góp phần quan trọng vào công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc.

Thứ hai, trong quá trình cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp,

phong trào tổ đổi công và xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp đã đưa nông dân thủ đô vào con đường làm ăn tập thể. Cuộc vận động hợp tác hóa của Hà Nội dựa trên một nền sản xuất tiểu nông lạc hậu, vừa thoát khỏi phương thức sản xuất phong kiến, một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún, công cụ sản xuất rất thô sơ, phương pháp canh tác lạc hậu. Các hình thức tổ chức HTX đã thu hút đại bộ phận lực lượng nông dân tham gia.

Trải qua ba bước thực hiện: tổ đổi công, HTX bậc thấp, HTX bậc cao, đến cuối năm 1960, Hà Nội đã căn bản hoàn thành xây dựng HTX nông nghiệp. Tổng số HTX nông nghiệp đã xây dựng được là 279 HTX với trên 19.000 hộ nông dân, chiếm 86,1% số hộ và 82,6% diện tích canh tác; trong đó

có 33 HTX bậc cao, 32/43 xã căn bản hoàn thành HTX bậc thấp [4; tr.350].

Có thể nói thắng lợi của phong trào HTX ở các tỉnh miền Bắc và Hà Nội là thắng lợi có tính chất toàn diện về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,

xã hội là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp hóa. Thắng lợi căn bản hoàn toàn trong việc xây dựng HTX bậc thấp đã làm thay đổi những điểm cơ bản nhất trong xã hội cũ, tạo tiền đề xây dựng xã hội mới. Nó xóa bỏ căn bản chế độ chiếm hữu cá thể xây dựng chế độ sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất chủ yếu, biến lối sản xuất riêng lẻ, phân tán sang hình thức tập thể. Từ thắng

lợi của CCRĐ đến thắng lợi của kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế nông nghiệp là bước tiến dài trong nông nghiệp nông thôn ở miền Bắc cũng như ở ngoại thành Hà Nội.

Thứ ba, quá trình khôi phục và cải tạo nền sản xuất nông nghiệp từ năm

1954-1960 đã mang lại bộ mặt mới cho nền nông nghiệp thủ đô, góp phần quyết định trong việc đưa thủ đô mang tính chất từ thành phố tiêu thụ sang thành phố sản xuất.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển sản xuất nông nghiệp đối với toàn bộ quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế nông nghiệp

ở thủ đô, Đảng bộ Hà Nội luôn có những chỉ đạo sát sao kinh tế nông nghiệp, dựa trên cơ sở chủ trương chung của Trung ương Đảng. Trong sản xuất nông nghiệp đã coi trọng sự phát triển sản xuất toàn diện cả trồng trọt và chăn nuôi, dựa trên những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tập quán sản xuất của nhân dân, chia thành từng vùng sản xuất khác nhau. Bên cạnh đó, công tác cải tiến

kỹ thuật canh tác, công tác thủy lợi luôn được chú trọng….

Sự thay đổi của nền nông nghiệp thủ đô từ năm 1954-1960 thể hiện qua các số liệu sau:

Trải qua 6 năm khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt và chăn nuôi của Hà Nội có những bước tiến rõ rệt. Diện tích cây trồng chính tăng từ 9.189 mẫu năm 1955 lên 12.999 mẫu năm 1960, tổng sản lượng cây trồng chính tăng từ 16.839 tấn lên 28.547 tấn. Riêng diện tích cây rau tăng từ 281 ha năm 1955 lên 2531 ha năm 1960 và sản lượng năm

1960 đạt 45.858 tấn, đáp ứng cho nhu cầu nhu yếu phẩm của ngoại thành. Số lượng vật nuôi (gồm Trâu, Bò và Lợn) 1955 đạt 38.834 con, sang năm 1960 đạt 124.628 con, tăng 3.2 lần so với năm 1955. Công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông nghiệp đạt được những kết quả tích cực trong sửa

chữa đê điều, cải tiến kỹ thuật và nông cụ sản xuất, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.

Đạt được những thành tựu trên là do kết quả của việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, đồng thời thể hiện sự chủ động của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong việc vận dụng những chủ trương, chính sách, đường lối chung của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với tình hình địa phương. Những kết quả của sản xuất nông nghiệp đã góp phần cung cấp một phần lương thực, thực phẩm của thủ đô, tạo

ra thu nhập lớn cho nông dân. Đồng thời, biến thủ đô từ thành phố cv

Trải qua 6 năm khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, thủ đô Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung đã đạt được những kết quả to lớn và tiến một bước dài trong lịch sử cách mạng. Chủ trương khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng đã đáp ứng yêu cầu thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thủ đô, trên toàn miền Bắc, góp phần gìn giữ lực lượng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị ở miền Nam. Đường lối, chính sách khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và trong toàn bộ nền kinh tế nói riêng ra đời trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử hết đặc biệt với những nhiệm vụ hết sức mới mẻ, khó khăn, phức tạp, chưa từng có trong tiền lệ lịch sử nước ta. Trong điều kiện đó, hoạch định được đường lối, chủ trương phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cách mạng, là kết quả hàng đầu, có ý nghĩa lớn đối với cách mạng nước ta. Đường lối, chủ trương đúng đắn đó tạo ra sự đoàn kết, thống nhất cao độ trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, là nhân tố tạo nên sức mạnh, đưa lại hiệu quả trong tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp (1954-1960) (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)