Kinh nghiệm lịch sử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp (1954-1960) (Trang 94 - 99)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU

3.2. Kinh nghiệm lịch sử

3.2.1. Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế.

Với một đất nước mà đa phần dân số làm nông nghiệp, thì nông dân và kinh tế nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế, tới thu nhập của kinh tế quốc dân. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, việc nhận thức đúng đắn về đặc điểm, vị trí, vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề cần thiết cho việc phát triển kinh tế trong mọi thời kỳ.

Trong thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, việc phát triển sản xuất nông nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu. Xác định vai trò, vị trí của nông nghiệp có ý nghĩa quyết định trong quá trình hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế của thủ đô, đưa thủ đô từ một thành phố tiêu thụ trong thời kỳ bị thực dân tạm chiếm trở thành thủ đô sản xuất trong thời kỳ hòa bình, với những kết quả sản xuất đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo sản xuất nông nghiệp thời kỳ này,

có lúc Đảng bộ Hà Nội cũng chưa thực sự quan tâm đến nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp thủ đô, dẫn đến việc quan tâm, đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vị trí, vai trò của nó đối với kinh tế thủ đô.

Nhận thức đúng đắn về đặc điểm, vị trí, vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, là cơ sở quan trọng để hoạch định chủ trương, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo những tiền đề cần thiết đẩy mạnh công cuộc CNH - HĐH đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, luôn đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác, do vậy đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn phải là khâu then chốt, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3.2.2. Đánh giá đúng tình hình thực tiễn địa phương, có tư duy sáng tạo, lựa chọn cách thức, bước đi, cách làm phù hợp để thực hiện chủ trương chung của Đảng.

Quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp Hà Nội phải được thực hiện dựa trên những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành để có sự thống nhất trong cách thức, việc làm. Một đặc điểm đặc biệt của Hà Nội, đây là thủ đô của cả nước, nên nhận được sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, do đó trong quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế nhận được nhiều quan tâm và quán triệt thực hiện đúng chủ trương chung của Trung ương Đảng.

Mặc dầu vậy, khi thực hiện những chủ trương của Trung ương phải có tinh thần làm việc nghiêm túc trong các ban ngành ở địa phương để nhận thấy được ý nghĩa, giá trị thiết thực của những chủ trương Đảng đưa ra, phải tiến hành đúng đắn không được tự ý thay đổi làm sai lệch về bản chất những chủ trương đó. Tuy nhiên, khi quán triệt các chủ trương của Đảng không được máy móc, dập khuôn. Như vậy, sẽ không đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Bên cạnh việc tiếp thu những chủ trương, biện pháp của Trung ương, Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương để đưa ra được những chủ trương và biện pháp đúng đắn. Trong quá trình lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp (1954-1960), Đảng bộ Hà Nội đã nghiêm túc thực hiện những chủ trương chung trong phát triển sản xuất nông nghiệp

thủ đô, đồng thời cũng chủ động trong thực hiện chủ trương của Đảng cho phù hợp với đặc điểm tình hình tự nhiên - xã hội của Hà Nội, đặc biệt là phù hợp với diện tích đất nông nghiệp ít, lại phục vụ cho nhu cầu cao của nhân dân nội thành, của hệ thống sản xuất công nghiệp của thủ đô. Quá trình cải tạo, khôi phục và phát triển sản xuất Hà Nội đã đạt những những kết quả đáng khích lệ, trải qua 6 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và sự thực hiện của Đảng bộ thành phố Hà Nội, bộ mặt thủ đô đã thay đổi đáng kể, thể hiện xứng đáng là thủ đô của cả nước. Bên cạnh những tồn tại khách quan, thì Quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp thủ đô cho thấy tính độc lập, tự chủ của Đảng bộ Hà Nội trước những yêu cầu của tình hình mới, biết vận dụng linh hoạt chủ trương chung của Trung ương vào điều kiện cụ thể của địa phương mình. Đó thực sự là sự kết hợp khéo léo giữa Trung ương và địa phương. Đây là một bài học kinh nghiệm rất thiết thực không chỉ đối với quá trình chỉ đạo quản lý kinh tế nông nghiệp mà còn rất hữu ích đối với các ngành nghề, các lĩnh vực khác.

3.2.3. Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, cơ cấu phù hợp, đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với công nghiệp, nhằm tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật, phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh.

Nông nghiệp và công nghiệp là hai ngành kinh tế cơ bản trong nền kinh

tế quốc dân, có mối quan hệ mật thiết, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp thủ đô, Đảng

bộ Hà Nội nói riêng và Trung ương Đảng nói chung luôn đặt trong mối quan

hệ chặt chẽ với công nghiệp từ 1954-1960, góp phần quan trọng vào hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế.

Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, cơ cấu phù hợp, cơ chế quản

lý thích hợp là yêu cầu đỏi hỏi của quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển

phương đã đề ra những chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa phát triển cây lương thực với cây công nghiệp, cây lúa với cây hoa màu..., trong đó xác định việc phát triển cây lương thực là nhiệm vụ trọng tâm, đáp ứng yêu cầu trước mắt cho nền kinh tế.

Trong quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, Đảng bộ Hà Nội trên

cơ sở chủ trương chung của Trung ương Đảng đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện, chú ý đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tuy có lúc chỉ đạo có thiên về phát triển cây lúa, không chú trọng phát triển ngành nghề phụ - một trong những lợi thế của Hà Nội, nhưng trong quá trình chỉ đạo đã kịp thời phát hiện sai lầm và sửa chữa.

Bên cạnh việc phát triển toàn diện sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ Hà Nội cũng quan tâm, củng cố mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, coi đó là mối quan hệ hữu cơ, tạo điều kiện cùng nhau phát triển. Nông nghiệp có phát triển sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Nông nghiệp cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển công nghiệp nhẹ, nông thôn là thị trường rộng lớn của công nghiệp…Sự phối hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và công nghiệp tạo điều kiện cho cả hai ngành cùng hoàn thành nhanh quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển.

Hiện nay, phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, đặt trong mối quan

hệ chặt chẽ với công nghiệp, là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong phát triển KT-XH, phát huy tiềm lực kinh tế, quốc phòng trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, kinh nghiệm trên có giá trị thiết thực đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, tăng cường quốc phòng, an ninh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược của đất nước.

3.2.4. Có cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích phát triển sản xuất, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người lao động trên mặt trận nông nghiệp

Trong quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm đem lại quyền lợi cho người dân lao động và động viên tính tích cực, sáng tạo của họ trên mặt trận nông nghiệp.

Sau khi hòa bình lập lại, để đem lại ruộng đất cho nhân dân lao động, cuộc CCRĐ được tiến hành trên phạm vi toàn quốc, xóa bỏ hoàn toàn chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng” của Đảng. Cuộc CCRĐ trên phạm vi toàn miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đã xóa bỏ hoàn toàn quan hệ sản xuất phong kiến, thúc đẩy công cuộc phát triển toàn diện miền Bắc, phục vụ cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Tuy đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, nhưng cuộc vận động CCRĐ ở ngoại thành Hà Nội và trên toàn Miền Bắc đã đem lại quyền lợi cho đa số nhân dân lao động, đưa nông dân từ địa vị người lao động làm thuê trở thành người lao động làm chủ thực sự với ruộng đất của mình.

Sau quá trình CCRĐ và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Đảng

bộ Hà Nội thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, tiến hành vận động thành lập tổ đổi công và HTX, bước đầu đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Các HTX được đầu tư để phát triển các công trình thủy lợi, các cơ sở công nghiệp phục vụ nông nghiệp, phát triển khai hoang, được cho vay vốn

để cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất…Quá trình vận động nông dân vào HTX đã thu hút được đại bộ phận lực lượng nông dân tham gia. Tuy nhiên, qua quá trình lãnh đạo và chỉ đạo vận động thành lập HTX đã bộc lộ một số thiếu sót, hạn chế, dẫn đến hiện tượng gò ép, thúc bách quần chúng tham gia HTX, làm hạn chế tính tích cực, sáng tạo của người lao động.

Từ năm 1954-1960, Đảng lãnh đạo quá trình khôi phục, cải tạo và phát triển sản xuất nông nghiệp, bên cạnh những kết quả đạt được trong thực hiện

cơ chế, chính sách nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người nông dân trên mặt trận nông nghiệp, còn nhiều hạn chế, đem lại những kết quả không như ý muốn. Xác lập cơ chế quản lý, chính sách phù hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trong chỉnh thể nền KT-XH thống nhất là quá trình không ngừng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận phù hợp với đặc điểm kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng trong từng giai đoạn, thời kỳ. Những kinh nghiệm về xây dựng cơ chế quản lý, chính sách phù hợp phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 1954-1960, có giá trị thực tiễn to lớn đối với đổi mới cơ chế, chính sách của Đảng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong những thập kỷ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp (1954-1960) (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)