CHƯƠNG 2 HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN PHAN HÁCH
2.1. Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách
2.1.1. Hiện thực lịch sử đau thương
Hiện thực và văn học từ trước tới nay luôn gắn bó mật thiết với nhau.
Việc phản ánh hiện thực đến đâu luôn là một trong những tiêu chí quan trọng
để đánh giá được sức nặng của một tác phẩm văn học nghệ thuật. “Hiện thực
là cái dâng sẵn, chỉ chờ đợi nhà văn phản ánh vào tác phẩm. Hiện thực trong tác phẩm và hiện thực ngoài đời sống là một, đó là cái con người phải sờ vào tận tay, nhìn tận mắt. Nếu hiện thực trong tác phẩm không giống với hiện thực ngoài cuộc sống thì tác phẩm không được tán dương, không được cộng đồng thừa nhận”[18]. Bất kì một hình thức, thể loại văn học nào cũng cần cái gốc là hiện thực. Nhà văn tích lũy hiện thực từ vốn tri thức về hiện thực cuộc sống ngay trong quá trình sáng tác hoặc trước đó khi mới hình thành ý tưởng, cảm hứng. Sự tích lũy càng phong phú thì trường sáng tạo của nhà văn ngày càng mở rộng. Hiện thực cuộc sống cùng những trải nghiệm và quá trình tìm tòi, học hỏi vì vậy trở thành những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
Với quan niệm tiểu thuyết phải thực hiện đúng với sứ mệnh của nó.
Bức tranh tổng thể xã hội Việt Nam được khắc họa đầy đủ trong tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách không màu mè mà trần trụi đôi khi đến phũ phàng:
hiện thực tăm tối của hai phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những sai sót trong phong trào cải cách ruộng đất, những bất cập trong hợp tác hóa nông nghiệp, số phận con người trong hiện thực chiến đấu của hai giới tuyến khác biệt, đến những đổi mới mang tính chất “manh nha”
của thời kì kinh tế thị trường. Tất cả không chỉ thuận chiều, đơn dòng mà chứa đựng đầy bi kịch, bất hạnh. Nhưng chính trong hiện thực đau thương,
con người nhận ra được những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhìn nhận vấn
đề không chỉ từ góc độ đẹp đẽ đơn thuần mà khách quan nhất về một thời đã qua Nguyễn Phan Hách cũng nhạy cảm với từng những vấn đề của đời sống
và trải nghiệm nó trên chính từng trang viết.
Bối cảnh rộng lớn của hiện thực lịch sử được tác giả dụng công gây dựng trong phần lớn các tiểu thuyết. Trong đó, “Cuồng phong” miêu tả kĩ lưỡng nhất những biến cố dân tộc. Tất cả đều được nhắc đến với quy mô rộng lớn, hoành tráng, từ đó hiện thực lịch sử của một giai đoạn đau thương nhưng cũng đầy tự hào được bắt đầu. Đó là phong trào chiến đấu chống Phú Lang sa
ở cuối thế kỉ XIX của cụ Cả Cồ, phong trào Duy Tân của ông nghè Nguyễn Đức Nguyên, và những sự kiện đầy biến động của thế kỉ XX gắn liền với các tuyến nhân vật Đức Hàm - Đức Vĩnh, Lữ - Trung - Viết Thiều, những con người tham gia vào phong trào đấu tranh ở hai chiến tuyến đối lập. Sự kiện mang dấu ấn bùng nổ trong tiểu thuyết “Cuồng phong” của Nguyễn Phan Hách bắt đầu khi Cách mạng tháng Tám diễn ra trong không khí sôi động, hồ hởi ở khắp các làng quê Việt Nam, những ngôi làng bao đời nay âm thầm chìm đắm trong nếp sống quen thuộc, sáng sáng ra đồng cày cấy, chiều tối đánh trâu về làng mà những ngày này nổ tung lên tất cả “Cả làng Bút Nam và các làng khác lên cướp Huyện giành chính quyền ngày 19-8…Đêm áp phiên cách mạng, chẳng ai ngủ. Gà gáy canh một đã dậy nấu cơm. Mỗi người một nắm đem bên hông oai như lựu đạn. Giáo mác gậy tày, đòn gánh, rùng rùng ra
đi. Trên trời đầy sao. Con đường lên huyện mờ trong đêm. Từ các ngả, người
đi như nước chẩy. Trống đánh âm vang. Toàn trống to lấy từ đình làng [9; tr.
14]. Đi cùng đó là những khẩu hiệu quen thuộc “Cách mạng muôn năm”; “Lật
đổ chế độ thực dân phong kiến”; “Việt Minh muôn năm”; “giành chính quyền
về tay nhân dân”. Niềm vui thắng lợi cách mạng thành công không kéo dài được bao lâu, Pháp quay trở lại đánh chiếm miền Bắc. Sự kiện này được ngòi bút Nguyễn Phan Hách nhắc đến dưới cái nhìn của Hàm khi Hà Nội chìm
trong 60 ngày đêm năm 1947 cùng với đó là tinh thần chiến đấu quật cường của quân dân Hà Nội “Hàm thấy ở đây hàng ngàn tự vệ, vốn người dân chưa biết súng đạn là gì, bây giờ tình nguyện chiến đấu trong tình thế hiểm ý, cái chết kề bên. Công nhân, dân nghèo, tiểu thương, học sinh, sinh viên, anh bán phở rong, chú bé đánh giày, chị bán hàng hoa…bây giờ tự nhiên sát cánh bên nhau thành hàng ngũ. Nòng cốt thực sự ở đây chỉ có một đại đội vệ quốc đoàn
và một số tự vệ đã được huấn luyện. Còn lại là “dân tự phát” đã trở thành chiến binh. Hàng vạn dân chưa kịp tản cư, cũng biến thành hàng vạn chiến sĩ”
[9; tr. 96].
Không chỉ trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp, cuộc chiến với đế quốc Mỹ được trang bị tối tân hiện đại và chính quyền Ngụy - Sài Gòn
đã gây ra không biết bao nhiêu thảm cảnh đau lòng cũng được khắc họa với những điều chân thực nhất “Tiếng máy bay xé trên đầu, đạn rít chíu chiu”
“Bom rơi lỗ chỗ trên mặt đất. Mặt đất biến thành gương mặt bị bệnh đậu mùa, nốt rỗ sâu hoắm. Không còn khoảng đất nào trống không có hố bom. Máy bay oanh kích 24/24 suốt dải đất miền Trung”[9; tr.249]. Chiến trường Phan Rang hiện lên với sự khốc liệt “Tiếng đại bác làm cho đất rơi lả tả trên đầu. Tiếng súng của hai bên giao chiến xé rách bầu trời”[9; tr.249]. Tiếng đại bác đó làm cho Đức Vĩnh giật thót. Bom đạn không có mắt, thân phận con người dần trở nên nhỏ bé trước cơn lốc mang tên lịch sử. Cái chết tan xương nát thịt luôn
vây quanh, hiện hữu ở khắp mọi nơi. Khắp chiến trường đâu đâu cũng nguy hiểm, cái chết rình rập con người bất cứ lúc nào. Sự khốc liệt của chiến tranh hiện hữu trên từng ngõ ngách của đời sống, chiến tranh lan rộng ra miền Bắc, những con phố xưa kia yên bình, đẹp đẽ là thế vậy mà trong chiến tranh mọi thứ trở nên hoang tàn đổ nát hết cả “Đường phố Khâm Thiên, xưa giòn vang tiếng cô đầu tom chát, tiếng cười nói lả lơi, tiếng hát đắm đuối của người kĩ nữ…giờ gầm rú những tràng trung liên, lựu đạn, quật vỗ mặt đoàn viễn chinh”[9; tr. 94]. Thậm chí hơn thế nữa đó là hình ảnh “Tiếng đại bác từng
hồi cấp tập, vò nhàu trời đất, xé rách từng mảng mây, làm rạn nứt từng thớ đất. Tiếng gầm của thép làm chủ không gian, thời gian, ngạo nghễ chế nhạo
sự sống của mặt đất. Từng chiếc lá, từng viên ngói, mảng tường nứt toác ra, bay biến vào hư vô…” [9; tr. 289]. Chiến tranh đã đi đến tận cùng của mọi giới hạn, thiên nhiên vạn vật đều chịu nỗi đau do cuộc chiến này mang đến.
Những khoảnh khắc huy hoàng đắt giá trong ngày giải phóng miền Nam cũng được ghi lại dưới ống kính lịch sử vào ngày thống nhất đất nước xe tăng của
ta tiến vào Dinh Độc lập, hòa bình ngay trước mắt nhưng vẫn còn có những chiến sĩ hy sinh trong giây phút huy hoàng ấy, Đức Trung chứng kiến cảnh tượng đau khổ ấy mặt anh xanh đạm, mắt nhìn bật máu “Sài Gòn trước mắt đây rồi mà sao đồng đội của anh còn phải đổ máu trước vạch ngưỡng của nó”
[9; tr. 296]. Nguyễn Phan Hách nhìn nhận lịch sử khách quan, từ khoảnh khắc
ở ngưỡng cửa mang tính chất quyết định. Vòng xoáy của cuộc chiến khép lại bằng hình ảnh vừa tự hào xen lẫn đau đớn. Hiện thực trần trụi ấy nhắc nhở về những năm tháng vàng son nhưng cũng đầy đau thương của dân tộc.
Đau thương mất mát không chỉ hiện hữu trong không gian của hiện thực chiến trường mà còn chứa đựng cả trong những sai lầm đến từ công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc những năm đầu giải phóng. Cải cách ruộng đất, những sai lầm của một giai đoạn lịch sử được miêu tả như một chặng đường buồn và nhiều ký ức đối với tác giả. Bởi những con người, vẫn mặt mũi chân tay cũ, mà đã hoàn toàn khác về ý nghĩ. Mọi sự đảo lộn ngược lại, đầu xuống đất, chân chổng lên trời. Cuộc cách mạng này được Nguyễn Phan Hách phản ánh là “ấu trĩ, sai sót”. Cùng lý thuyết người nghèo là cốt cán của xã hội. Trước kia ăn trộm bắt được thì cắt gân cho không đi được nhưng nay thì truy nguyên tại sao phải đi ăn cặp. Vì nghèo. Tại sao nghèo? Vì bọn nhà giàu bóc lột. Vậy là tội của địa chủ càng nặng hơn, vì có lỗi với giai cấp nông dân. Cuộc cải cách ruộng đất được thể hiện rất rõ qua cuộc đấu tố
ở Thạch Gia Trang (Cuồng phong). Gia đình bà Nghè bị quy vào giai cấp
địa chủ bóc lột, bị đem ra đấu tố đầu tiên bởi bà giàu, có của cải. Của cải giờ phải là của chung, chứ không còn của riêng bất cứ ai nữa. Dù chỉ thị ở trên có phân biệt giữa địa chủ cách mạng và địa chủ bóc lột. Chỉ thị là như thế nhưng cấp dưới đã làm sai đường lối của trên, không phân biệt ai là ta,
ai là địch, cứ nhà giàu là tiêu diệt. Đứng trước hoàn cảnh đó Vũ Hùng và Hàm là những người con tiêu biểu của cách mạng đều ôm bà Nghè mà khóc. Đó chính là giọt nước mắt của sự bất lực, đau thương không dễ giải tỏa, vì chính cả hai cũng phải đứng ngoài cuộc này nếu không muốn bị coi
là kẻ thù của cách mạng.
Cảnh chia tài sản Thạch Gia Trang là một phân đoạn đáng nhớ, đắt giá.
Ngòi bút Nguyễn Phan Hách tỏ ra khá sắc sảo khi dựng lên khung cảnh ở Bút Nam trong những ngày đấu tố “Sau khi lên xong kế hoạch, một ngày tháng chạp đoàn bần cố Bút Nam cả trăm người, xếp hàng vào đội, vào Thạch Gia Trang thực hiện chia quả thực. Thóc lúa được hành gia kìn kìn. Đang năm đói, bần cố mấy ngày mới được một bát cơm, giờ trông thấy thóc mắt sáng rực lên, lòng “căm thù giai cấp bóc lột bừng dậy sôi sục” [9; tr. 144]. Trước hoàn cảnh đó, bà Nghè thậm chí còn không hiểu lý do mình bị đấu tố, người
ta hỏi bà sao giầu, bà không hiểu lý do, bà không bóc lột ai, làm khó ai, phải chăng vì người ta ghen bà giàu có nên mới đấu tố, ra làm nhân chứng để tố cáo tội của bà. Và tội ấy là gì, là đẩy một thằng người làm trộm cắp ra khỏi nhà, là vì bà sinh ra đã đẹp, con nhà danh giá, ăn trắng mặc trơn, các con thì đều người tài giỏi. Chỉ với lý lẽ đó bà bị phải tội. Đến cuối cùng bà Nghè chỉ còn một đấu gạo, một cái nồi, hai chiếc bát, hai đôi đũa và bị đẩy ra góc vườn, nơi có cái chuồng bò bỏ hoang. Tuy nhiên, qua cơn bão táp lịch sử Bà Nghè được trao trả lại công bằng. Trước phải sống trong cảnh bị dè bỉu, coi thường,
ra đường không dám ngẩng mặt nay người ta trao trả cho bà được sống như một con người đàng hoàng. Cùng hoàn cảnh với bà Nghè Vũ Thị Ngần (Cuồng phong), ông cụ Nghè Trại Sơn (Người đàn bà buồn) cũng là địa chủ
theo cách mạng nhưng không may mắn, sau khi bị đem ra đấu tố, ông uất ức đến độ treo cổ tự vẫn, đến cuối đời Quan Nghè nằm trong chuồng bò và chết chỉ có manh chiếu rách quấn thân mà vẫn bị bật nắp quan tài kiểm thảo xem khi chết ông có giấu vàng mang theo hay không. Người thi hành cũng mong manh nhận ra rằng “Những người thực hiện đã vận dụng sai cương lĩnh mất rồi” bởi “Cải cách diễn ra đáng lẽ phải là: địa chủ tự nguyện bỏ ruộng ra.
Hoặc không tự nguyện thì bắt buộc. Sau đó chia đều ruộng đất cho nông dân.
Tất cả từ nay cùng có “tư liệu sản xuất” cùng làm ăn, cùng xây dựng xã hội mới. Sao “cải cách” lại đưa bọn khố rách áo ôm lưu manh lên ngôi, để làm đảo lộn tùng phèo tất cả” [11; tr. 160]. Cùng đó là sự bất mãn, tiếng than như
ai oán với sai lầm của cải cách. “Nhân nghĩa cuộc đời ở đâu. Lẽ phải ở đâu.
Mù quáng hết rồi”. Sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất vốn là vấn đề nhạy cảm của hiện thực xã hội Việt Nam thế kỉ XX, ít được tiểu thuyết giai đoạn cùng thời điểm phản ánh song Nguyễn Phan Hách thể hiện sự “nặng lòng” với một trong những biến cố to lớn của một giai đoạn đã qua.
Đề cập đến vấn đề hiện thực khi nông dân vươn lên làm chủ cách mạng, Nguyễn Phan Hách nhắc lại đến một bộ phận quần chúng nhân dân ngỡ ngàng khi chính quyền về tay, người yếu thế vươn lên làm chủ nhưng thiếu trình độ, chỉ chạy theo phong trào chứ không biết thực hư, cốt lõi của vấn đề.
Đáng buồn hơn là trên giao cho dưới phải tố cáo để đủ số lượng. Tài sản tịch thu được chia đều cho người nghèo để họ tích cực đi phát hiện, tìm kiếm “địa chủ”, bởi cuộc cách mạng này phải làm cho “triệt để” nên gây ra tình trạng phải ghép tội, bịa ra tội cho người khác để đủ chỉ tiêu. Cán bộ thì phải “cùng
ăn, cùng ở, cùng làm việc với bần cố, hàng ngày đi “bắt rễ sâu chuỗi”, phát động “ai có khổ tố khổ” tiếp tục phát hiện bọn địa chủ”, chỉ tiêu không hoàn thành thì đội cải cách phải chịu trách nhiệm. Vì thế mà ai giàu hơn nông dân đều lơm lớp lo sợ. Những thằng Mõ, Chuột nghèo nhất giờ vươn lên trở thành lực lượng lòng cốt của cách mạng, cốt cán của phong trào đấu tố. Ngày xưa
chuyên đi làm thuê, giờ bầu ai thành địa chủ ngay nên “Đứa nào có bát ăn bát
để ở Bút Nam lơ mơ láo với Chuột, Chuột tố điêu cho một câu: „Nó xưa bóc
lột tôi, thuê tôi đi cày, cho ăn đói‟, thế là thành địa chủ như chơi” [9; tr. 145].
Cuộc cải cách vùng trại sơn trong tiểu thuyết “Người đàn bà buồn” cũng miêu tả kĩ, phong trào đấu tố địa chủ không tha cho bất kì một ai kể cả những con người trước đó đã từng làm cách mạng, có công với cách mạng, vừa là đồng chí hôm trước thì nay “Ai đồng chí với chúng mày. Chúng mày là giai
cấp bóc lột chui vào hàng ngũ kháng chiến. Nhà chúng mày có ruộng, có trâu, cơm tẻ ngày hai bữa…Rồi là vờ vịt đi kháng chiến” [11; tr. 97], đến
Bí thư tỉnh ủy giờ quay sang phải sợ bà cấp dưỡng bếp ăn giờ “vì trước đây
có lần trót quát mắng bà vì tội cơm khê, cơm sống” giờ thành người nắm quyền sinh quyền sát trong tay. Bần cố được tập hợp về để tố giác, hồ sơ đấu tố dày đến cả trăm trang. Những “Mõ và Quét chợ là thành phần lưu manh, lười lao động, chứ chẳng ai bóc lột gì nhưng thành phát hiện địa chủ nhưng toàn tố điêu, tố gian” (Người đàn bà buồn) đã vạch trần bản chất của người “chuyên đi tố giác địa chủ”.
Hiện thực xã hội trong giai đoạn Hợp tác xã nông nghiệp cũng được Nguyễn Phan Hách đề cập đến như một dấu mốc quan trọng của lịch sử cần được phản ánh một cách chân thực nhất. Trong giai đoạn này phương thức sản xuất tư hữu được coi là bóc lột. Tất cả đều thuộc quyền quản lý của nhà nước. Tuy nhiên cũng chính mô hình đó dẫn đến một vấn đề khác, có những người lợi dụng sự “chung” để ăn bơ làm biếng mà vẫn được hưởng thành quả.
Sức lao động, tinh thần phấn đấu không tồn tại bởi ai cũng như ai. Năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân ngày một khó khăn, bề ngoài thì vẫn thực hiện đúng với chức năng nhiệm vụ đề ra, bên trong thì dần trở nên thoái hóa
“Đề cao làm phục vụ mọi người, chứ không phải làm cho mình, vì mọi người chứ không vì mình, quên đi các quyền lợi cá nhân, nên các cá nhân xã viên mồm thì nói rất hay theo chính sách, trào lưu, nhưng thực tế thì làm giả dối,