Ngôn ngữ tính dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách (Trang 85 - 90)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN PHAN HÁCH

3.2.2. Ngôn ngữ tính dục

Trong văn chương cách mạng Việt Nam (từ sau năm 1945) con người anh hùng đại diện cho cộng đồng được đề cao hàng đầu. Con người cá nhân trong đó có con người của bản năng bị đẩy lùi bởi nhiều lý do khác nhau. Khi

xã hội đổi thay, con người giải phóng được bản thể, nhà văn Nguyễn Khải đã từng nhận định “Nghĩ mà tiếc cho những năm tháng đã qua, chỉ hiểu đời có

một nửa, chỉ biết người có một nửa, cái nửa ai cũng nhìn thấy, còn lại bỏ hẳn cái nửa mà chỉ nhà văn có thể nhìn thấy”. Nửa còn lại ở đây chính là bản năng

mà nếu không có nó con người không còn là chính mình nữa. M. Bakhtin cũng từng nhấn mạnh nhiệm vụ của tiểu thuyết là “đi tìm con người trong con người”. Bản năng được đề cập đến chính là tình dục, vấn đề thường được khai thác để đi vào cõi sâu thẳm nhất của con người. Từ cổ chí kim, tính dục chưa bao giờ hết được khai thác và ngôn ngữ biểu hiện cũng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào ý đồ của tác giả. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại bùng nổ với nhiều tiểu thuyết viết về vấn đề thân xác như:

Thế giới không có đàn bà” (Bùi Anh Tấn); “Dại Tình” (Bùi Bình Thi); “Xác

phàm” (Nguyễn Đình Tú); “Nhật kí son môi” (Gào)…

Lựa chọn đề tài lịch sử với đầy ắp những sự kiện quan trọng của thế kỉ

XX song một số những trang văn của Nguyễn Phan Hách vẫn luôn chứa đựng những gợn sóng đầy tính dục. Chính Nguyễn Phan Hách cũng tâm sự rằng

“Một số trang viết của tôi giống sex dân gian, giống như trong thơ Hồ Xuân Hương thôi. Không nặng. Nhưng tôi nghĩ sex là một vấn đề cơ bản của cuộc sống. Muốn miêu tả chân thực hiện thực của cuộc sống mà lại tránh né nó thì làm sao triệt để hoàn toàn được”[34]. Quan niệm đó ảnh hưởng rất lớn trong các sáng tác của Nguyễn Phan Hách, ông luôn tạo ra những tình huống gợi dục rất quen thuộc nhưng được lồng ghép khéo léo vào trong tác phẩm. Trong

khung cảnh quen thuộc của các làng quê Việt Nam, những đoạn làm tình

“trần trụi” được Nguyễn Phan Hách miêu tả không suồng sã mà tự nhiên như vốn dĩ nó phải thế và đó là bản năng của con người, cũng giống như việc phải

ăn cơm, uống nước hàng ngày. Ở tiểu thuyết “Cuồng phong”, phân đoạn quan

hệ ân ái của Phó Cối và Gái Nhỡ được miêu tả dưới góc độ tự nhiên, tất cả được tạo nên bởi một tình huống gặp gỡ có phần bất ngờ “Gái Nhỡ ngủ say đến khiếp, ngáy vo vo, chân chống lên, gấu váy mở ra như cái hang. Phó Cối lao đầu vào cái hang ấy. Gái Nhỡ đang chìm trong giấc nồng chợt lơ mơ thấy

cái gì trong bẹn mình. Và lần đầu tiên trong đời con gái thấy một cảm giác khác lạ kì thú. Phó Cối lục sục trong bóng tối của cái váy, mút liếm ừng ực

mồ hôi mằn mặn của đôi bẹn. Đầu Phó Cối húc mạnh như dê húc giậu làm đứt phựt chiếc dây chuối buộc cạp váy…”[21; tr. 170]. Chất dân gian đậm đặc trong phân cảnh đặc tả này. Cuộc làm tình chớp nhoáng chợt cho người ta liên tưởng đến cuộc tình của Thị Nở - Chí Phèo ở làng Vũ Đại. Cùng là những thân phận bần cố trong xã hội, giây phút thăng hoa ấy lột trần bản năng của một con người. Có thể nhận thấy một điểm chung trong hầu hết các tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách đều chứa đựng các cuộc tình đều đến một cách chớp nhoáng, không hề có sự gặp gỡ trước đó. Đôi khi, không gian văn hóa của nhà nho xưa với nét văn hóa cổ với sự gặp gỡ giữa ông chủ và nàng hầu của mình “Khi nàng cúi xuống rót rượu, cổ áo trũng xuống, ánh trăng luồn vào khe vú sáng trưng. Ông Nghè trẻ trung, lãng mạn đưa bàn tay đi tìm cái vệt sáng ấy. Tiếng cúc áo tuột khỏi khuyết nhẹ nhàng như tiếng hái hoa…Ông Nghè ghì chặt đôi bàn tay nàng như ghì một con thiên nga không cho nó bay đi[11;tr.48]. Hay vùng ngôn ngữ đó miêu tả về không gian dân gian của một vùng văn hóa cũng được tác giả đưa vào giống như khoảng thời gian trai gái

có thể thả mình nô đùa nhau mà không sợ thiên hạ dị nghị. Lễ hội Chen trong tiểu thuyết “Mê Cung” được khắc họa như khoảnh khắc vàng, tất cả phải tranh thủ kết thúc trước khi tiếng trống thu không canh ba trên vọng lâu điểm

tiếng đầu. Thản đã gặp được người tình của mình ở đêm ấy, hai người nhanh chóng “quyện” vào nhau được miêu tả “Ánh sáng xanh lét của ma soi đôi vai trần trắng mờ của Thản. Đôi chân ngồn ngộn lún trong cỏ rồi như trăng chìm

trong mây. Thản chịu sức nặng của cả trái đất đè lên người”, dù Thản hoàn toàn chưa biết tên người đàn ông là ai. Cũng không ít những phân đoạn miêu

tả làm tình được coi là táo bạo giống như cuộc ân ái của Cả Cồ “Ngay trong làn nước trong vắt, Cả ấn mạnh thân mình vào cơ thể cô gái. Những giọt máu trinh chảy ra hòa vào nước trôi đi. Cả khao khát say sưa. Chưa bao giờ sung

sướng ngất ngây như thế”[9; tr. 18]. Không chỉ có những giây phút yêu đương hoang dại, với ngôn ngữ táo bạo, mạnh liệt, có những lúc tình yêu đúng với

bản chất lãng mạn của nó với ngôn ngữ dịu dàng ve vuốt, mơn trớn những xúc cảm của cả đôi bên. Trong tiểu thuyết “Người đàn bà buồn” đó là khoảnh khắc giao hoan đầy hạnh phúc của Mỹ Dung và Uyliam trên bãi biển đầy mơ mộng “Mỹ Dung nhắm mắt lim dim, chân duỗi thẳng nước dập dờn dưới gáy.

Uyliam giữ khéo để nàng đủ nhô trên sóng, khỏi sặc…Hai nụ sen lập lờ trên làn nước biếc. Hai nụ sen ở hai điểm đáy hình tam giác đặt ngược. Còn đỉnh tam giác thì là một bông hoa sen đã nở cánh thơm ngát ngất ngây. Uyliam dường mê lịm đi. Chàng vục mặt vào bông sen mãn khai ấy và chàng muốn uống, uống ừng ực dòng sữa sự sống ấy. Nối thèm khát điên cuồng của sự sinh tồn”[11; tr. 201]. Dù được miêu tả dưới góc độ nào thì vấn đề tính dục được Nguyễn Phan Hách với ngôn từ sắc sảo, quyết liệt. Khơi ngợi những vấn

đề tính dục nhưng cũng không kém phần hài hước, dí dỏm theo quan niệm về tình yêu, tình dục trong thời đại mới, Nguyễn Phan Hách đã thể hiện một tư tưởng rất mới trong việc bắt kịp xu hướng của thời đại. Ở “Cuồng phong” tác giả đã thể hiện rất rõ rằng quan niệm tình yêu mới mẻ của mình “Tình dục là

cơ sở của tất cả. Họ đều sử dụng cái trời cho sẵn trong mỗi con người, những vốn tự có, chẳng xâm phạm gì đến ai, mất gì của ai. Bản năng con người thèm khát lạc thú tình dục. Suy cho cùng đấy chính là cái “thượng đế” gieo rắc để

giống người tồn tại” [9; tr. 422].

Bên cạnh những trang viết được coi là sex dân gian, ngôn ngữ tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách còn được thể hiện ở khả năng khơi gợi những xúc cảm thẩm mỹ về cái đẹp hình thể của người phụ nữ. Vẻ đẹp ấy được miêu tả dưới cái nhìn chân thực, tự nhiên, đầy vẻ nhục cảm nhưng trên hết dễ nhân thấy là Nguyễn Phan Hách tôn thờ vẻ đẹp ấy. Trân trọng những giá trị tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ và nâng niu vẻ đẹp đó dường như là trách nhiệm, nghĩa vụ. Trong phần lớn các sáng tác của mình, Nguyễn Phan

Hách đều đề cập đến vấn đề này. Đặc biết nhấn mạnh đến hình ảnh bầu ngực của người phụ nữ làm khởi thủy cho những suy nghĩ táo bạo, vượt qua mọi ranh giới của những quy luật và coi đó như một câu chuyện bình thường bởi chung quy lại sự sống và sung sướng tất cả đều nằm ở bầu ngực của người phụ nữ. Vậy nên chẳng lạ khi đọc tiểu thuyết của Nguyễn Phan Hách ta thường xuyên thấy sự hiện diện được tác giả coi là biểu tượng của cái đẹp, sự sống trên trái đất này. Đó là lời của nhận xét của Lan trong “Người đàn bà

buồn” “Em thấy đôi vú của người đàn bà kì diệu hết chỗ nói. Đó là hai đỉnh

tuyết phủ, biểu tượng cho sự trinh trắng, thiêng liêng huyền bí”[11; tr. 174].

Hay đó còn là nỗi khao khát của ba người đàn ông hằng được mong chứng

kiến thân hình đẹp đến mê hồn của cô lái đò trong một chiều dạo chơi hồ:

“Nếu được nhìn Tâm khỏa thân một lần, ba anh sẽ kiêu hãnh, hạnh phúc biết chừng nào…Sẽ gặp nhiều may mắn, thi đỗ, làm quan…Không được nhìn, đi thi sẽ trượt vỏ chuối, đời rồi tăm tối, khốn khổ khốn nạn, chả bao giờ ngóc đầu lên được” [11; tr. 64]. Trong tiểu thuyết “Mê Cung”, Nguyễn Phan Hách cũng từng có những trang viết tiếc nuối cho vẻ đẹp Nôen một người phụ nữ

đã hiến thân mình cho chúa có “Đôi vú trắng nõn ngọt ngào” như vầng trăng rằm mọc trong đêm. Táo bạo hơn nữa là chính những người phụ nữ theo dòng

tu ép thân ấy cũng thèm khát thân hình của Nôen. Nỗi khao khát ấy xuất phát

từ những tiếc nuối của một thời thanh xuân tươi đẹp bản thân đã hãm xác

mình trong bốn bức tường của tu viện. Bản năng của một con người được khơi dậy khi chứng kiến cái đẹp “Ban sáng chị nhìn thấy thân hình ngọc ngà của em. Trời ơi, chị đã nhìn thấy thân hình ngọc ngà của chị mười lăm năm trước đây. Như thế, hệt như thế. Còn bây giờ thì chị thế này…Vừa nói chị vừa cởi cúc áo Nôen từ lúc nào, và cứ vục mặt vào đôi vú căng tròn rắn chắc như hai nắm cơm gạo tám của nàng. Chị vày vò, ngấu nghiến, thèm khát. Chị van

em, cho chị, cho chị…Chưa hết, chị lột quần Nôen, điên cuồng xoa nắn vẻ đẹp của nàng”[11; tr. 302]. Để rồi Nguyễn Phan Hách đi đến khẳng định “Đôi

vú là sự kì diệu số 1 của thượng đế đã sáng tạo được ra. Đôi dòng sữa mẹ là đôi dòng trường giang đắp bồi phù sa sự sống. Không có đôi vú đàn bà, không có văn chương nghệ thuật gì hết, trên đời này không có khái niệm chuẩn về cái đẹp”[11; tr. 303]. Mối quan hệ đồng tính được nhắc đến dù chỉ là thoảng qua xong thật đặc biệt ấn tượng. Để thấy được rằng sự sống luôn bắt đầu bằng những khơi gợi từ thân xác, khi bị đẩy vào hoàn cảnh tận cùng, con người vẫn luôn khao khát được quay trở về với bản năng nguyên thủy. Ngôn

ngữ tính dục còn được xuất hiện trong những hình ảnh miêu tả đời thường nhưng đầy sức gợi, những hình ảnh hiện lên trong tưởng tượng thôi cũng khiến con người có khả năng gây nên hành vi phạm tội “Có lần thấy một cô

vú to, Hùng luồn tay vào yếm. Bóp mạnh quá, thấy sữa ra đầy tay”; “Có lúc

vú viên đè chặt lên bàn tay Hùng. Vú to lắm rồi. Rắn như đinh. Còn “em bé”

gì nữa”[9]. Khi miêu tả hình thể Gái Nhỡ: “Nắng chói chang ngoài sân rọi vào, gió hây hẩy thổi tung yếm váy của Gái Nhỡ, hở bụng, hở đùi trắng hếu.

Cái giống nắng hè cứ làm da thịt đàn bà con gái trắng hồng lên, đẹp thật”[9;

tr. 169]. Khi miêu tả về thân hình Vũ Hùng cũng vậy “Vồng ngực, bắp tay cuồn cuộn. Đôi chân duỗi song song. Dưới chiếc quần đùi, có cái gì dựng lên giống như cột cờ”[10; tr.174].

Ngôn ngữ tính dục được tác giả lồng ghép vào những chi tiết truyện. Lý giải về sex như cội nguồn của mọi sự sống, và cái sự ấy là điều tất nhiên của trai gái, Nguyễn Phan Hách đi vào miêu tả những khoảnh khắc “nhạy cảm”

nhưng không quá sa đà, thô tục.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)