Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN PHAN HÁCH

3.3.1. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm

Về mặt cấu trúc, giọng điệu triết lý thường được thể hiện qua tính chất khẳng định (phủ định) để nhấn mạnh những vấn đề mà nhà văn cần thông điệp, triết luận với người đọc. Mượn những câu chuyện, tình huống mà nhân vật trải nghiệm từ đó đưa ra những triết lý về sự sống là cách Nguyễn Phan Hách thể hiện quan điểm cá nhân đặc biệt được sử dụng nhiều trong các tiểu thuyết “Mê cung”, “Cuồng phong”, “Người đàn bà buồn”.

Triết lý trong tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách trước hết thể hiện khi con người đứng ranh giới của sự sống và cái chết, họ có những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về đời người, Dục (Mê cung) đã có những suy nghĩ táo bạo, liều vào cái chết để có được sự sống khi Dục đang tham gia giải phóng miền Nam. Triết lý về cái chết được suy nghĩ một cách tự nhiên: “Chết là hết tất cả.

Chết sẽ không còn cần gì nữa. Trong khi đó sự sống của mặt đất vẫn tồn tại muôn đời”[10; tr. 117]. Không còn thời gian để thoái lui bởi nếu không chết thì cũng bị bắt, con đường sống duy nhất là phải liều lĩnh xông lên. Sự sống được Nguyễn Phan Hách trân trọng, Mỹ Dung trong “Người đàn bà buồn

cũng liều lĩnh vượt tuyến vào Nam để tìm lấy sự sống của mình từ trong cái chết

“Bờ bên kia đang xích lại gần. Những lùm cây kia đen ngòm một dải, nhưng đã nghe tiếng lá lào xào. Chân Mỹ Dung chợt chạm đất. Sống rồi. Đất nâng con người trụ lại với sự sống”[11; tr. 157].

Trong vòng tròn khắc nghiệt của cuộc đời, những bon chen của thường nhật luôn khiến con người phải vươn lên nếu không muốn thụt lùi lại phía sau. Từ đây những triết lý, chiêm nghiệm về danh vị, quan trường cũng được Nguyễn Phan Hách thử trải nghiệm trên chính nhân vật của mình. Trong tiểu thuyết Cuồng phong, suy ngẫm của Đức Vĩnh sau cả đời phấn đấu con đường mình đã chọn từ khi còn là một chàng trai trẻ đến khi về già. Thời còn hăm hở bước chân vào đời, Đức Vĩnh cho rằng “Không thể có chân lý ở đời này. Sức mạnh là chân lý. Với ông, không có đúng sai mà chỉ có lợi thiệt. Ông ra làm quan Huyện quyền cao chức trọng, lương cao bổng hậu, vợ đẹp con khôn chứ không dại gì đem thân đi đày Côn Đảo như cha”[9].

Nhưng sau cuộc vần vũ của thời đại. Đang từ đỉnh cao danh vọng, địa vị, Đức Vĩnh trắng tay, vợ con lưu lạc, bản thân thì phải đi tù ở rừng xanh núi

đỏ. Ông đau đớn mà dần mon men nhận ra những giá trị đích thực của đời sống này “Cuộc đời nghĩ cho đến cùng thật vô nghĩa. Bắt đầu vào đời, vô thức hăm hở sống, phấn đấu, vươn lên, giành danh lợi đời thường. Bị cho một quả đi đày mới giật mình phản biện cuộc đời”[9; tr. 352]. Hàm em trai của Đức Vĩnh cũng không ngần ngại mà trả lời câu hỏi “Có nuối tiếc không?

Đời là thế. Đâu phải có công là được đền công, đời đầy nghịch lý”[9;

tr.240]. Nguyễn Phan Hách còn khẳng định “Cuộc đời lại bao gồm những quy luật không thể tránh khỏi. Và con người sinh ra trên mặt đất này không phải lúc nào cũng để đi hội. Con người phải chịu hậu quả những tham vọng của chính mình. Nói chung chúng ta phải thích nghi với những hoàn cảnh trớ trêu đau khổ nhất thường có trên mặt đất, để tồn tại”[9].

Khi viết về cái đẹp, Nguyễn Phan Hách cũng đưa ra những triết lý của riêng mình “Cái đẹp đứng trên chính trị. Không nên dùng cái đẹp để lồng nội dung chính trị vào [10; tr. 194] bởi cái đẹp thuộc phạm trù của riêng nó, thế giới này có thay đổi như thế nào thì cái đẹp cũng thể làm nó vấy bẩn và đó là những giá trị mà mỗi người cần trân trọng. Những triết lý còn được ẩn nấp đằng sau cuộc sống của từng nhân vật trong tiểu thuyết, những trăn trở suy tư thậm chí là những day dứt khuôn nguôi về những biến thiên của xã hội.

Nguyễn Phan Hách dường như đóng vai trò là một vị khách thập phương đi hết chiều dài của lịch sử Việt Nam thế kỉ XX trong hai cuộc kháng chiến trường kì, rồi lại chứng kiến thay đổi chóng mặt của xã hội mới.

Khi đồng tiền trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống nhân vật dần nhận ra những thay đổi của thờ đại do đồng tiền đạo nên và khái quát thành những chiêm nghiệm sâu sắc “Vào những năm tháng này, tôi đã rút ra được kết luận: Có tiền, con người mới có trọng lượng. Không tiền người như phi công

vũ trụ trong khoang thuyền Apollo lên mặt trăng. Giá trị con người được đảm bảo bằng vàng. Giỏi giang giời đất, nhưng không có tiền, chả ai phục, thua thằng có tiền hết” (Cuồng phong). Nhưng đồng thời cùng viết về vấn đề này, giọng điệu của Nguyễn Phan Hách tự phản biện lại cùng một vấn đề, nhận định mà ông đưa ra để người đọc có một cái nhìn đa chiều, toàn diện, bởi một sự việc bất kì bao giờ cũng có tính hai mặt của nó. Đó là giọng điệu khi viết về Thiều (Cuồng phong), trước khi đến với cái chết, Viết Thiều cũng viết những dòng cảm xúc cuối cùng của một đời người về một tương lai anh dự báo khi “Con người đã đến cực điểm của giàu có, nhưng đồng thời “tình người” cũng chẳng có nhiều. Tổ ấm gia đình là không có. Mỗi người là một đơn vị độc lập. Khát vọng đồng tiền chắc không khủng khiếp như bây giờ. Bởi xét cho cùng khi con người được thỏa mãn đầy đủ nhu cầu vật chất thì đồng tiền vô nghĩa”[10; tr. 459].

Giọng điệu thể hiện Nguyễn Phan Hách có lúc tỏ ra sắc bén, mạnh mẽ quyết liệt như muốn thách thức với tất cả nhưng cũng vẫn còn những trang

viết thể hiện một chút buồn, lạc lõng, đôi khi thậm chí ta còn thấy ở đó một thoáng hoài nghi về những giá trị đích thực của cuộc sống này tận cùng là gì

“Nhưng cuộc đời lại bao gồm những quy luật không thể tránh khỏi. Và con người sinh ra trên mặt đất này không phải lúc nào cũng để đi hội. Con người phải chịu hậu quả những tham vọng của chính mình. Nói chung chúng ta phải thích nghi với những hoàn cảnh trớ trêu đau khổ nhất thường có trên mặt đất,

để tồn tại”(Người đàn bà buồn). Mọi thứ đã qua không thể quay trở lại, sắc

không, không sắc cho đến tận cùng cũng hóa thành hư vô: “Nước hồ vẫn trong như thủa trước. Mà đời người đã quá đổi thay. Mặt hồ vẫn phẳng lặng.

Mà đời người đã đầy bão giông. Không thể lấy lại được những năm tháng

trong trẻo hồn nhiên nữa. Nước đục có thể đánh phèn trong, còn đời người khi

đã nhuộm màu, không trở về sắc cũ”(Cuồng phong).

Nguyễn Phan Hách tỏ ra nặng lòng với những chuyển động dù là nhỏ nhất trong cuộc sống để rồi thoáng nhận ra rằng “Cuộc đời chả ở đâu có toàn hoa tươi mật ngọt. Có hoa thì có gai, có mật ngọt thì có mật đắng…Đời là vậy. Phải chấp nhận [10; tr. 135]. Biết ít không sao, biết nhiều đôi khi lại thành quá dở. Nhưng dù có trăm ngàn cái lý, thì cuối cùng “Đời là một cái gì

đó tổng hợp, phải đủ vị, đủ mùi, thiếu một cái gì là khổ, là không thành đời”[10; tr. 45]. Chẳng phải nếu sống một cuộc đời hoàn hảo quá, con người lại cảm thấy có gì đó khuyết thiếu chưa đủ đầy. Với giọng điệu triết lý, sâu

cay như vậy Nguyễn Phan Hách để cho người đọc phải suy ngẫm về cuộc đời

và đồng thời bàn luận những giá trị mà con người luôn ao ước hướng đến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Phan Hách (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)