Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY ppsx (Trang 56 - 58)

II. Một số kiến nghị cụ thể

4. Các giải pháp khác

4.1. Tham gia vào vụ kiện với tư cách bên thứ ba

Trong một vụ tranh chấp, bên nguyên đơn và bị đơn là những nước trực tiếp tham gia vào vụ kiện. Ngoài ra, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng chấp nhận sự tham gia của bên thứ ba vào vụ tranh chấp. Trong vụ Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ, Trung Quốc đã tham gia vào vụ kiện với tư cách là bên thứ ba và thực tế là điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho họ trong việc trực tiếp tìm hiểu được quy trình thủ tục, và các tình huống phát sinh trong một vụ kiện. Việt Nam vừa mới gia nhập WTO vào đầu năm 2007 và chưa hề có kinh nghiệm tham gia bất kỳ một vụ tranh chấp nào trong WTO dưới tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn. Hơn nữa, vì vừa gia nhập, nên hiểu biết của Việt Nam về quy trình, thủ tục cũng như những quy định pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp của WTO còn rất hạn chế. Việc tham gia vào các vụ tranh chấp với tư cách bên thứ ba sẽ giúp Việt Nam có được những kinh nghiệm cần thiết cũng như hiểu biết về quy định pháp lý của WTO, những bài học rất có ích cho quá trình Việt Nam đi kiện hay bị kiện sau này. Cũng từ bài học của Trung Quốc, Việt Nam cần phải theo dõi sát sao những vụ tranh chấp diễn ra trong khuôn khổ WTO. Điều này nhằm mục đích xác định được những tranh chấp có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam, hay những tranh chấp không ảnh hưởng trực tiếp nhưng việc giải quyết vụ tranh chấp lại đóng vai trò quan trọng đối với cơ chế của WTO vì thế ảnh hưởng gián tiếp đến Việt Nam. Khi đó, Việt Nam cần tích cực tham gia vào những vụ kiện này với tư cách bên thứ ba để có thể vừa bảo vệ được lợi ích cho mình vừa có được những kinh nghiệm cần thiết mà lại không mất quá nhiều chi phí để theo đuổi vụ kiện. Lợi ích mang lại là rất nhiều trong khi chi phí bỏ ra không quá tốn kém, việc tham gia với tư cách bên thứ ba rất thích hợp với hoàn cảnh của Việt Nam hiện tại, và giải pháp này cũng được khuyến khích sử dụng trong thời gian tới.

4.2. Thúc đẩy công tác vận động hành lang (lobby) và quan hệ công chúng(public relations) (public relations)

Thông thường, kết quả của một vụ tranh chấp trong WTO sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những bằng chứng và cơ sở pháp lý được các bên đưa ra và vận dụng. Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động lobby và quan hệ công chúng cũng có ý nghĩa rất quan trọng và tác động trực tiếp đến kết quả của một vụ tranh chấp. Đặc biệt, ở một đất

nước có nhiều nhóm lợi ích khác nhau, mà thậm chí là đối lập nhau cùng tồn tại như Hoa Kỳ, công tác vận động hành lang lại càng trở nên cần thiết. Trong trường hợp xuất khẩu dệt may Việt Nam bị Mỹ điều tra, áp thuế chống bán phá giá, ngoài việc những doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt hại, bên cạnh đó, những nhà nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng mặt hàng này của Mỹ cũng sẽ bị tổn thất. Trên cơ sở đó, phía Việt Nam hoàn toàn có thể phối hợp với các nhà nhập khẩu, các bên có lợi ích liên quan tiến hành gây áp lực lên chính phủ Mỹ để phần nào ngăn chặn những nguy cơ này. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần phối hợp với các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, các ngành sử dụng hàng dệt may Việt Nam để cùng lên tiếng phản đối vì lợi ích chung. Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam đang bị Mỹ áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may. Nếu chúng ta có thể đẩy mạnh công tác vận động hành lang với những nhóm có lợi ích liên quan thì hoàn toàn có thể gây sức ép không nhỏ lên chính phủ Mỹ để ngừng việc sử dụng cơ chế này. Mặt khác, chúng ta còn có khả năng tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức như thế này cả về vấn đề tài chính, kêu gọi sự ủng hộ của họ trong trường hợp phải tham gia vụ kiện nhằm bảo vệ lợi ích của cả hai phía nói chung.

Ngoài ra, quan hệ công chúng còn bao gồm cả công tác thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo, phát thanh, truyền hình, Internet…Tuy vẫn còn một số bất cập về mức độ chính xác của các thông tin đưa ra, nhưng cũng không thể phủ nhận được sự nhanh nhạy và tích cực của việc sử dụng các phương tiện truyền tin này.

Đối với Việt Nam, khái niệm vận động hành lang dường như vẫn còn mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn. Trong thời gian tới, khả năng Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ xảy ra vụ kiện là rất cao, dù muốn hay không, Việt Nam cũng cần phải tích cực sử dụng lobby và quan hệ công chúng như là một thứ công cụ đắc lực để bảo vệ lợi ích quốc gia trong các vụ tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO.

KẾT LUẬN

Cùng với xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Khi tham gia vào hệ thống thương mại thế giới, mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các quốc ra là điều tất yếu, do đó các tranh chấp phát sinh là không thể tránh khỏi. Việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là rất cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung và lợi ích cho các doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là trong thương mại hàng dệt may, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Phải thừa nhận rằng những bước đi đầu tiên của Việt Nam khi tham gia vào tranh chấp quốc tế là rất khó khăn, nhưng xét về mặt tích cực, Việt Nam cũng đã có nhiều bài học từ những thất bại. Thông qua những vụ kiện như cá basa, tôm không ít những kinh nghiệm đã được đúc kết và phân tích cặn kẽ. Không chỉ từ những trải nghiệm của bản thân, từ những vụ kiện có liên quan như của Ấn Độ, Pakistan hay Trung Quốc…, Việt Nam cũng tìm thấy sự tương đồng và tự rút ra được bài học cho riêng mình. Đó sẽ là những kinh nghiệm quý giá cho toàn thể cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cũng như các cơ quan quản lý chuyên trách nói riêng. Cùng với việc tăng cường sản xuất, xuất khẩu, các vụ kiện thương mại, trong đó có kiện chống bán phá giá, chắc chắn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn trong thương mại hàng dệt may. Do vậy, Việt Nam cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua những thử thách và chủ động ứng phó với các vụ tranh chấp có thể xảy ra, đặc biệt là đối với ngành dệt may.

Với tinh thần đó, nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu những ưu nhược điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, từ đó đề ra những giải pháp để Việt Nam có thể vận dụng thành công cơ chế này trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may. Hiểu được cơ chế giải quyết tranh chấp là thành công bước đầu, nhưng khó khăn hơn là việc vận dụng “luật chơi” sao cho thành công nhất. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ càng cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, hiệp hội và chính phủ.

Nhóm nghiên cứu cũng rất hy vọng và cũng có niềm tin rằng, trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ có được những thành công trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp và đặc biệt là thành công khi vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong ngành hàng dệt may. Là những sinh viên còn rất trẻ, nhóm nghiên cứu đề tài này sẵn sàng làm việc hết mình nếu được giao những nhiệm vụ có liên quan đến WTO và giải quyết tranh chấp hàng dệt may trong WTO.

ĐỀ TÀI ĐẠT GIẢI NHẤT CUỘC THI “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 2007” VÀ

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY ppsx (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w