II. Một số kiến nghị cụ thể
3. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may
3.1. Nâng cao nhận thức về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và cơchế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này cũng mở ra một cơ hội mới để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh… cho các doanh nghiệp; bên cạnh đó, hội nhập cũng mang đến nhiều thách thức mà một trong những thách thức không nhỏ là khả năng bị kiện nếu như chúng ta không tuân thủ đúng theo các quy định trong các Hiệp định của WTO. Do đó, trước hết, đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong thương mại hàng dệt may nói riêng, việc nâng cao nhận thức về pháp luật thương mại quốc tế cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp WTO là rất cần thiết. Hiện nay, có thể một phần vì Việt Nam mới gia nhập WTO và tất nhiên là chưa
tham gia bất kỳ một vụ tranh chấp nào với tư cách là thành viên của tổ chức này, nên những kiến thức về cơ chế giải quyết tranh chấp WTO vẫn còn là một chủ đề lạ lẫm và mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Điều đó càng chứng tỏ việc cung cấp kiến thức về lĩnh vực này trở nên rất quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may. Trong thời điểm hiện tại, chúng ta đang bị Hoa Kỳ áp đặt cơ chế giám sát đối với hàng dệt may. Theo đó, nguy cơ xuất khẩu dệt may Việt Nam bị điều tra rồi áp thuế chống bán phá giá là rất lớn. Từ việc phân tích vụ tranh chấp Ấn Độ khiếu kiện EC về việc áp đặt các loại thuế bán chống phá giá, ta thấy rõ sự phức tạp về mặt quy trình thủ tục điều tra cũng như việc xét xử theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Điều này đưa đến một yêu cầu là các doanh nghiệp dệt may cần phải nâng cao nhận thức về vai trò đặc điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, nắm rõ những quy định của WTO liên quan đến thủ tục và trình tự giải quyết tranh chấp để có sự phối hợp với Hiệp hội và chính phủ, chuẩn bị tốt nhất trong trường hợp phải khởi kiện để bảo vệ lợi ích của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dệt may cũng cần trang bị kiến thức về yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu chứng minh, quy trình đầy đủ của một cuộc điều tra chống bán phá giá, để qua đó xây dựng một chiến lược kháng kiện hiệu quả, chính xác và hợp pháp theo thông lệ quốc tế khi cần thiết. Để làm được điều này, việc nghiên cứu trên lý thuyết là chưa đủ mà cần phải dựa vào tình hình thực tế. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải chủ động thu thập và phân tích các vụ kiện trước đây trong thương mại hàng dệt may, đặc biệt lưu ý đến vấn đề chống bán phá giá để có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn. Doanh nghiệp sẽ cần phải chủ động hợp tác chặt chẽ với bộ phận chuyên trách của Hiệp hội và bộ phận chuyên trách của chính phủ để nhận được sự hỗ trợ trong những vấn đề này.
Xét cho cùng, các doanh nghiệp là những chủ thể quan trọng trong các vụ tranh chấp. Chính phủ đi kiện cũng là để bảo vệ lợi ích cho đất nước, cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong các tranh chấp, mà trước hết là phải nâng cao nhận thức về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
3.2. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc chủ động đốiphó với các tranh chấp có thể xảy ra phó với các tranh chấp có thể xảy ra
Hiệp hội dệt may có vai trò là đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng như giữa doanh nghiệp với chính phủ. Tuy vậy, điều quan trọng hơn là các doanh nghiệp cũng cần phải tăng cường hợp tác với nhau để chủ động ứng phó trước những nguy cơ xảy ra tranh chấp. Qua phân tích vụ tranh chấp của Pakistan kiện Mỹ về hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng sợi cotton chải kỹ, một trong những yếu tố khiến cho Pakistan có thể đạt được một phán quyết có lợi từ DSB chính là quyết tâm theo đuổi vụ kiện đến cùng của phần lớn các doanh nghiệp dệt may. Ngay như ở các tranh chấp thương mại mà Việt Nam đã tham gia, điển hình là vụ kiện tôm, sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp rõ ràng đã phát huy kết quả. Sự phối hợp đó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng một mặt trận kháng kiện thống nhất; kết quả là tuy bị áp thuế chống bán phá giá nhưng mức thuế này tương đối thấp. Với nguy
cơ bị kiện bán phá giá ngay trước mắt, kinh nghiệm này cũng đáng để các doanh nghiệp trong ngành dệt may cần phải học tập. Mặt khác, sự phối hợp trao đổi thông tin và cùng nhau giải quyết khó khăn phát sinh giữa các doanh nghiệp sẽ giúp hạn chế được những sai sót và nhầm lẫn khi phải chứng minh để bảo vệ lợi ích cho mình một khi tranh chấp xảy ra. Đáng nói hơn, nếu như dệt may Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá thì thuế này sẽ áp đặt cho tất cả các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu với các mức khác nhau. Nói chung, các doanh nghiệp đứng ngoài cuộc thường bị áp thuế cao nhất. Do đó, chính bản thân doanh nghiệp phải chủ động hợp tác hơn nữa, cùng đoàn kết thống nhất với các doanh nghiệp khác để tích cực kháng kiện khi cần thiết.