II. Một số kiến nghị cụ thể
2. Đối với Hiệp hội ngành Dệt may
2.1. Hiệp hội dệt may cần nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò đầu mốiliên kết giữa các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với chính phủ liên kết giữa các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với chính phủ
Từ vụ kiện giữa Pakistan và Mỹ, chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của hiệp hội dệt may trong việc liên kết khối doanh nghiệp và khối chính phủ. Chính phủ đề ra chính sách và yêu cầu doanh nghiệp phải tuân theo vì lợi ích chung. Trong khi đó, doanh nghiệp lại chủ yếu hoạt động vì mục đích kinh doanh của mình. Điều này làm cho việc liên kết giữa hai khối gặp rất nhiều khó khăn; do vậy, vai trò của hiệp hội dệt may là không thể thiếu.
Trong hoàn cảnh hàng dệt may Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ bị kiện bán phá giá rất cao, việc liên kết hai khối chính phủ và doanh nghiệp lại càng trở nên cấp thiết. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trong nước đã tham gia vào Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) do ông Lê Quốc Ân làm chủ tịch. Với vai trò là người đại diện cho các doanh nghiệp thành viên, VITAS đã có những hoạt động tích cực như kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ trong việc đề ra các chính sách, các cơ chế quản lý của nhà nước đối với ngành; VITAS cũng đưa ra các đề xuất với chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may trong nước. Nhưng có lẽ những hoạt động này vẫn là chưa đủ nên trong thời gian tới, Hiệp hội cần phải có những hoạt động thiết thực hơn nữa, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp. Các bộ phận chức năng thuộc các cơ quan Chính phủ sẽ có nhiệm vụ theo dõi, rà soát tình hình, thu thập thông tin liên quan đến thương mại hàng dệt may trên thế giới để kịp thời đưa ra những cảnh báo và khuyến nghị cần thiết định hướng cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may trong nước. Trên cơ sở đó, Hiệp hội cần phải nắm
bắt để chuyển tải nhanh chóng và chính xác những khuyến nghị này tới toàn bộ các doanh nghiệp. Đồng thời, Hiệp hội cũng phải tổ chức những phiên họp toàn thể mở rộng bàn về các biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhưng vẫn tránh được nguy cơ bị kiện ở mức cao nhất. Đặc biệt, khi vụ kiện thực sự xảy ra, Hiệp hội còn phải đảm nhận vai trò cầu nối để tập hợp, phân tích, lựa chọn thông tin cần thiết từ phía doanh nghiệp cung cấp cho các cơ quan thuộc chính phủ trong quá trình tham gia kiện. Ngược lại, Hiệp hội cũng cần theo dõi sát sao và cập nhật thông tin từ chính phủ về diễn biến vụ kiện để ngay lập tức cung cấp cho doanh nghiệp, giúp họ định hướng giải quyết hay chuẩn bị tài chính và các nguồn lực khác để theo kiện đến cùng.
Để nâng cao hơn nữa vai trò là đầu mối liên kết của mình, theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, trước hết Hiệp hội cần phải xây dựng cơ cấu tổ chức chặt chẽ và hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần phải duy trì, phát triển hạ tầng cơ sở hệ thống thông tin, chủ yếu là kết nối qua mạng internet. Hiện nay, Hiệp hội đã có cổng giao tiếp điện tử để chuyển tải tin tức và liên kết các doanh nghiệp, tuy nhiên điều này vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì vậy, Hiệp hội cần đầu tư xây dựng, nâng cấp trang thông tin điện tử này nhiều hơn nữa, thường xuyên cập nhật, trao đổi và đảm bảo cung cấp thông tin hai chiều, lưu chuyển thông suốt. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng cần tham gia vào hoạt động của các tổ chức ngành trong vùng, các tổ chức quốc tế và với các liên đoàn dệt may các nước... nhằm tăng cường trao đổi thông tin, đặc biệt là về các tranh chấp xảy ra trong thương mại hàng dệt may.
Ngoài ra, VITAS cũng cần thể hiện rõ hơn vai trò cầu nối trong việc liên kết các doanh nghiệp dệt may với nhau. Hiện nay, các doanh nghiệp trong Hiệp hội đã hợp tác và phối hợp trong các hoạt động như: tổ chức, môi trường, khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại... để nâng cao tính cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp thành viên cũng như của toàn ngành dệt may Việt Nam; nhưng đó mới chỉ đơn giản là về mặt kinh doanh sản xuất. Trong thời điểm hiện tại, Hiệp hội còn phải đóng vai trò quan trọng kết nối các doanh nghiệp để ứng phó với các vụ kiện về dệt may có liên quan đến Việt Nam. Ví dụ như: nếu Việt Nam có khả năng bị kiện bán phá giá, Hiệp hội cần tập hợp các doanh nghiệp lại để tìm cách đối phó với những yêu cầu mà bên điều tra bán phá giá đưa ra. Điển hình như trong vụ Pakistan kiện Mỹ, vai trò liên kết các doanh nghiệp cùng chịu chi phí và cùng đồng lòng theo đuổi vụ kiện đến cùng của Hiệp hội dệt may Pakistan là một trong những yếu tố quyết định giúp cho việc đi kiện của Pakistan thành công. Đây một bài học kinh nghiệm mà Hiệp hội dệt may của Việt Nam nên học hỏi.
Cơ quan chuyên trách của Chính phủ Hiệp hội CHÍNH PHỦ DN DN DN DN DN DN NGUỒN THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY KHÁC
2.2. Hiệp hội dệt may cần tăng cường hơn nữa trong việc hỗ trợ doanhnghiệp ứng phó với các vụ kiện liên quan đến thương mại hàng dệt may nghiệp ứng phó với các vụ kiện liên quan đến thương mại hàng dệt may
Giải pháp này được đưa ra trong bối cảnh sự hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp dệt may Việt Nam về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng như những việc cần làm để chuẩn bị hay tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp cụ thể còn hạn chế. Đặc biệt, ngành dệt may Việt Nam hiện nay lại có nguy cơ bị kiện chống bán phá giá. Quy trình một vụ kiện chống bán phá giá lại hết sức phức tạp, điều đó thể hiện rõ qua vụ kiện giữa Ấn Độ và Cộng đồng Châu Âu. Khi đó, vai trò của Hiệp hội dệt may là rất quan trọng. Với sự hiểu biết rộng hơn các doanh nghiệp và việc theo dõi cũng như tìm hiểu về các vụ kiện thực tế trong WTO nhiều hơn, Hiệp hội dệt may cần hướng dẫn cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình chuẩn bị đối phó với những cuộc điều tra chống bán phá giá cũng như tham gia vào các vụ kiện nếu chúng xảy ra. Hiệp hội sẽ định hướng cho doanh nghiệp cung cấp thông tin để đáp ứng được yêu cầu của cơ quan điều tra nhưng cũng đảm bảo được bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệp hội cũng cần hỗ trợ và định hướng các doanh nghiệp trong việc hợp tác với bên điều tra chống bán phá giá, doanh nghiệp nên hợp tác trong chừng mực nào là thích hợp và không nên có thái độ chống đối lại việc điều tra nếu không muốn bị áp thuế chống bán phá giá cao.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần phát triển một đường dây nóng cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý và đáp ứng những nhu cầu liên quan đến giải quyết tranh chấp để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp. Đường dây này có thể hoạt động thông qua mục tư vấn, hỏi đáp, hỗ trợ trực tuyến với các doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của Hiệp hội hoặc qua đường dây điện thoại nóng.
2.3. Hiệp hội dệt may cần thành lập một bộ phận chuyên trách về giải quyếttranh chấp kết hợp với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương tranh chấp kết hợp với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương
Một trong những giải pháp quan trọng dành cho chính phủ đã được nêu ra là phải thành lập một bộ phận chuyên trách về giải quyết tranh chấp. Tương tự như vậy, Hiệp hội dệt may của Việt Nam cũng cần phải lập ra một bộ phận chuyên trách tương ứng của riêng mình. Thứ nhất, bộ phận này sẽ có nhiệm vụ kết hợp với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương trong những công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp như hoạt động đào tạo, tuyên truyền, phổ biến những hiểu biết về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cho doanh nghiệp. Thứ hai là tự tìm kiếm thông tin, phối hợp cung cấp và trao đổi thông tin về tình hình giải quyết tranh chấp tại WTO với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương cũng như với các doanh nghiệp. Thứ ba là bộ phận này sẽ có chức năng cung cấp kịp thời những thông tin của doanh nghiệp trong trường hợp chính phủ chủ động đi kiện. Ngoài ra bộ phận chuyên trách của Hiệp hội cũng có nhiệm vụ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết nếu có vụ tranh chấp nào đó liên quan đến dệt may, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xảy ra.
Để đảm nhận được những nhiệm vụ như trên, bộ phận chuyên trách của Hiệp hội cần phải có đội ngũ nhân lực có trình độ cao về pháp luật quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, ngoại ngữ cũng như kiến thức chuyên môn về dệt may để có khả năng cập nhật những thông tin về tình hình giải quyết tranh chấp nói chung và những tranh chấp liên quan đến dệt may nói riêng đã và đang diễn ra trên thế giới.
Thêm vào đó, bộ phận này cũng cần có quỹ đóng góp riêng được kêu gọi từ phía doanh nghiệp. Quỹ này sẽ dùng để chi cho những khoản cần thiết khi thu thập thông tin, tổ chức đào tạo hay đáp ứng các hoạt động khác của Hiệp hội. Đó cũng chính là quỹ sẽ được dùng chi trả cho những chi phí phát sinh nếu có một vụ tranh chấp liên quan đến dệt may của Việt Nam mà cần có sự hỗ trợ tài chính từ phía các doanh nghiệp xảy ra. Đây là bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ vụ kiện giữa Pakistan và Mỹ, vụ kiện mà vấn đề tài chính là một vấn đề nổi cộm trong cả quá trình giải quyết tranh chấp.