Dự báo khả năng phát sinh tranh chấp về thương mại hàng dệt may liên quan đến Việt

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY ppsx (Trang 45 - 48)

đến Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1. Cơ sở để dự báo

1.1. Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam

Theo báo cáo thống kê hàng hoá của Tổng cục Hải quan, dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tổng kim ngạch trong năm 2006 đạt tới 5,8 tỷ USD chiếm 14,65% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, chỉ đứng sau dầu thô28. Với tốc độ tăng kim ngạch trung bình hàng năm trên 20%, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, giá trị xuất khẩu dệt may đã đạt tới con số 3,4 tỷ USD chiếm đến 14,99% tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ những số liệu thống kê như trên, rõ ràng xuất khẩu dệt may là một nguồn thu ngoại tệ hết sức quan trọng của Việt Nam. Ngoài ra, với đặc điểm cần nhiều lao động, ngành dệt may đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ thất nghiệp và ổn định an sinh xã hội cho đất nước. Theo thông tin từ Hiệp hội dệt may, tính đến cuối năm 2006, cả nước có khoảng 2000 doanh nghiệp dệt may và đang sử dụng khoảng 2 triệu lao động29.

Trong thời điểm hiện nay, có thể nói dệt may là ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn, đóng góp một phần không nhỏ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.Nhận thức được tầm quan trọng đó, chính phủ Việt Nam đã có những chính sách tích cực phát triển ngành dệt may, từ đó làm cho dệt may Việt Nam có một vị trí đáng kể trên thị trường quốc tế.

1.2. Vị trí thương mại hàng dệt may Việt Nam trên thế giới

Gia nhập WTO khi chế độ hạn ngạch MFA bị bãi bỏ là cơ hội tăng trưởng rất lớn đối với dệt may Việt Nam. Nhưng đi kèm theo đó là việc phải cạnh tranh với các "đại gia" về dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... những nước có lợi thế hơn Việt Nam cả về nguyên vật liệu, lao động, thiết kế và thương hiệu. Tuy gặp phải nhiều khó khăn thách thức, nhưng Việt Nam vẫn tận dụng được những cơ hội để phát triển ngành dệt may. Xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2006 đạt hơn 5,8 tỉ USD, tăng 20,5% so với năm 2005 và là nước đứng thứ 10 trong số các nước có kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2007 là 3,4 tỷ USD30.

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam hiện nay đã khá đa dạng, nhưng lớn nhất vẫn là thị trường Hoa Kỳ. Năm 2006, Mỹ nhập khẩu khoảng 3,04 tỷ 28 Trích Báo cáo thống kê hàng hoá xuất khẩu, ngày 28/01/2007 của Cục công nghệ thông tin & Thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan

29 Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam

USD hàng dệt may Việt Nam, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và chiếm 3% tổng lượng hàng nhập khẩu dệt may vào Mỹ. Đứng thứ hai là thị trường EU31. Năm 2002, kim ngạch nhập khẩu vào EU của dệt may Việt Nam là 645 triệu USD, xếp thứ 19, đến năm 2006 là 1,2 tỷ USD. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch, bạn hàng quen thuộc từ lâu đối với dệt may Việt Nam. Năm 2002, nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Nhật đạt 84 triệu USD, đứng thứ 9 trong số những nước xuất khẩu dệt may vào nước này32. Năm 2005, con số đó đã lên tới 600 triệu USD, tức là tăng gấp 7 lần. Ngoài ra hàng dệt may Việt Nam còn xuất khẩu vào các thị trường khác như ASEAN, Canada, Nga …

Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Bộ Thương mại Mỹ đã đặt ra cơ chế giám sát cho hàng dệt may Việt Nam. Điều này không những gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam ở Mỹ mà còn gây ra tâm lý e ngại nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ những thị trường khác. Tuy vậy, dệt may Việt Nam vẫn đề ra mục tiêu xuất khẩu đến năm 2010 đạt khoảng 10-12 tỷ USD33. Con số này cho thấy Việt Nam luôn coi dệt may là mặt hàng chủ lực của mình và quyết tâm giữ vững vị thế xuất khẩu hàng dệt may của mình trên thế giới.

1.3. Thách thức đối với dệt may Việt Nam hậu WTO

Kể từ ngày 12/1/2007 – ngày Việt Nam phải thực hiện các cam kết của mình trong WTO, hạn ngạch dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ được bãi bỏ để phù hợp với quy định trong Thoả thuận song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO cũng như quy định tại điều 20(B) của Hiệp định dệt may song phương. Sự kiện này được nhiều chuyên gia nhận định sẽ là cú huých tạo đà cho sự tăng trưởng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thấy được trước mắt, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ do những cam kết gia nhập WTO cũng như việc thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) mang lại.

Một trong những điểm mấu chốt để kết thúc đàm phán song phương gia nhập WTO với Hoa Kỳ chính là những vấn đề xung quanh thương mại hàng dệt may, mà nổi bật là những trợ cấp trái với quy định của WTO của ngành dệt may Việt Nam. Để tháo gỡ vướng mắc này, Việt Nam đã cam kết xoá bỏ tất cả những trợ cấp bị cấm trong ngành dệt may kể từ thời điểm gia nhập WTO. Theo đó, tác động đối với ngành dệt may đến từ việc Việt Nam sẽ phải cắt giảm 3 hình thức ưu đãi bao gồm: ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Như vậy, ngành dệt may sẽ nhận được ít hỗ trợ hơn từ phía Chính phủ và điều đó cũng phần nào làm giảm sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là việc Hoa Kỳ tỏ ra nghi ngại về khả năng thực thi các cam kết xoá bỏ trợ cấp về dệt 31 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ Thương mại

32 Trích Thời đại mới – Tạp chí nghiên cứu và thảo luận, số 2 tháng 07/2004

33 10 – 12 tỷ là mục tiêu mà Hiệp hội dệt may thống nhất đề ra vào tháng 05/2007, còn theo khoản 3 Điều 1, Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 thì con số đó chỉ là 8-9 tỷ.

may của Việt Nam. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Hoa Kỳ đã rút ra được bài học cay đắng từ trường hợp của Trung Quốc gia nhập WTO nên sẽ giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các cam kết của Việt Nam. Theo đó, một khi Hoa Kỳ chứng minh được Việt Nam chưa xoá bỏ các loại trợ cấp bị cấm ngay từ khi gia nhập thì nước này có quyền áp đặt hạn ngạch ngay lập tức đối với hàng dệt may Việt Nam. Việt Nam cũng đã chấp nhận sẽ không khởi kiện việc Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch theo các thoả thuận này, bất kể Việt Nam có thể có quyền khởi kiện Hoa Kỳ theo các hiệp định của WTO. Như vậy, Hoa Kỳ có quyền áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và hạn ngạch có thể bị tái áp dụng.

Mặt khác, nhằm tạo thuận lợi cho việc thông qua Quy chế PNTR với Việt Nam, Bộ thương mại Hoa Kỳ cũng đã cam kết trước Quốc Hội nước này sẽ xúc tiến áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam ngay từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Theo đó, định kỳ 6 tháng một lần, Bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ tiến hành rà soát kết quả giám sát để xem xét bằng chứng phục vụ tiến hành điều tra chống bán phá giá. Trong trường hợp tình hình diễn biến phức tạp và Hoa Kỳ có thể chứng minh được hàng dệt may Việt Nam bán phá giá thì nước này sẽ đánh thuế chống bán phá giá tạm thời. Cơ chế giám sát này sẽ có hiệu lực cho đến khi nhiệm kỳ hiện tại của chính quyền Tổng thống G. Bush kết thúc vào cuối năm 2008. Trên thực tế, cơ chế này đã tạo ra thách thức không nhỏ đối với ngành dệt may của chúng ta bởi vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam với sản lượng chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch. Trước lần đánh giá đầu tiên dự kiến diễn ra vào tháng 8/2007, lượng đơn hàng xuất sang Mỹ đã giảm đáng kể và các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có những phương án chuyển hướng sang các thị trường khác.

Bên cạnh đó, khi gia nhập WTO Việt Nam ngay lập tức phải thực thi cam kết về cắt giảm thuế nhập khẩu hàng dệt may, Việt Nam sẽ phải giảm thuế suất MFN cho nhóm hàng dệt may từ mức bình quân hiện hành 37,3% xuống còn 13,7% áp dụng cho tất cả các thành viên WTO. Trong đó, nhóm hàng xơ, sợi giảm từ 20% xuống còn 5%, vải từ 40% còn 12%, quần áo và đồ may sẵn từ 50% còn 20%34. Như vậy, ngành dệt may thậm chí còn không có thời gian chuẩn bị đã phải cạnh tranh ngay với các doanh nghiệp nước ngoài trên chính thị trường nội địa, nhất là từ nước láng giềng Trung Quốc. Việc cắt giảm thuế suất đã tạo áp lực rất lớn đối với ngành dệt may nhất là khi sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành còn yếu.

Trong những năm tới, xuất khẩu hàng dệt may có thể gặp phải nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ ở cả thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Đáng nói hơn, ngành dệt may còn phải đối mặt với nguy cơ bị Hoa Kỳ tiến hành các cuộc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá cũng như áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để bảo hộ ngành công nghiệp nội địa.

2. Khả năng phát sinh tranh chấp về hàng dệt may

Dệt may là mặt hàng mà các nước đang phát triển có lợi thế so sánh rất lớn và cũng nằm trong nhóm hàng “nhạy cảm” nhất thế giới. Theo số liệu thống kê từ báo cáo của Ban thư ký WTO ngày 11/06/2007, các cuộc điều tra chống bán phá giá đi kèm với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại hàng dệt may nổi lên như một hiện tượng kể từ khi chế độ hạn ngạch bị xóa bỏ từ 31/12/2004 cho đến nay. Cụ thể, trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2006 đã có tất cả 103 vụ điều tra chống bán phá giá tương ứng với 66 biện pháp chống bán phá giá được áp dụng, trong đó, dệt may dẫn đầu danh sách các sản phẩm bị áp dụng với 14 biện pháp. Khi chế độ hạn ngạch đã bị xóa bỏ thì các cuộc điều tra chống bán phá giá dường như là một công cụ đắc lực để bảo vệ ngành sản xuất dệt may trong nước và đó là khởi nguồn cho các vụ kiện chống bán phá giá phát sinh sau này. Xu thế đó có thể sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới.

Từ ngày 12/01/2007, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ không còn bị hạn chế bởi chế độ hạn ngạch nữa. Theo đó, khi chế độ hạn ngạch bị dỡ bỏ thì có xu thế tăng trưởng quá nhanh của số lượng hàng dệt may xuất khẩu; việc tăng trưởng quá mức như vậy mà muốn bán được nhiều sản phẩm thì phải hạ giá xuất khẩu, và khi hạ giá như thế sẽ gây áp lực cạnh tranh lên các nhà sản xuất hàng dệt may trong nước của các quốc gia nhập khẩu, khi đó các nhà sản xuất này có ý kiến với chính phủ của họ và xu thế tất yếu các cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ diễn ra.

Cũng theo báo cáo của Ban thư ký WTO vào ngày 11/06/2007, trong số 103 vụ điều tra chống bán phá giá chưa có sự góp mặt của Việt Nam. Tuy vậy, nguy cơ hàng dệt may Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá theo quy định của WTO đang hiển hiện. Bằng chứng là xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với cơ chế giám sát của Mỹ, một quốc gia chiếm tới 55% thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Bộ thương mại Mỹ dự kiến đến tháng 08/2007 này sẽ đưa ra kết quả của 6 tháng giám sát đầu tiên. Bên cạnh đó, trong văn kiện gia nhập WTO, Việt Nam vẫn bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường (trong vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập WTO). Tất cả những điều đó cảnh báo một nguy cơ tiềm ẩn trong việc hàng dệt may Việt Nam sẽ bị điều tra chống bán phá giá và khả năng phát sinh tranh chấp về lĩnh vực này là rất khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY ppsx (Trang 45 - 48)