Vụ kiện: “Cộng đồng Châu  u Thuế chống bán phá giá với ga trả

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY ppsx (Trang 40 - 45)

III. Kinh nghiệm của Ấn Độ

2. Vụ kiện: “Cộng đồng Châu  u Thuế chống bán phá giá với ga trả

vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn Độ” và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Ấn Độ

2.1. Tóm tắt vụ kiện

- Bên nguyên đơn: Ấn Độ

- Bên bị đơn: Cộng đồng Châu Âu EC

- Các bên thứ 3: Ai Cập, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.

- Nôi dung tranh chấp: Thuế chống bán phá giá với ga trải giường và vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn Độ. Cụ thể là tranh chấp về: Điều 2.2.2; 3.1; 3.2; 3.4; 3.5; 5.2; 5.3; 5.4; 5.8; 6; 12.2.2; 1527 của Hiệp định chống bán phá giá và Điều 1 và 6 của GATT 1994.

* Các mốc thời gian chính

- Ngày 03/08/1998 EC nhận được yêu cầu tham vấn từ Ấn Độ về các loại thuế tuyệt đối chống bán phá giá do EC áp đặt đối với mặt hàng ga trải giường và vỏ gối cotton của Ấn Độ.

- Ngày 30/10/2000 Báo cáo của Ban Hội thẩm được lưu hành - Ngày 01/03/2001 Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được lưu hành

-Ngày 12/03/2001 Báo cáo Ban Hội thẩm (WT/DS141/AB/R,DSR2001:VI, 2077- Báo cáo Ban Hội thẩm đã được sửa đổi theo báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm) và báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm (WT/DS141/AB/R, DSR 2001:V,2049) được DSB thông qua.

- Ngày 29/11/2002 Báo cáo Ban Hội thẩm theo Điều 21.5 của DSU được lưu hành. - Ngày 08/04/2003 Báo cáo Cơ quan Phúc thẩm theo Điều 21.5 của DSU được lưu hành.

2.2. Diễn biến

Ngày 30/07/1996, Ủy ban liên minh các ngành dệt và sợi cotton Châu Âu “Eurocotton” - một liên đoàn các hiệp hội nhà sản xuất hàng dệt may cotton trong 25http://www.wto.org/english/thewto_e/countries_e/india_e.htm

26http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/find_dispu_cases_e.htm#results 27 Xem phụ lục số 5

nước - đã đệ trình đơn yêu cầu mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với ga trải giường và vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn độ lên EC.

Ngày 13/09/1996, EC ra thông báo bắt đầu cuộc điều tra. Thời gian điều tra bán phá giá là từ ngày 01/06/1995 đến ngày 30/06/1996 và thời gian điều tra tổn hại bắt đầu từ năm 1992 đến hết thời gian điều tra bán phá giá. EC thực hiện phân tích bán phá giá trên cơ sở lấy mẫu một số nhà xuất khẩu Ấn Độ. Tuy nhiên, trong 5 công ty Ấn Độ được lấy làm mẫu thì chỉ duy nhất Bomba Dyeing là có số liệu bán hàng tại thị trường nội địa của mặt hàng xem xét. Trên cơ sở đó, EC đã tính trị giá thông thường cho tất cả các nhà sản xuất Ấn Độ bị điều tra trên cơ sở giá thành sản phẩm. Như vậy, EC đã tính toàn bộ các chi phí bán hàng, chi phí chung, chi phí quản lý và lợi nhuận của tất cả các công ty trong mẫu nhưng chỉ dựa vào số liệu của Bomba Dyeing. Bên cạnh đó, EC đã tính phần thiệt hại bằng cách lấy một mẫu gồm 17 trong số 35 công ty hiện tại trong ngành sản xuất nội địa của các nước thuộc liên minh. Đến ngày 2/06/1997, EC đưa ra thông báo khẳng định sơ bộ về việc bán phá giá, mức tổn hại và quan hệ nhân quả.

Ngày 14/06/1997 thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực.

Ngày 28/11/1997, EC đưa ra thông báo cuối cùng khẳng định về việc bán phá giá sản phẩm ga trải giường của Ấn Độ sang thị trường Châu Âu (thông báo này được cụ thể bằng Điều lệ hội đồng số 2398/97 ngày 28/11/1997)

2.3. Tiến trình vụ kiện khi đưa lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

Vào ngày 03/08/1998, Ấn độ yêu cầu tham vấn với EC về một số loại thuế tuyệt đối chống bán phá giá mà EC đã áp đặt lên mặt hàng ga trải giường và vỏ gối cotton của Ấn Độ.

Ấn Độ lập luận rằng: quá trình EC khởi xướng rồi tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá và áp đặt các mức thuế tạm thời theo Điều lệ Hội Đồng EC số 1069/97 ngày 12/06/1997, tiếp đó áp đặt các mức thuế cuối cùng theo Điều lệ Hội Đồng EC số 2398/97 ngày 28/11/1997 là sai và chưa phù hợp. Ấn Độ cũng chỉ ra rằng:

- Thứ nhất: việc xác định tình hình khởi xướng vụ kiện, xác định hiện tượng phá giá và thiệt hại cũng như việc giải thích của các nhà chức trách Cộng đồng Châu Âu là không nhất quán với quy định của WTO.

- Thứ hai: việc thiết lập tình tiết thực tế của các nhà chức trách cộng đồng Châu Âu là không phù hợp và việc đánh giá tình tiết này cũng không khách quan và công bằng.

- Thứ ba: EC không tính đến trường hợp đặc biệt Ấn Độ là một nước đang phát triển.

Tất cả những điều đó đã vi phạm các Điều 2.2.2, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 5.2, 5.3, 5.4, 5.8, 6, 12.2.2, 15 của Hiệp định Chống bán phá giá và Điều 1 và 6 của GATT 1994.

Đến ngày 07/09/1999 Ấn Độ yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm. Sau một lần bị trì hoãn thì đến cuộc họp ngày 27/10/1999, DSB đã thành lập Ban Hội thẩm.

Ngày 12/01/2000 Ấn Độ yêu cầu Tổng giám đốc WTO quyết định thành phần Ban Hội thẩm. Ngày 24/01/2000 thành phần Ban Hội thẩm được quyết định.

Ngày 30/10/2000 báo cáo của Ban Hội thẩm được lưu hành với kết luận rằng: + Thứ nhất: Cộng đồng chung Châu Âu EC đã hành động trái với Điều 2.4.2 của Hiệp định Chống bán phá giá bằng “việc tính bằng không” các biên độ âm của các loại sản phẩm riêng rẽ.

+ Thứ hai: EC đã vi phạm Điều 3.4 của Hiệp định Chống bán phá giá khi không xem xét tất cả các yếu tố gây tổn hại liệt kê trong điều khoản này. EC đã xem xét thông tin từ các nhà sản xuất không phải là bộ phận của “ngành trong nước”. Như vậy, EC đã hành động trái với Điều 3.4 của Hiệp định Chống bán phá giá.

+ EC vi phạm Điều 15 của Hiệp định Chống bán phá giá khi chưa xem xét đến hoàn cảnh Ấn Độ là một nước đang phát triển.

Ngày 01/12/2000 EC thông báo với DSB về ý định kháng án.

Ngày 01/03/2001: Báo cáo Cơ quan Phúc thẩm được lưu hành, Cơ quan Phúc thẩm kết luận:

+ Giữ nguyên phán quyết của Ban Hội thẩm rằng EC đã hành động trái với Điều 2.4.2 của Hiệp định Chống bán phá giá khi “tính bằng không” biên độ âm của các sản phẩm riêng rẽ.

+ Bãi bỏ các phán quyết còn lại của Ban Hội thẩm.

Ngày 12/03/2001, DSB chấp nhận báo cáo của đoàn kháng án và báo cáo của Ban Hội thẩm (đã được sửa theo báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm).

2.4. Hậu phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm.

- Ngày 08/03/2002 viện dẫn Điều 21.5 của DSU, Ấn Độ yêu cầu tham vấn lại. - Ngày 04/04/2002, Ấn Độ yêu cầu thành lập ban giám sát thực thi.

-Tại cuộc họp của DSB ngày 17/04/2002, Ấn Độ thông báo: theo thỏa thuận đạt được giữa EC và Ấn Độ, Ấn Độ yêu cầu không xem xét vụ kiện trong chương trình nghị sự theo Quy tắc 6 về Thủ tục cho các cuộc họp WTO và DSB đã chấp nhận.

- Ngày 07/05/2002, Ấn Độ lại yêu cầu thành lập ban giám sát.

- Tại cuộc họp của DSB vào ngày 22/05/2002, các bên thống nhất rằng nếu có thể thì vấn đề sẽ được gửi tới Ban Hội thẩm ban đầu.

3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Sau khi nghiên cứu diễn biến, quá trình của vụ kiện DS 141 “EC - Thuế chống bán phá giá đối với ga trải giường và vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn Độ”, có thể rút ra ba bài học kinh nghiệm sau đây cho Việt Nam:

- Bài học thứ nhất: cần có sự hiểu biết rõ về pháp luật thương mại quốc tế. Quá trình một cuộc điều tra chống bán phá giá, một vụ kiện chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO là một trình tự pháp lý phức tạp, đòi hỏi các bên tham gia phải có hiểu biết rất rõ về pháp luật thương mại quốc tế. Với vị thế là nước đang phát triển nhưng Ấn Độ đã thể hiện mình là một quốc gia “có bản lĩnh” khi tham gia vào hệ thống thương mại thế giới nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng.

Trước hết, trong khi EC tiến hành điều tra chống bán phá giá thì dường như phía Ấn Độ theo dõi rất chặt chẽ mọi hành động và tiến trình mà EC tiến hành. Bằng chứng là ngay sau khi bị áp đặt thuế chống bán phá giá, Ấn Độ đã yêu cầu tham vấn về các loại thuế đó và họ đã đưa ra những lập luận hợp lý và sắc bén. Điều đó thể hiện Ấn Độ đã theo dõi các tình tiết vụ việc rất sát sao và rất am hiểu các Hiệp định của WTO nói chung và Hiệp định Chống bán phá giá nói riêng. Ấn Độ đã thành công khi chỉ ra rằng EC đã vi phạm các Điều: 2.2.2, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 5.2, 5.4, 5.8, 6, 12.2.2, 15 của Hiệp định Chống bán phá giá và Điều 1 và 6 của GATT 1994.

- Bài học thứ hai: cần có sự quyết tâm, kiên trì theo đuổi vụ kiện đến cùng bằng việc tin vào lập luận và sự hiểu biết của mình.

Cuối cùng, kết luận của cả Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm đều nghiêng về phía Ấn Độ. Các bản báo cáo đều đề xuất EC phải thay đổi chính sách thuế của họ. Trên thực tế, EC đã chấp nhận phán quyết cuối cùng của Cơ quan Phúc thẩm nhưng họ lại không thực hiện đầy đủ các đề xuất mà bản báo cáo đưa ra. Ấn Độ đã không chấp nhận điều đó, nên vào ngày 08/03/2002, viện dẫn Điều 21.5 của DSU Ấn Độ đã yêu cầu tham vấn lại. Đến ngày 04/04/2002 yêu cầu thành lập Ban giám sát thực thi và sau hai lần thành lập Ban giám sát thực thi (lần 2 vào ngày 07/05/2002) Ấn Độ cho rằng EC vẫn chưa nghiêm túc thực thi các đề xuất của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm. Tại cuộc họp của DSB vào ngày 22/05/2002 Ấn Độ lại tiếp tục đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của DSB và DSB đã thống nhất rằng: “Nếu có thể thì vấn đề sẽ được gửi tới Ban Hội thẩm ban đầu”.

Theo dõi suốt quá trình vụ kiện diễn ra, bắt đầu từ giai đoạn tham vấn đến khi bản báo cáo cuối cùng của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua và cả trong giai đoạn thực thi phán quyết, không lúc nào Ấn Độ chịu “lép vế” trước EC. Họ theo dõi sát sao các tình tiết, tích cực tham gia cùng các bên liên quan và luôn sẵn sàng tận dụng mọi điều khoản có thể được để bảo vệ lợi ích quốc gia nói chung và ngành dệt may nói riêng. Ấn Độ cũng kiên quyết chống lại bất cứ hành động không hợp lý nào xâm hại lợi ích quốc gia mình, cho dù hành động đó xuất phát từ phía bên kia hay ngay cả từ cơ quan giải quyết tranh chấp.

- Bài học thứ ba: quyết tâm giữ vững vị thế của nước mình dù vụ kiện chỉ thắng lợi về danh nghĩa.

Cho đến tận cuộc họp ngày 22/05/2002 của DSB, tức là khoảng 3 năm 9 tháng kể từ khi bắt đầu tham vấn (03/08/1998) và khoảng 5 năm 8 tháng kể từ khi EC bắt đầu cuộc điều tra chống bán phá giá (30/07/1996), vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm để giành lại sự công bằng cho Ấn Độ theo như tinh thần của các bản báo cáo. Phần thắng rõ ràng đã nghiêng về Ấn Độ nhưng đó chỉ là về mặt danh nghĩa mà không có thực. Trong khi đó, để có thể theo kiện gần 4 năm trời Ấn Độ đã phải tập trung nguồn nhân lực và bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ. Vậy một câu hỏi đặt ra là: có phải Ấn Độ chỉ đơn thuần đạt được một phán quyết có lợi cho mình?

Trên thực tế, việc Ấn Độ theo đuổi vụ kiện đến cùng còn giúp quốc gia này đạt được lợi ích lớn hơn, đó là một vị thế vững chắc hơn trong thương mại quốc tế nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng. Sau vụ kiện này nếu một quốc gia nào khác muốn tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng của Ấn Độ mà đặc biệt là với mặt hàng dệt may thì họ sẽ phải hết sức thận trọng. Chính điều này sẽ tạo cho Ấn Độ một vị thế nhất định khi tham gia vào hệ thương mại thế giới và có lẽ đó mới là cái lớn nhất mà Ấn Độ mong muốn có được.

Có thể nói, Ấn Độ là một quốc gia đang phát triển tiêu biểu tham gia vào hệ thống thương mại thế giới với nguồn nhân lực về pháp luật quốc tế có chất lượng rất cao. Qua vụ kiện cụ thể này, Ấn Độ cũng giúp Việt Nam tin tưởng rằng Việt Nam cũng hoàn toàn có quyền bình đẳng trong hệ thống thương mại thế giới, hoàn toàn có thể tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ những lợi thế có được từ các mặt hàng là thế mạnh của mình như dệt may. Ấn Độ đã trở thành một hình mẫu cho Việt Nam cũng như cho các nước đang phát triển khác trên thế giới noi theo.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG THÀNH CÔNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO TRONG GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY ppsx (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w