Chương 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
1.1 Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Đảng, Nhà nước Việt
1.1.2 Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Phú Bình trước năm 2006
Phú Bình là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên kinh tế đang có nhiều chuyển biến theo hướng CNH-HĐH. Bộ mặt kinh tế của huyện đang có nhiều khởi sắc tiến bộ với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, tạo nên tiền đề vật chất vững chắc cho thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM. Nhiều khu công nghiệp được ra đời thu hút hàng vạn lao động góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong huyện trong đó có một bộ phận không nhỏ là con em của các đối tượng NCCVCM. Đồng thời với việc tăng trưởng kinh tế, trình độ nhận thức của người dân cũng được nâng cao. Do vậy đã phát huy được tinh thần trách nhiệm của người dân thông qua việc tuyên truyền vận động sự ủng hộ về vật chất và tinh thần cho người có công. Kinh tế phát triển kéo theo đó là các vấn đề về phúc lợi xã hội cũng được đầu tư phát triển. Hệ thống y tế được hiện đại đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe định kỳ cho đối tượng NCCVCM. Các chế độ ưu đãi cũng được chú trọng, quan tâm nhiều hơn. Người có công của huyện ngày càng được chăm lo chu đáo về mặt vật chất và tinh thần.
Nếu điều kiện kinh tế - xã hội tạo taọ ra tiền đề vật chất vững chắc thì truyền thống lịch sử - văn hóa tạo nên một tiền đề vững chắc về tinh thần cho việc thực thi có hiệu quả các chính sách ưu đãi NCCVCM. Phú Bình là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình đã cùng với quân dân cả nước nhất tề, anh dũng đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước. Góp phần làm nên chiến thắng vang dội ấy biết bao người con ưu tú của quê hương Phú Bình
đã hy sinh dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, hàng ngàn người đã phải gánh chịu thương tật hoặc gánh chịu di họa của chiến tranh suốt phần đời còn lại.
Thể hiện tấm lòng biết ơn với những người đã “dùng máu đào tô thắm
lá cờ Tổ quốc”ngay từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 20/SL ngày
16/02/1947 tại Thái Nguyên về quy định chế độ hưu bổng, thương tật, tiền tuất
đối với thân nhân tử sĩ, đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống chính sách ưu
đãi NCCVCM. Thực hiện chủ trương của Đảng và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh thông qua sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký ngày 16/02/1947 và được bổ sung bằng sắc lệnh 242/SL ngày 12/10/1948 về quy
định tiêu chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng tử sỹ, thực hiện chế độ lương hưu thương tật đối với thương binh, chế độ tiền tuất đối với gia đình liệt sỹ
công tác thực hiện chế độ ưu đãi cho NCCVCM ở huyện Phú Bình được quan tâm và chú trọng.
Huyện Phú Bình đã làm tốt việc triển khai việc lập hồ sơ, xét duyệt các đối tượng người có công. Theo đó những quân nhân hoạt động trong Quân đội quốc gia Việt Nam nếu trong lúc tại ngũ, vì chiến đấu với quân địch cứu một người hay nhều người mà bị thương thì được gọi là thương binh và được hưởng lương hưu thương tật. Lương hưu thương tật không tính theo hạng thâm niên của binh sĩ mà được căn cứ vào tật bệnh nặng hay nhẹ. Những quân nhân
được hưởng thương tật tạm thời trong một thời gian rồi vì thương tật cũ mà chết, sau khi được khám và chứng nhận cũng được coi là tử sĩ. Cha, mẹ, vợ, con của tử sĩ được nhận cấp tiền tuất. Như vậy, với chính sách này đã thể hiện
sự quan tâm đặc biệt đến các đối tượng người có công khi họ còn sống họ được hưởng một khoản trợ cấp hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt. Khi chết đi thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tiền tuất đã phần nào bù đắp những đau thương mất mát và giúp họ bớt đi những khó khăn trong cuộc sống.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước (1945 - 1975) công tác thực hiện chính sách ưu đãi cho NCCVCM trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện dưới hình thức chăm sóc thương binh, bệnh binh, đón thương binh từ chiến trường về chăm sóc điều trị. Nguyên nhân do tính chất của cuộc chiến tranh khốc liệt nhân dân huyện Phú Bình cùng với quân dân cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến ác liệt với quân thù. Thêm vào đó hoàn cảnh chiến tranh nền kinh tế của huyện còn nghèo nên công tác thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM được thực hiện chủ yếu dưới hình thức của phong trào đón thương binh về làng. Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình công tác tiếp nhận thương binh từ chiến trường về chăm sóc nuôi dưỡng đã được thực hiện có hiệu quả. Huyện Phú Bình đã thành lập được cơ sở nuôi dưỡng thương binh bằng cách vận động người dân trong huyện góp gạo nuôi thương
binh. Toàn huyện đã tổ chức các cuộc vận động “hũ gạo cứu đói”, “con gà tình nghĩa” để giúp đỡ các thương binh thương tật nặng. Đồng thời, huyện chỉ
đạo các xã trích một phần ruộng công, hoặc chung sức vỡ những thửa ruộng mới tổ chức cấy cày, chăm nom, gặt hái những ruộng đất ấy lấy hoa lợi để nuôi thương binh. Huyện Phú Bình là ATK đã tiếp nhận hàng trăm thương binh từ chiến trường về điều trị phục hồi.
Mặt khác, vai trò của huyện làm tốt nghĩa vụ hậu phương động viên anh
chị em thương binh, bệnh binh cùng toàn thể nhân dân trong huyện tham gia
sản xuất chi viện cho chiến trường theo phương châm “thương binh tàn nhưng
không phế”, khi đã khôi phục sức khỏe huyện có chủ trương khuyến khích họ
hăng hái tham gia công tác sản xuất đóng góp sức lực vào nhiệm vụ khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ những năm 1975 đến năm 1986, đất nước được hòa bình thống nhất, nhân dân cả nước hăng hái lao động xây dựng đất nước. Hình ảnh chú bộ đội chắc tay súng chiến đấu ngoài chiến trường, vững tay cày trên đồng ruộng đã trở thành một hình ảnh đẹp phát huy năng lực và phẩm chất của anh bộ đội cụ
Hồ trong hoàn cảnh mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình các
cán bộ, chiến sỹ sau khi xuất ngũ trở về địa phương ra sức xây dựng và làm giàu cho quê hương. Một phong trào thi đua lao động sản xuất được tổ chức đã thu hút đông đảo đối tượng người có công của huyện tham gia. Nhờ những ưu đãi từ chính sách của Nhà nước và sự tiếp sức của cộng đồng, các anh chị em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ đã phát huy truyền thống, năng lực,
sở trường của mình trong hoàn cảnh mới để xứng đáng là những công dân kiểu mẫu, những gia đình cách mạng gương mẫu. Nhiều người trong số đó trở thành những người làm ăn giỏi hoặc đảm đương những trọng trách là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở một số thôn, xã.
Cùng với cuộc vận động tích cực trong lao động và sản xuất, huyện Phú Bình đã tổ chức phong trào đi tìm“địa chỉ đỏ” hướng về vùng đất trong quá khứ chiến tranh ác liệt, phong trào “đi tìm đồng đội thân yêu”. Thể hiện một tình cảm thiêng liêng và cao cả. Thực hiện nghĩa cử cao đẹp này, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình đã tìm được 20 mộ liệt sĩ đưa về nghĩa trang liệt sĩ huyện, 5 mộ liệt sĩ được quy tụ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn [2, tr.
400].
Từ năm 1986 đến năm 1990 khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới
toàn diện trên tất cả các mặt chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội. Các đối tượng NCCVCM được hưởng trợ cấp ưu đãi từ nguồn ngân sách Trung ương. Các chế độ chăm sóc sức khỏe cũng được cải thiện nhờ trang thiết bị y tế được trang bị đầy đủ hơn, phục vụ kịp thời cho việc phục hồi chức năng, cải tiến việc nuôi dưỡng cho những thương binh nặng. Đồng thời, các đối tượng người
có công trên địa bàn huyện Phú Bình được giúp đỡ sản xuất, định hướng việc làm cho thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học, giúp đỡ họ ổn định cuộc sống thông qua các phong trào hợp tác xã nông nghiệp giúp họ ổn định cuộc sống.
Tử năm 1991 đến năm 2005 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển đất nước theo hướng CNH, HĐH. Việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội phải được thực hiện một cách công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tầng lớp nhân dân. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ huyện Phú Bình đã có nhiều chủ trương, biện pháp kịp thời hỗ trợ cho các đối tượng người có công của huyện. Đời sống của các đối tượng
từng bước được nâng cao.
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được hoàn thiện hơn từ khi Đảng và Nhà nước ban hành Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh bệnh binh người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng ngày 29/8/1994. Đây là
thời kỳ đánh dấu bước chuyển biến to lớn có tính chất quyết định đến mọi mặt đời sống người có công thông qua các văn bản chính sách ưu đãi xã hội chủ yếu tập trung vào các nội dung quy định chế độ tiền trợ cấp, phụ cấp, quy định các chế độ ưu đãi về giáo dục đào tạo, ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, đào tạo việc làm, miễn giảm thuế nông nghiệp…
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ huyện Phú Bình thực hiện có kết quả một số chính sách như giải quyết, công nhận thủ tục cho
các đối tượng là NCCVCM, thực hiện đầy đủ các chế độ ưu đãi với người có công do Nhà nước quy định, từng bước xoa dịu nỗi đau mất mát trong chiến tranh, khắc phục di chứng chiến tranh để lại. Đồng thời, Đảng bộ huyện cũng sớm ý thức được trách nhiệm của toàn dân trong việc chăm sóc NCCVCM bằng cách tuyên truyền vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa tạo nên sức mạnh tổng hợp về nguồn lực, nhân lực ở cộng đồng dân cư trong việc thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM.
Có thể nói, trước năm 2006 mặc dù kinh tế của huyện còn nghèo, đời sống của nhân dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình công tác thực hiện chính sách ưu đãi người
có công đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận. Với đặc điểm nổi bật của một huyện trung du miền núi nền kinh tế còn nghèo và lạc hậu. Số lượng người
có công trên địa bàn lớn. Đảng bộ huyện Phú Bình đã chỉ đạo đi sâu, đi sát tìm hiểu thực tế đời sống của NCCVCM khi rời chiến trường trở về với gia đình.
Thấy được sự khó khăn về vật chất, mất mát về tinh thần mà các đối tượng và thân nhân họ đang gặp phải để có những chủ trương, biện pháp hỗ trợ kịp thời đến các đối tượng.
Đảng bộ huyện Phú Bình đã bước đầu nhận thức được vị trí và vai trò
của việc thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công tạo ra một môi trường xã hội ổn định. Chính sách ưu đãi NCCVCM là một bộ phận của chính sách an sinh xã hội nhằm phục vụ con người và vì sự phát triển của con người của mỗi quốc gia. Đồng thời việc thực hiện chế độ chăm sóc ưu đãi NCCVCM
là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện khi đất nước bước vào thời kỳ CNH, HĐH. Đây là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của huyện trong thời kỳ mới.
Thành tựu đáng ghi nhận mà Đảng bộ huyện Phú Bình đã chỉ đạo thực
hiện được là: Giải quyết cho một lượng đông đảo các đối tượng người có công trên địa bàn huyện như thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng gồm: 813 thương binh; 22 người được phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”; 1.360 liệt sĩ; 34 lão thành cách mạng; 71 cán bộ hoạt động tiền khời nghĩa. Toàn huyện đã giải quyết chế
độ cho 125 gia đình có công với nước [2, tr.247]. Từng bước thực thi đầy đủ các chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước đến từng đối tượng người có công.
Bên cạnh một số thành tựu đã đạt được công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công mắc phải một số khó khăn như sau:
Điều kiện kinh tế của huyện còn nghèo, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đời sống của đại bộ phận các gia đình chính sách vẫn còn khó khăn đặc biệt là vùng giao thông khó khăn. Thiếu nguồn vốn, kinh phí để tổ chức các phong trào, chưa huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân trong huyện ủng hộ các chương trình chăm sóc người có công do huyện đề xướng. Phần lớn các nguồn ngân sách này đều lấy từ Trung ương nên có sự thụ động trong quá trình thực hiện.
Chưa phát huy được tiềm lực và sức mạnh của cá nhân và cộng đồng tạo nên một phong trào rộng lớn. Các thủ tục quy định và xác nhận đối tượng người có công còn rườm rà, thiếu nhất quán, gây khó khăn cho người được hưởng chế độ.
Trước thực trạng trên đòi hỏi Đảng bộ huyện Phú Bình cần làm tốt những việc sau đây:
Đề ra những chủ trương mới nhằm áp dụng việc thực hiện chính sách
ưu đãi NCCVCM một cách hiệu quả, phấn đấu không để xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Đẩy nhanh việc giải quyết cho các đối tượng đã mất mà chưa được hưởng tiền trợ cấp mai tang phí, trợ cấp một lần.
Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, xử lý nghiêm minh các trường
hợp vi phạm trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM. Đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó xác nhận trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, phân cấp công tác quản lý cụ thể cho từng cá nhân, phòng ban. Thành lập cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm
vụ giải quyết, tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án
về lĩnh vực người có công trên địa bàn huyện.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động sự ủng hộ tham gia của các cấp, ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân… tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa. Tôn vinh cá nhân, tập thể làm tốt công tác người có công.