Chủ trương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Đảng bộ huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 34 - 41)

Chương 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Đảng bộ huyện Phú Bình giai đoạn 2006-2010

1.2.1 Chủ trương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Đảng bộ huyện Phú Bình

NCCVCM là những người đã hy sinh xương máu hoặc có những cống hiến lớn lao cho sự nghiệp dân tộc. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân phải có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc“uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp

nghĩa”, Ngày 16/2/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 20 - SL tại Thái

Nguyên quy định chế độ hưu bổng, thương tật, tiền tuất cho thân nhân tử sỹ, đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống chính sách ưu đãi cho NCCVCM sau này.

Trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, đất nước được độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình tự do. Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế là mục tiêu đảm bảo sự ổn định xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Từ năm 2006 đến năm 2010, Đảng và Nhà nước đã ban

hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm ổn định đời sống vật chất và tinh thần

của các đối tượng người có công. Hệ thống pháp luật quy định đối tượng và chính sách ưu đãi người có công không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, tạo nên một hành lang pháp lý giúp cho việc thực hiện các chính sách ưu đãi NCCVCM đạt hiệu quả.

Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đối tượng NCCVCM, ngay tại Nghị quyết Đại hội X (4/2006) của Đảng đã khẳng định thực hiện tiến

bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, bảo đảm đời sống của người có công bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của xã hội, trong quá trình hoàn thiện chính sách ưu đãi NCCVCM phải thường xuyên điều chỉnh mức trợ cấp ưu đãi, không ngừng nâng cao mức thụ hưởng chung. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu đề xuất bổ sung, sửa đổi, bảo đảm cho các chính sách luôn phù hợp với điều kiện mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khắc phục bất hợp lý tồn tại, bảo đảm tính thống nhất của chính sách và của quá trình tổ chức thực hiện chính sách đối với NCCVCM.

Theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội X (4/2006) của Đảng, các hệ thống văn bản Pháp luật ưu đãi NCCVCM lần lượt ra đời và đưa thực tế áp dụng. Đảng

và Nhà nước thường xuyên có những chính sách điều chỉnh các chế độ ưu đãi dành cho NCCVCM. Mục đích của việc điều chỉnh nhằm khắc phục những hạn chế, điểm bất cập trong quá trình thực hiện bằng việc điều chỉnh và ban hành các chế độ mới thiết thực và phù hợp hơn để người có công được hưởng những điều tốt đẹp nhất mà chế độ mang lại.

Thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, Tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc người có công trong toàn tỉnh.

Thái Nguyên là vùng đất ATK xưa, số lượng người có công trong tỉnh chiếm

số lượng rất lớn. Vấn đề NCCVCM là vấn đề được quan tâm và tập trung giải quyết sau chiến tranh. Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI

nhiệm kỳ 2005 - 2010 nhấn mạnh: “…Thực hiện tốt chế độ chính sách của

Đảng và Nhà nước, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần các đối tượng chính sách bằng hoặc cao hơn mức sống dân cư nơi cư trú”. [68]

Ngày 23/11/2006, trong Báo cáo số 116/BC - UBND tỉnh Thái Nguyên

về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2005 - 2010 đã đề ra mục tiêu thực hiện tốt cách chính sách xã hội là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh

tế - xã hội ở Thái Nguyên trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, bảo đảm thu hẹp khoảng cách giữa các hộ dân, nâng cao vị thế cuả Thái Nguyên trở thành một trung tâm lớn của

cả nước. Trong đó, vấn đề thực hiện chính sách đối với NCCVCM cần được thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người có công. „„ Duy trì 100% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh,

liệt sỹ, người có công. Thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trong toàn tỉnh.‟‟ [85]

Để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác NCCVCM, Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố Thái Nguyên tổ chức thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người

có công với cách mạng, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, tham gia thực hiện tốt phong trào chăm sóc người có công và tổ chức vận động ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, tập trung nâng cao và ổn định đời sống của các hộ chính sách khó khăn trong giai đoạn 2006 – 2010. Đồng thời đề ra phương hướng và các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”

trong thời gian tới.

Ngày 05 tháng 03 năm 2007, UBND Tỉnh Thái Nguyên đã ra Chỉ thị số 13/CT-UBND về việc đẩy mạnh công tác thương binh liệt sỹ người có công với

cách mạng và phong trào đền ơn đáp nghĩa thiết thực kỷ niệm 60 năm ngày

thương binh liệt sỹ 27/07/1947-27/07/2007 thể hiện sự quan tâm của các cấp

ủy đảng, chính quyền mục đích chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống vật chất

và tinh thần cho NCCVCM. Thông qua chỉ thị tuyên truyền giáo dục trong cán

bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ý thức trách nhiệm lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh xương máu vì sự tồn vong của Tổ quốc, của nhân dân. Chỉ thị nhấn mạnh tổ chức các hoạt động thiết thực thể hiện trách

nhiệm của cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân đối với người có công với nước. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phòng trào đền ơn đáp nghĩa và các hoạt động uống nước nhớ nguồn, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, NCCVCM.

Đồng thời, Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 11/12/2008 tại Hội nghị lần thứ mười một ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về mục tiêu nhiệm vụ năm 2008 đã chỉ ra rằng năm 2008 là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội, có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVI. Hội nghị chú trọng đến phát triển văn hóa – xã hội, trong đó vấn đề thương binh, liệt sỹ, người có công là vấn đề xã hội quan trọng. Hội nghị xác định “Tập trung thực hiện tốt các chính sách, giải quyết các hồ sơ tồn đọng cho các đối tượng người có công chưa được hưởng chính sách, đánh giá đúng thực trạng đời sống của thương binh, bệnh binh, các gia đình chính sách trong tỉnh để có những đề án phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng. Đồng thời, nghiêm cấm và

xử lý nghiêm các vấn đề tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiện chính sách

ưu đãi. Huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp của tỉnh, phát triển các hoạt động tình nghĩa trong xã hội…” [69]

Như vậy, cùng với việc thực hiện các chính sách ổn định xã hội, thực hiện chính sách ưu đãi cho NCCVCM được coi là nhiệm vụ xã hội trọng tâm của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm không chỉ là

vấn đề tư tưởng mà còn là tình cảm đối với những người đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sự quan tâm của Đảng bộ tỉnh được thể hiện trong mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, tổ chức thực hiện tốt chủ trương chính sách của Nhà nước.

Phú Bình là huyện có số lượng người có công cao nhất của tỉnh Thái Nguyên, người có công chiếm một bộ phận quan trọng trong toàn bộ dân cư

của huyện. Thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM không chỉ nhằm mục đích nhân văn là sự đền ơn trả nghĩa mà còn có ý nghĩa chính trị ổn định xã hội của huyện.

Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh Thái Nguyên, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2005 - 2010 nhấn mạnh:

“Thực hiện các chính sách xã hội, ưu đãi người có công với nước được các cấp, các ngành quan tâm. Đặc biệt trong nhiệm kỳ qua, huyện đã huy động các nguồn lực xây dựng Đền thờ các anh hùng liệt sĩ, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và có ý nghĩa giáo dục truyền thống các tầng lớp nhân dân”. [24]

Coi đó là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng.

Phú Bình là vùng căn cứ địa của cách mạng. Cuộc chiến tranh đã đi qua nhưng những nỗi đau mà nó để lại vẫn còn đó. Toàn huyện có 3.748 đối tượng người có công (năm 2009) bao gồm thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, mẹ việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thân nhân liệt sĩ những đối tượng này sau khi từ chiến trường trở về với gia đình mang theo nhiều di chứng của chiến tranh, làm suy giảm khả năng lao động gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Thêm vào đó khi đất nước bước vào giai đoạn CNH, HĐH nền kinh tế thị trường đã thâm nhập ngày càng sâu rộng nhu cầu

về đàm bảo cuộc sống và thực hiện công bằng xã hội càng được yêu cầu cao hơn.

Chủ trương của huyện là phát triển kinh tế đảm bảo ổn định xã hội. Thực

hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, chăm

lo đến từng đối tượng chính sách trong địa bàn huyện nhất là các đối tượng NCCVCM là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội đồng thời cũng là đạo lý và truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ ngàn xưa. Thực hiện

có hiệu quả chính sách ưu đãi NCCVCM là một nhiệm vụ chính trị quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, ổn định xã hội của địa phương.

Trên cơ sở nhận thức vai trò và vị trí trong công tác thực hiện chính sách

ưu đãi với người có công. Ngày 26/8/2006 Chỉ thị 05-CT/HU của Ban thường

vụ Huyện ủy Phú Bình về việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị định

54/2006/CP ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. [26]

Chỉ thị nhận thức rõ Nghị định 54/2006/CP về hướng dẫn thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công số 26/2005/UBTVQH của UBTVQH ban hành ngày 29/06/2005 là một “chính sách có ý nghĩa chính trị sâu sắc của Đảng Nhà

nước, yêu cầu các cấp, ban ngành, triển khai chặt chẽ, đúng đối tượng, đảm bảo công bằng, công khai, không để kẻ xấu, kẻ gian lợi dụng. Đồng thời rà soát, nắm chắc tình hình, thực hiện đầy đủ quyền lợi cho những người tham gia kháng chiến, hỗ trợ chăm sóc cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” [26].

Ban thường vụ Huyện ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể các cấp chỉ đạo các cấp ban ngành, quán triệt đầy đủ nội dung Pháp lệnh số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29/06/2005 của UBTVQH về thực

hiện chế độ ưu đãi cho người có công với cách mạng; Nghị định số 54/2006/NĐ-

CP về hướng dẫn thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản có liên quan đến việc thực hiện chế độ ưu đãi cho NCCVCM. Thông qua các tài liệu hướng dẫn để triển khai các chế độ cho người có công của huyện.

Trong báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Bình lần thứ mười bốn tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2005 – 2010 về

phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 đã nhấn

mạnh công tác thương binh, liệt sỹ, người có công:“ Đẩy mạnh các hoạt động

chăm sóc người có công, đền ơn, đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, doanh nghiệp trong địa bàn huyện” [23]

Phát huy truyền thống tốt đẹp của mọi tầng lớp nhân dân, phong trào đền

ơn đáp nghĩa ngày càng được tổ chức rộng rãi và được đông đảo nhân dân trong huyện nhiệt tình hưởng ứng. Các phong trào nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, lập sổ tiết kiệm tình nghĩa, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa… được các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân địa phương tham gia. Các hoạt động từ thiện giúp đỡ người tàn tật, các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học… được huyện Phú Bình triển khai thực hiện.

Ngày 09/05/2009, Ban thường vụ Huyện ủy ra chỉ thị số 20/CT - HU về

việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng và phong trào đền ơn đáp nghĩa. Năm 2009 là

năm đẩy mạnh công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, NCCVCM với những hoạt động phong phú và thiết thực. Ban thường vụ Huyện ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp của Huyện lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng tổ chức phổ biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang và nhân dân thực hiện đầy đủ các nội dung Nghị quyết

số 09/NQ - HU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện đúng, đầy đủ và chu đáo các chế độ chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các tệ nạn tiêu cực trong thực hiện chính sách ưu đãi cho NCCVCM. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về công tác thực hiện chính sách nhất là các đối tượng tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam - pu - chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/04/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Đây là chủ trương, chính sách

của Đảng, Nhà nước nhằm ghi nhận, tôn vinh và động viên những người có công đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, góp phần tăng cường an sinh xã hội và tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. [28]

Tiếp tục tuyên truyền, đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân tham gia ủng

hộ xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa để có nguồn lực vật chất góp phần chăm

sóc tốt hơn những người có công. Phong trào toàn dân chăm sóc người có công được đẩy mạnh và mở rộng đã có nhiều cá nhân tập thể là thương binh, người

có công phát huy truyền thống cách mạng, phát triển kinh tế tạo việc làm và thu nhập cho mình và người dân xung quanh, gương mẫu trong thực hiện chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi NCVCM là chủ trương nhất quán và đồng bộ của Đảng bộ huyện Phú Bình góp phần ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của các cấp

ủy, chính quyền, sự kết hợp của các ban ngành đoàn thể, công tác thực hiện chính sách NCCVCM đã đi vào nề nếp, tạo dựng được lòng tin của các đối tượng người có công và đông đảo quần chúng nhân dân. Chính sách đã thiết thực góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện để phát triển kinh tế -

xã hội, đưa cuộc sống của các đối tượng thương binh, bệnh binh, gia đình liệt

sỹ, NCCVCM dần được ổn định.

Như vậy với những chủ trương kịp thời, hơn lúc nào hết trách nhiệm và tình cảm đối với người có công đã trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Đó là sự chuẩn bị cần thiết để công tác thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM có những bước phát triển mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)