Thực hiện chế độ ưu đãi về trợ cấp, phụ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 44 - 48)

Chương 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Đảng bộ huyện Phú Bình giai đoạn 2006-2010

1.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện

1.2.2.2 Thực hiện chế độ ưu đãi về trợ cấp, phụ cấp

thiết thực nhằm đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho thương binh, liệt sỹ, NCCVCM. Phú Bình là huyện có số lượng người có công với cách mạng cao nhất của tỉnh Thái Nguyên với 3.748 đối tượng (năm 2009).

Việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho đối tượng người có công trên địa bàn huyện có ý nghĩa quan trọng.

Sau khi có có quyết định thực hiện chi trả trợ cấp của các đối tượng người có công do Sở LĐTBXH tỉnh Thái Nguyên chuyển về Phòng LĐTBXH huyện Phú Bình sẽ đăng ký vào sổ quản lý, lập danh sách và cấp sổ lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho các đối tượng chính sách. Người có công hàng tháng sẽ đến nhận tiền trợ cấp ưu đãi trực tiếp tại bộ phận Kế toán – Phòng LĐTBXH của huyện. Các đối tượng đến nhận tiền trợ cấp cần mang theo sổ trợ cấp hàng tháng và xuất trình chứng minh thư nhân dân để đối chiếu và ký nhận vào danh sách chi trả trợ cấp.

Thực hiện việc chi trả trợ cấp cho người có công trên địa bàn huyện theo

kế hoạch của UBND huyện Phú Bình, tài liệu hướng dẫn về việc chi trả trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng do Sở LĐTBXH tỉnh. Năm 2006 các đối tượng người có công trên địa bàn huyện được hưởng trợ cấp phụ cấp với mức chuẩn

là 355.000 đồng. (Thực hiện theo Nghị định số 147/2005/NĐ-CP ban hành ngày 30/11/2005 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng)

Hàng năm, chế độ trợ cấp, phụ cấp đều được điều chỉnh tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Các đối tượng người có công ngày càng được chăm lo và hưởng những ưu đãi từ phía Nhà nước, chính phủ và cộng đồng.

Tại Nghị định 32/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 02/03/2007, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cho NCCVCM là 470.000 đồng/người/tháng. Chế độ trợ cấp, phụ cấp tăng lên 650.000 đồng/tháng ở Nghị định 105/NĐ-2008/ND-CP ngày 16/09/2008. Như vậy so với mức trợ cấp

cũ, ở nghị định này mức trợ cấp đã tăng thêm 180.000 đồng.

Ngày 23/04/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2009/NĐ-CP nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp cho đối tượng NCCVCM lên 685.000 đồng.

Kinh phí đảm bảo thực hiện chế độ cho người có công lấy từ nguồn ngân sách của Nhà nước để đảm bảo tính lâu dài, thường xuyên và ổn định.

Theo số liệu thống kê Phòng LĐTBXH huyện Phú Bình năm 2009 trên toàn huyện có 3.748 đối tượng người có công. Số tiền chi trả hàng phụ cấp, trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng theo Nghị định số 38/2009/NĐ - CP là 3,457,081,000 đồng. [45] Cụ thể như sau:

BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHI TRẢ TRỢ CẤP, PHỤ CẤP NGƯỜI

CÓ CÔNG HUYỆN PHÚ BÌNH THÁNG 11 NĂM 2009

TT Đối tƣợng Tổng số

(người)

Mức trợ cấp (nghìn đồng)

Số tiền (đồng)

1 Người HĐCM trước 01/01/1945 (Lão

thành cách mạng) 11 1,302 14,322,000

2 Người HĐCM từ 01/01/1945 đến trước

TKN (cán bộ TKN) 17 710 9,230,000

3 Bà mẹ VNAH 11 1,225 + 575 18,700,000

4 Thương binh người hưởng chính sách

như thương binh

-TB bị suy giảm khả năng lao động 21 –

60% 408 1,320 538,560,000

- TB bị suy giảm khả năng lao động 61 –

80% 151 1,760 265,760,000

-TB bị suy giảm khả năng lao động 81%

trở lên 78 2,200 +682 224,796,000

- TB bị suy giảm khả năng lao động 81%

trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng. 4 2 ,200 +885 12,340,000

5 Bệnh binh

-BB suy giảm khả năng lao động từ 41%

- 50% 306 717 219,402,000

-BB suy giảm khả năng lao động từ 51%

- 60% 206 892 183,752,000

-BB suy giảm khả năng lao động từ 61%

- 70% 188 1,137 213,756,000

-BB suy giảm khả năng lao động từ 71%

- 80% 59 1,312 77,408,000

-BB suy giảm khả năng lao động từ 81%

- 90% 3 1,570 4,710,000

-BB suy giảm khả năng lao động từ 91%

- 100% 3 1,748 +345 6,279,000

BB suy giảm khả năng lao động trên 81% có bệnh tật đặc biệt nặng 2 1,748 +685 4,866,000

6 Người có công giúp đỡ cách mạng 35 1,137 39,795,000

7 Người HĐKC bị nhiễm CĐHH 1978 685 1,354,930,000

8 Trợ cấp tuất thân nhân liệt sỹ

Tuất 1 Liệt sỹ 205 685 140,425,000

Tuất 2 Liệt sỹ trở lên 78 1,225 95,550,000

9 Mai táng phí 5 32,500,000

10 Cộng tổng 3,748 3,457,081,000

(Số liệu thống kê phòng LĐTBXH huyện Phú Bình, tháng 11/2009).

Được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện Phú Bình, Phòng LĐTBXH huyện Phú Bình đã thực hiện đảm bảo chi trả đúng người, đúng

Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cho thương binh, liệt sỹ, người có công

và thân nhân của họ là hình thức giúp đỡ về mặt vật chất thiết thực để người có công đảm bảo cuộc sống và vươn lên trong xã hội

Thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ chế độ trợ cấp ưu đãi người có công trên địa bàn huyện là 3.748 đối tượng người có công (năm 2009). Việc chi trả trợ cấp hàng tháng góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người

có công, đó cũng là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, có mức sinh hoạt bằng với mức bình quân của người dân trong huyện.

Việc thực hiện trợ cấp cho người có công cho họ thấy được ý nghĩa biết

ơn chứ không phải là sự ban ơn của xã hội đồng thời phải bảo đảm yêu cầu quản lý đối tượng gắn với việc chăm sóc người có công trên địa bàn của các cấp chính quyền. Nhờ những số tiền trợ cấp, phụ cấp được hỗ trợ hàng tháng

mà đời sống của các gia đình chính sách dần được cải thiện. Điều đó góp một phần thiết thực vào việc ổn định cuộc sống khi mà chủ yếu các đối tượng chính sách sống bằng nguồn trợ cấp do Nhà nước hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)