Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 48 - 52)

Chương 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Đảng bộ huyện Phú Bình giai đoạn 2006-2010

1.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện

1.2.2.3. Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏe

động do nhiều nguyên nhân như di chứng thương tật, bị nhiễm chất độc hóa học, hoặc do tuổi cao. Do vậy, sức khỏe họ thường xuyên bị giảm sút. Chăm sóc sức khỏe cho NCCVCM là một việc làm thiết thực thể hiện tính nhân văn sâu sắc nhằm đảm bảo sức khỏe và giúp đỡ họ phục hồi thể trạng của những di chứng sau chiến tranh. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách cho đối tượng NCCVCM. Chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có công được hưởng bao gồm chế độ bảo hiểm y tế và chế độ điều dưỡng.

Chế độ bảo hiểm y tế: Các đối tượng là người có công và thân nhân của họ

được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe, được cấp thẻ bảo hiểm y tế hàng năm gồm :

Người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng

tháng; Người có công với cách mạng thuộc diện hưởng trợ cấp một lần.Trường hợp này phải kèm thêm bản sao Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến; Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng; Thân nhân không thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng của Liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng

vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động 61% trở lên; Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Chế độ điều dưỡng là một chế độ rất tốt và thu được hiệu quả, kịp thời

góp phần nâng cao sức khỏe cho người có công. Theo đó đối tượng NCCVCM được hưởng chế độ điều dưỡng như sau:

Đối tượng được hưởng điều dưỡng một năm một lần đối với: Cán bộ lão thành cách mạng (người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945); Cán bộ tiền khởi nghĩa (người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945); bà mẹ việt nam anh hùng; thương binh và người được hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình;

người có công giúp đỡ cách mạng được nhà nước tặng kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “bằng có công với nước”; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần đối với: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến; thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm lao động do thương tật dưới 81%.

Người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 81%; người hoạt động cách mạng bị bắt bị tù, đày.

Chế độ điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng + Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày + Mức chi điều dưỡng: 800.000 đồng/người/lần.

+ Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.

+ Trường hợp đối tượng đi điều dưỡng nếu không ở hết thời gian của đợt điều dưỡng sẽ được thanh toán lại tiền. Số kinh phí do Sở LĐTBXH chi hàng năm. Chế

độ điều dưỡng tại gia đình với mức chi 600.000 đồng/ người/ lượt.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BHYT ban hành ngày 21/11/2006; Huyện Phú Bình căn cứ vào quyết định số 06/QĐ- LĐTBXH của tỉnh Thái Nguyên ban hành ngày 17/12/2006 về việc chăm sóc sức khỏe người có công, chỉ đạo cho phòng LĐTBXH huyện Phú Bình quản lý

đã thực hiện điều dưỡng tại nhà cho 527 người với tổng số tiền là 421,600,000 đồng. [43]

BẢNG TỔNG HỢP DANH SÁCH ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ

CÔNG HUYỆN PHÚ BÌNH NĂM 2006

(Số tiền 800.000 đồng/ người/ lần)

STT Số người Tổng số tiền

1 Úc Kỳ 23 18.400.000

2 Hà Châu 39 31.200.000

3 Bảo Lý 26 20.800.000

4 Lương Phú 15 12.000.000

5 Bàn Đạt 8 6.400.000

6 Nga My 41 32.800.000

7 Đồng Liên 19 15.200.000

8 Hương Sơn 20 16.000.000

9 Tân Thành 24 19.200.000

10 Thanh Ninh 10 8.000.000

11 Kha Sơn 22 17.600.000

12 Nhã Lộng 33 26.400.000

13 Tân Kim 30 24.000.000

14 Tân Khánh 28 22.400.000

15 Tân Hòa 39 31.200.000

16 Dương Thành 16 12.800.000

17 Thượng Đình 26 20.800.000

18 Điềm Thụy 35 28.000.000

19 Tân Đức 34 27.200.000

20 Xuân Phương 15 12.000.000

21 Đào Xá 23 18.400.000

22 Tổng số: 21 xã 527 412.600.000

(Số liệu Thống kê Phòng LĐTBXH huyện Phú Bình năm 2006)

Từ năm 2006 đến năm 2010 công tác chăm sóc sức khỏe cho đối tượng NCCVCM được thực hiện thường xuyên. Hàng năm các đối tượng chính sách đều được đi điều dưỡng ở các cơ sở y tế trong đó có 572 người được đi điều dưỡng tại bệnh viện huyện Phú Bình và các cơ sở điều dưỡng, 1130 người được hỗ trợ điều dưỡng tại nhà. [43]

Việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện đúng với các đối tượng.

Tạo điều kiện cho các đối tượng được thực hiện khám chữa bệnh kịp thời.

100% số lượng đối tượng người có công được tham gia bảo hiểm y tế. Hàng

Đảm bảo cho họ có độ chăm sóc tốt tại cơ sở điều dưỡng và nghiêm túc trong quá trình điều dưỡng tại nhà. Chế độ chăm sóc sức khỏe tạo được tâm lý vui tươi, phấn khởi, an tâm trong quá trình điều trị, điều dưỡng. Việc thực hiện chế

độ chăm sóc sức khỏe là vấn đề cần thiết, hỗ trợ cho đối tượng NCCVCM được sống vui, sống khỏe với gia đình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)