3.2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu
3.2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng
a. Giả định về sở thích của người tiêu dùng
– Giả định về sở thích mang tính ưu tiên;
– Giả định về sở thích mang tính bắc cầu;
– Giả định về sở thích mang tính nhất quán;
– Giả định về sở thích sử dụng nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn ít hàng hóa, dịch vụ.
– Giả định về việc người tiêu dùng có khái niệm, so sánh, sắp xếp các giỏ hàng hóa khác nhau;
– Giả định về sở thích của người tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập và giá cả.
b. Biểu diễn sở thích của người tiêu dùng bằng đường bàng quan
Đường bàng quan (IC) là tập hợp các cách thức kết hợp khác nhau của tập hợp hàng hóa mà người tiêu dùng mua cho cùng một mức lợi ích. Đường bàng quan còn được gọi là đường đồng mức lợi ích hay đường đồng mức thỏa dụng.
Tính chất:
– Đường bàng quan dốc xuống về phía phải và có độ dốc âm.
– Họ các đường bàng quan: Các đường bàng quan khác nhau thì mức lợi ích khác nhau.
– Các đường bàng quan không cắt nhau vì việc các đường bàng quan cắt nhau vi phạm nguyên tắc rằng người tiêu dùng thích số lượng nhiều hơn.
c. Tỷ suất thay thế cận biên
– Tỷ suất thay thế cận biên là số đơn vị hàng hóa X cần mua thêm khi giảm đi một đơn vị hàng hóa Y để lợi ích không đổi.
– MRS chính là độ dốc của đường bàng quan ứng với từng phương án tiêu dùng.
Vì tỷ lệ thay thế cận biên MRS cho biết người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi bao nhiêu Y để tiêu dùng một đơn vị hàng hóa X
Khi MRS là hằng số thì đường bàng quan là đường thẳng có độ dốc âm và các sản phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn thay thế hoàn toàn cho nhau. Đây là những hàng hóa thay thế hoàn hảo.
– Khi MRS không tồn tại thì đường bàng quan có hình chữ L thể hiện mỗi một mức lợi ích chỉ có một phương án kết hợp tối ưu duy nhất, không có phương án khác thay thế.
d. Ngân sách của người tiêu dùng
Khái niệm: Đường ngân sách là đường biểu thị tất cả các cách kết hợp khác nhau của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua thỏa mãn cùng một mức thu nhập của người tiêu dùng.
Có thể biểu diễn phương trình đường ngân sách thông qua hàm số sau: I = PxX + PyY + …. + PnN trong đó:
+ I là thu nhập của người tiêu dùng
+ Px, Py, Pn là giá của hàng hóa, dịch vụ X, Y, N
+ X, Y, N là số lượng của hàng hóa, dịch vụ X, Y, N
Phương trình đường ngân sách có thể được viết khái quát với giả thiết người tiêu dùng chỉ mua hai hàng hóa, dịch vụ X, Y như sau:
Các đại lượng I, Px, Py, X, Y luôn mang giá trị dương.
Vì Px, Py mang giá trị dương nên độ dốc của đường ngân sách luôn có giá trị âm.
Độ dốc âm của đường ngân sách phản ánh tỷ lệ thay đổi giữa hai hàng hóa X và Y, và cho biết sự thay đổi giữa khối lượng hàng hóa X và Y là ngược chiều.
Với mức thu nhập I1 người tiêu dùng phân phối thu nhập của mình để mua hai hàng hóa X, Y với các phương án chi tiêu A, B… khác nhau. Những phương án này cùng có điểm chung là phải cùng mức thu nhập như nhau là I1.
Tại điểm đường ngân sách cắt trục tung, người tiêu dùng dành toàn bộ thu nhập của mình để tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ Y và lượng hàng hóa Y khi đó là I/Py. Tại điểm đường ngân sách cắt trục hoành, người tiêu dùng dành toàn bộ thụ nhập bộ thu nhập của mình để tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ X và lượng hàng hóa X khi đó là I/Px.
Di chuyển dọc theo đường ngân sách từ trên xuống dưới (từ A xuống B) cho thấy người tiêu dùng nếu tăng lượng hàng hóa X thì phải giảm lượng hàng hóa Y.
– Nếu thu nhập và giá cả hàng hóa dịch vụ Y giữ nguyên, giá hàng hóa dịch vụ X tăng lên (Px2 > Px1) thì đường ngân sách sẽ xoay về phía gốc tọa độ và ngược lại.
– Nếu thu nhập tăng, giả định giá hàng hóa, dịch vụ giữ nguyên thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển ra ngoài, không gian lựa chọn của người tiêu dùng được mở rộng,
và người tiêu dùng có thể lựa chọn mua nhiều hàng hóa hơn và ngược lại.
– Nếu thu nhập giữ nguyên, giá hàng hóa dịch vụ giảm xuống thì đường ngân sách cũng sẽ dịch chuyển ra ngoài, không gian lựa chọn của người tiêu dùng được mở rộng, và người tiêu dùng có thể lựa chọn mua nhiều hàng hóa hơn và ngược lại.
e. Sự kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sách
VD: Một người có thu nhập I = 21 nghìn đồng dùng để chi tiêu cho hai loại hàng hóa X (mua sách) và Y (tập thể thao) trong 1 tuần với giá của X là PX =3 nghìn/ 1 quyển, giá của Y là PY= 1,5 nghìn/1 lần tập.
Chúng ta phải tính đến lợi ích cận biên trên 1 đồng chi tiêu.
Và lựa chọn tiêu dùng khi này sẽ dựa trên nguyên tắc MU/P max. Lần thứ 1: tập thể thao vì MUx/Px = 6 < MUy/Py = 8, chi tiêu 1,5 nghìn.
Lần thứ 2: mua sách, tập thể thao vì MUx/Px = MUy/Py = 6 chi tiêu thêm 4,5 nghìn.
Lần thứ 3: mua sách vì MUx/Px = 5 > MUy/Py = 4 chi tiêu thêm 3 nghìn.
Lần thứ 4: mua sách, tập thể thao vì MUx/Px = MUy/Py = 4 chi tiêu thêm 4,5 nghìn.
Lần thứ 5: mua sách vì MUx/Px = 3 > MUy/Py = 2 chi tiêu thêm 3 nghìn.
Lần thứ 6: mua sách, tập thể thao vì MUx/Px = MUy/Py = 2 chi tiêu thêm 4,5 nghìn và vừa tiêu hết số tiền là 21 nghìn.
Vậy lựa chọn tiêu dùng tối ưu thỏa mãn điều kiện cân bằng là MUx/Px = MUy/Py = 2 và X.PX+Y.PY= I, là X = 5,Y = 4 =>5.3 + 4.1,5 = 21000 và TUmax= 60 + 30 = 90 lớn hơn lợi ích thu được từ bất kỳ tập hợp tiêu dùng khả thi nào khác.
Lưu ý:
– Mọi sự lựa chọn của người tiêu dùng phải nằm trên đường ngân sách.
– Vì có vô số các đường bàng quan nên đường ngân sách sẽ cắt nhiều đường bàng quan và là tiếp tuyến của một trong số các đường bàng quan.
Tóm lại, để tối đa hóa lợi ích đo được cần tuân theo nguyên tắc cân bằng tiêu
dùng cận biên:
Quy tắc này nói lên người tiêu dùng hợp lý sẽ mua mỗi loại hàng hóa cho đến khi
tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải trả là bằng nhau cho mỗi loại hàng hóa.
3.2.5. Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn tối ưu
– Đường tiêu dùng – thu nhập ICC (Income-Consumption Curve): Đường tiêu dùng – thu nhập đối với hàng hóa X cho biết lượng hàng hóa X được mua tương ứng với từng mức thu nhập khi giá cả các loại hàng hóa là không đổi.
– Đường tiêu dùng – giá cả PCC (Price-Consumption Curve): Đường tiêu dùng – giá cả đối với hàng hóa X cho biết lượng hàng hóa X được mua tương ứng với từng mức giá khi thu nhập và giá của hàng hóa Y không đổi.
BÀI TẬP CHƯƠNG 3
Một người tiêu dùng có thu nhập I = 900 dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px
= 10đ/sp; Py =40đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số TU =(X-2)*Y
Yêu cầu:
1. Viết phương trình đường ngân sách theo 3 dạng khác nhau
2. Viết phương trình hữu dụng biên cho hai loại hàng hóa
3. Tìm phối hợp tối ưu giữa hai loại hàng hóa và tính tổng hữu dụng tối
đa đạt được
4. Nếu thu nhập tăng lên 1220, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
5. Nếu thu nhập giảm xuống còn 740, trong khi giá 2 hàng hóa không đổi, phối hợp tối ưu mới và tổng hữu dụng đạt được là bao nhiêu?
6. Mô tả các câu trên bằng đồ thị và vẽ đường tiêu dùng thu nhập dựa vào kết quả 3 câu từ 3-5.
7. Vẽ đường Engel mô tả mối quan hệ giữa thu nhập và cầu hàng hóa X
và tính hệ số co giãn của cầu theo theo thu nhập trong 2 khoảng thu nhập: (1) từ 720 đến 900 và (2) từ 900 đến 1220.