Cung vốn: các biến phụ thuộc bao gồm
– Của cải và thu nhập: Khi người ta có thu nhập thì hoặc người ta tiêu dùng hoặc người ta tiết kiệm. Nếu người ta tiết kiệm bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu thì người
đó đã tham dự vào thị trường vốn. Vì vậy thu nhập càng nhiều thì số vốn cung ứng sẽ càng nhiều.
– Lãi suất: khi lãi suất tăng thì cung vốn sẽ tăng vì người ta thấy lợi mà gửi tiền vào thay vì chi tiêu.
– Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng: giữa các loại cho vay thì mỗi hình thức đều có lợi nhuận khác nhau. Ví dụ khi bất động sản và vàng được ưa thích thì người ta mua vàng, bất động sản khiến cho cung vốn giảm.
– Rủi ro: thông thường rủi ro càng cao thì lãi suất sẽ càng cao và ngược lại.
– Tính thanh khoản: khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt với chi phí thấp.
Như vậy hàm cung vốn sẽ phụ thuộc vào 1.Thu nhập; 2. Lãi suất, 3.Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, 4. Rủi ro và 5.Thanh khoản. Nhưng vì lãi suất ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi của người cho vay nên hàm cung tiền rút gọn là S=f(i)= a + bi. Các yếu tố còn lại sẽ làm dịch chuyển đường cung (rủi ro, thanh khoản, kỳ vọng, thu nhập).
Đồ thị cho thấy khi lãi suất tăng lên thì cung vốn cũng tăng lên di chuyển theo dọc đường thẳng từ Q1 tới Q2
Cầu vốn: các biến phụ thuộc bao gồm:
– Khả năng sinh lợi của các cơ hội đầu tư: người vay tiền thì chắc chắn là không
để mang về cất vào két hay lại trở thành người cho vay mà là sẽ đầu tư. Cơ hội sinh lời càng cao thì nhu cầu vay vốn càng lớn.
– Chu kỳ kinh doanh: ta biết là chu kỳ kinh doanh có hình sin; khi đúng vào chu
kỳ tăng trường thì vốn cần cho đầu tư sẽ tăng lên; và sẽ giảm đi vào dốc bên kia.
– Tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng: Thông thường lạm phát càng cao thì lãi suất huy động và cho vay cao và ngược lại. Vì vậy khi lạm phát có kỳ vọng trong tương lai sẽ tăng mà lãi suất vẫn chưa kịp điều chỉnh thì sẽ khiến cho việc vay vốn rẻ hơn nên khiến cho cầu vốn tăng lên.
Ví dụ như nếu tôi biết là trong năm tới lạm phát sẽ là hai con số kéo theo lãi suất cũng sẽ hai con số thì tôi sẽ vay tiền vào ngày hôm nay với lãi suất cố định. Như vậy năm tới tôi đã có một số vốn với giá rẻ hơn thực tế.
– Chính sách tài khóa của chính phủ: khi chính phủ tăng chi tiêu thì nhu cầu vốn tăng.
Như vậy cầu vốn sẽ phụ thuộc chính vào khả năng sinh lợi các cơ hội đầu tư, chu
kỳ kinh doanh, tỷ lệ lạm phát dự kiến, lãi suất, chính sách tài khóa của chính phủ. Tuy nhiên để đơn giản người ta coi hàm cầu vốn D=f(i); các yếu tố còn lại sẽ làm dịch chuyển đường cầu.
Đồ thị cho thấy khi lãi suất tăng từ i1 tới i2 thì lượng cầu cũng giảm từ Q1 tới i2
Cung cầu vốn:
Lãi suất gặp nhau tại điểm mà hai đường cung cầu giao nhau. Khi đường cầu dịch sang phải bởi một tác nhân nào đó làm tăng cầu vốn (như kỳ vọng làm phát) trong khi đường cung không thay đổi thì sẽ làm lãi suất tăng từ i1 tới i2.
Khi chính phủ khuyến khích tiết kiệm thì làm sẽ làm tiết kiệm tăng; đường cung dịch phải.
Khi chính phủ khuyến khích đầu tư thì làm cầu vốn tăng; đường cầu dịch phải
Khi chính phủ tăng chi tiêu thì tiết kiệm sẽ giảm đi một lượng là s, điều này làm cho cung vốn dịch trái một lượng là s.
Khi chính phủ tăng thuế thì thu nhập người dân giảm đi một lượng là T và chính phủ thu thêm được một lượng đúng bằng T. Người dân sẽ giảm tiêu dùng đi một lượng
là MPC và giảm tiết kiệm đi một lượng là MPS. Hàm tiêu dùng là C= a + MPC.Y. Trong đó a là tiêu dùng tự định, MPC là chi tiêu cận biên; MPS=1-MPC gọi là tiết kiệm cận biên.
Vì vậy đường cung dịch phải một lượng là T – MPS.T = MPC.T
(T là tổng thuế thu được; MPS.T là số tiết kiệm bị giảm của người dân)