Phân loại địa danh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 20 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Cơ sở lý luận về địa danh

1.1.2. Phân loại địa danh

Từ các quan niệm khác nhau về địa danh, mỗi nhà nghiên cứu lại có cách phân loại địa danh khác nhau. Sự khác nhau dựa trên cách tiếp cận cũng nhƣ mục đích nghiên cứu khác nhau, từ đó các tác giả đã đƣa ra các cách phân loại địa danh nhƣ sau:

1.1.2.1. Phân loại địa danh trên thế giới

Trên thế giới, các nhà nghiên cứu địa danh chủ yếu phân loại dựa trên tiêu chí nguồn gốc và đối tƣợng của địa danh.

Trước tiên, phải kể đến cách phân loại của tác giả người Pháp A. Dauzat trong La toponymie Francaise (1948) đã dựa vào nguồn gốc của địa danh và chia làm bốn phần:

(1) Vấn đề những cơ sở tiền Ấn – Âu (2) Các danh từ tiền La tinh về nước trong thủy danh học (3) Các từ nguyên Gô Loa – La Mã

(4) Địa danh học Gô Loa – La Mã của vùng Auvergne

(Dẫn theo[13, tr. 17])

Tiếp đến là cách phân loại của tác giả CH. Rostaing, tác giả cũng đã phân loại dựa theo nguồn gốc và đối tƣợng của địa danh và đã chia ra thành mười một chương:

(1) Những cơ sở tiền Ấn – Âu (2) Các lớp tiền Xêntich (3) Lớp Gô – Loa

(4) Những phạm vi Gô Loa – La Mã (5) Các sự hình thành La Mã

(6) Những đóng góp của tiếng Giéc – Manh (7) Các hình thức của thời phong kiến (8) Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo (9) Những hình thái hiện đại

(10) Các địa danh và tên đường phố (11) Tên sông và núi

(Dẫn theo[13,tr.17]) Thêm một cách phân loại chuyên sâu hơn, đó là cách phân loại dựa vào nội dung của địa danh, có nghĩa là phân loại địa danh theo đối tƣợng mà địa danh biểu thị.

A.V. Superanskaija chia địa danh thành tám loại:

(1) Phương danh (2) Thủy danh (3) Sơn danh (4) Phố danh

(5) Lộ danh (6) Viên danh (7) Đạo danh (8) Nơi cƣ dân ít

Hay nhƣ tác giả G.P. Xmoliskaija và M.V. Gorbanheski trong tác phẩm

Địa danh Matxcơva đã chia địa danh thành bốn loại:

(1) Phương danh (tên gọi các điểm dân cư) (2) Thủy danh

(3) Sơn danh (4) Phố danh (tên gọi các đối tƣợng trong thành phố).

(Dẫn theo [37, tr.3])

1.1.2.2. Phân loại địa danh ở Việt Nam

Ở Việt Nam, người đầu tiên đặt nền móng đề cập đến vấn đề này một cách chính thức vào năm 1967 của các giả Hoàng Thị Châu trong tác phẩm

Nghiên cứu lịch sử. Tác giả đã phân loại địa danh dựa theo đối tƣợng địa danh

thành hai hệ thống nhỏ hơn là tiểu địa danh (gồm thôn, xóm, gò, đồi, khe, suối, đầm, hồ…) và đại địa danh (gồm lục địa, đại dương, vùng, thủ đô, thành phố, sông, biển…)

Tiếp theo là việc phân loại địa danh của các tác giả nhƣ Trần Thanh Tâm và Nguyễn Văn Âu (trong hai tác phẩm Địa danh Việt NamMột số vấn đề về địa danh Việt Nam). Trong đó, Trần Thanh Tâm đã chia địa danh

thành sáu loại:

(1) Loại đặt theo địa hình và địa điểm (2) Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian (3) Loại đặt theo tín ngƣỡng, tôn giáo, lịch sử (4) Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu (5) Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và hình thức kinh tế (6) Loại đặt theo sinh hoạt xã hội.

Nguyễn Văn Âu đã phân loại địa danh theo đối tƣợng địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội. Tác giả đã chia địa danh thành 2 loại, 7 kiểu và 12 dạng địa danh. Cụ thể là, hai loại địa danh gồm có loại thứ nhất là địa danh tự nhiên như sông Hồng, Trường Sơn, Côn Đảo… và loại thứ hai là địa danh kinh tế -

xã hội nhƣ làng Cát Thƣợng, huyện SaPa… Việc phân chia ra 7 kiểu địa danh

cụ thể nhƣ sau:

(1) Sơn danh (2) Lâm danh (3) Làng (4) Xã

(5) Huyện (6) Thị xã (7) Thành phố và quốc gia.

Phân chia các dạng địa danh nhƣ sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông, trảng, làng xã, huyện, quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia. [3, tr. 38 – 41].

Nhƣ vậy, với cách phân loại kiểu, dạng địa danh của các tác giả trên vẫn còn một số hạn chế, chẳng hạn nhƣ không thể tránh khỏi việc chƣa bao quát đƣợc hết các địa danh và còn có sự trùng lặp đối tƣợng địa danh trong các kiểu loại. Có nghĩa là việc phân chia đó vừa thiếu lại vừa thừa. Trong các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Trung Hoa ra đời, thì việc phân chia địa danh có thể nói là hệ thống hơn. Trong các công trình nghiên cứu của mình,

Lê Trung Hoa đã phân loại địa danh căn cứ vào thuộc tính các đối tƣợng địa

lý (tự nhiên- không tự nhiên). Trong đó, loại địa danh tự nhiên là địa danh gọi tên các đối tƣợng địa hình thiên nhiên, còn địa danh không tự nhiên bao gồm địa danh gọi tên các công trình xây dựng, địa danh gọi tên các đơn vị hành chính và các địa danh gọi tên vùng. Bên cạnh đó, tác giả còn phân loại địa danh dựa theo ngữ nguyên – nguồn gốc ngôn ngữ, tác giả chia địa danh thành bốn nhóm:

(1) Địa danh thuần Việt (2) Địa danh Hán – Việt (3) Địa danh bằng các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (4) Địa danh bằng các ngoại ngữ

Với cách phân loại địa danh nhƣ vậy của tác giả Lê Trung Hoa đã đƣợc Nguyễn Kiên Trường đánh giá là “hợp lý”, đồng thời, Nguyễn Kiên Trường

cũng thêm một tiêu chí nữa là chức năng giao tiếp của địa danh(các lớp tên gọi

và cách gọi tên) dựa trên sự quy chiếu theo không gian và thời gian, quan sát nhiều chiều về hệ thống địa danh. Vì vậy, có thể phân loại địa danh thành các loại: tên gọi chính thức, tên gọi dân gian, tên cổ, tên cũ và các tên khác. [33].

Tiếp thu những ý kiến của các tác giả đi trước, Từ Thu Mai trong nghiên cứu của mình về các địa danh tỉnh Quảng Trị đã phân loại địa danh nhƣ sau:

Nhóm địa danh dựa theo tiêu chí tự nhiên – không tự nhiên, chia địa danh ra làm 2 loại: Địa danh tự nhiên và địa danh không tự nhiên. Địa danh tự nhiên gồm: sơn danh, thủy danh, vùng đất nhỏ. Địa danh không tự nhiên gồm:

đơn vị dân cƣ (địa danh do chính quyền hành chính đặt và địa danh có từ thời

phong kiến) và các công trình nhân tạo (có các công trình giao thông, công trình xây dựng).

Khi phân loại địa danh dựa vào nguồn gốc ngôn ngữ, tác giả đã phân chia địa danh làm 4 loại: Địa danh thuần Việt , địa danh Hán - Việt, địa danh kết hợp các yếu tố thuần Việt và Hán – Việt, địa danh thuộc các ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

Nhƣ vậy, việc phân loại địa danh cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau.

Khi phân loại, mỗi tác giả tùy theo mục đích, cách tiếp cận lại đặt ra những tiêu chí khác nhau. Mặc dù có những điểm khác biệt nhƣng vẫn có thể nhận ra những đặc điểm chung trong các tiêu chí phân loại đó.

Trong luận văn của mình, dựa vào cách phân loại của các tác giả đi trước và căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu, khi phân loại địa danh chúng tôi chủ yếu tiến hành phân loại tƣ liệu theo tiêu chí dựa vào đối tƣợng và chủ yếu chia thành hai nhóm địa danh nhƣ sau:

- Địa danh tự nhiên (gồm có sơn danh nhƣ núi Hương Sơn, động Giải Oan…;

thủy danh nhƣ khe Lãnh Thủy…)

- Địa danhphi tự nhiên (gồm có địa danh chỉ các đơn vị hành chính nhƣ Tình Diễm, phủ Duy Tiên…; địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về

không gian hai chiều nhƣ chợ Thổ Sơn, chùa Huê Cầu…).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)