CHƯƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC ĐỊA DANHTRONG TÁC PHẨM THƢỢNG KINH KÝ SỰ
3.3. Sự thay đổi giữa các văn bản
3.3.2. Đối chiếu địa danh trong bản dịch của Phan Võ với ĐKĐDC và
Trải qua một thời kỳ lịch sử qua nhiều năm từ năm 1781 đến nay, từ thời Lê – Trịnh (thời điểm Thượng Kinh ký sự ra đời), sau đó là triều Nguyễn,
sự đô hộ của thực dân Pháp, tiếp đến là kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi, Việt Nam thống nhất đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, địa danh – địa giới của Việt Nam đã có ít nhiều sự thay đổi. Những thay đổi đó không chỉ đƣợc thể hiện qua địa giới mà còn đƣợc thể hiện qua ngay chính tên gọi của địa danh.
Kết quả của quá trình khảo sát, đối chiếu, chúng tôi nhận thấy không
phải tất cả các tên gọi địa danh đều thay đổi mà cũng có những tên gọi địa danh đƣợc giữ nguyên, có những địa danh đƣợc giữ nguyên tên gọi và địa giới nhƣng cũng có những địa danh tên gọi đƣợc giữ nguyên còn địa giới đã
có ít nhiều sự thay đổi, đồng thời đi cùng với nó là có những địa danh đã bị mất đi theo thời gian.
3.3.2.1. Tên gọi của địa danh không thay đổi
Tên gọi của địa danh là đơn vị của ngôn ngữ dùng để khu biệt giữa địa danh này với địa danh khác. Trải qua hơn hàng trămnăm lịch sử, có những tên gọi địa danh vẫn đƣợc giữ nguyên, điều đó chứng tỏ dấu ấn địa danh, chứng tích của địa danh đó có sự ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của con
người. Những tên gọi địa danh không thay đổi theo thời gian bao gồm cả sự không thay đổi về thành tố chung và thành tố riêng là trường hợp của các địa danh:
Bản dịch của Phan Võ
Đồng Khánh địa
dƣ chí
Địa danh và tài
liệu lưu trữ về lãng xã Bắc kỳ
Địa danh ngày nay
xã Liêu Xá xã Liêu Xá xã Liêu Xá xã Liêu Xá
huyện Hương Sơn
huyện Hương
Sơn --- huyện Hương
Sơn
huyện Cẩm Giàng
huyện Cẩm Giàng
huyện Cẩm Giàng
huyện Cẩm Giàng động Giải Oan động Giải Oan động Giải Oan động Giải Oan động Hương Tích động Hương Tích động Hương Tích động Hương Tích
Trong tổng số 103 địa danh đƣợc khảo sát thì chỉ có 11 tên gọi của địa danh là không thay đổi cả về thành tố chung và thành tố riêng, đó là các địa danh hành chính (huyện, xã) và các địa danh tự nhiên (núi, động). Mặc dù tên gọi của các địa danh không thay đổi nhƣng xét về địa giới của địa danh, có những địa danh tên gọi không thay đổi nhƣng có sự thay đổi về địa giới. Một
trong những trường hợp tên gọi địa danh không thay đổi nhưng địa giới của địa danh có sự thay đổi phải kể đến là địa danh huyện Hương Sơn. Huyện Hương Sơn thời Lê Hữu Trác thuộc phủ Đức Quang, từ năm 1831-1919, là huyện Hương Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; Năm Tự Đức thứ 21 (1868)
huyện Hương Khê (vùng đất của huyện Thổ Hoàng trước đây) tách ra khỏi Hương Sơn; Năm 1931, hệ thống hành chính nước ta bỏ cấp phủ. Huyện Hương Sơn trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh; từ năm 1945 đến nay huyện Hương Sơn
thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, về địa giới có sự thay đổi nhƣ sau: Năm 1976,
xã Ân Phú thuộc Hương Sơn chuyển sang huyện Đức Thọ và đổi tên thành xã Đức Ân. Năm 2000 lại chuyển về huyện Vũ Quang và đổi lại tên cũ là xã Ân Phú. Từ đây, huyện Hương Sơn có 31 xã: Sơn An, Sơn Bằng, Sơn Bình, Sơn
Châu, Sơn Diệm, Sơn Giang, Sơn Hà, Sơn Hàm, Sơn Hòa, Sơn Hồng, Sơn Kim, Sơn Lâm, Sơn Lễ, Sơn Lĩnh, Sơn Long, Sơn Mai, Sơn Mỹ, Sơn Ninh, Sơn Phố, Sơn Phú, Sơn Phúc, Sơn Quang, Sơn Tân,Sơn Tây, Sơn Thịnh, Sơn Thọ, Sơn Thủy, Sơn Tiến, Sơn Trà, Sơn Trung, Sơn Trường.
3.3.2.2. Tên gọi của địa danh có sự thay đổi
Sự thay đổi tên gọi của địa danh là điều không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của lịch sử dân tôc qua các thời kỳ, các triều đại lịch sử khác nhau. Sự thay đổi về tên gọi của địa danh cũng có rất nhiều sự thay đổi. Đó là
sự thay đổi tên gọi của địa danh thể hiện qua sự thay đổi của thành tố chung (thành tố chỉ loại), đó là sự thay đổi 1 phần trong tên gọi của thành tố riêng và cũng có cả sự thay đổi hoàn toàn tên gọi của địa danh.
Thành tố chung là thành tố chỉ loại, có vai trò quan trọng trong việc xác định thành tố riêng, tên riêng, là những danh từ chỉ loại dùng để biểu thị loại hình của một lớp đối tƣợng có cùng thuộc tính. Sự thay đổi của thành tố chung trong tên gọi của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự đƣợc thể hiện ở một số tên gọi địa danh sau:
Bản dịch của Phan Võ
Đồng Khánh địa
dƣ chí
Địa danh và tài liệu lưu trữ về lãng xã Bắc kỳ
Địa danh ngày nay
làng Nhân Mục xã Nhân Mục xã Nhân Mục phường Nhân
Chính thự trấn Sơn Tây tỉnh Sơn Tây tỉnh Sơn Tây thị xã Sơn Tây thự trấn Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn tỉnh/ thành phố
Lạng Sơn phủ Từ Sơn phủ Từ Sơn phủ Từ Sơn thị xã Từ Sơn trấn Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên phủ Duy Tiên huyện Duy Tiên huyện Duy Tiên huyện Duy Tiên
Qua một vài sự thay đổi thành tố chung của tên gọi địa danh, chúng tôi
thấy sự thay đổi thành tố chung chủ yếu tập trung ở nhóm địa danh chỉ các đơn vị hành chính. Bởi vì mỗi một triều đại thì đều có những chế độ chính sách của Nhà nước khác nhau, thể hiện dấu ấn đặc trưng của thời kỳ đó nên qua các thời kỳ đơn vị hành chính của địa danh cũng thay đổi.
Thành tố chung chỉ đơn vị hành chính ở các triều đại có sự khác nhau nhƣ sau:
- Đơn vị hành chính triều đình Lê – Trịnh: trấn/ thự trấn → phủ → huyện
→ xã → thôn
- Đơn vị hành chính đời Đồng Khánh theo các cấp độ: tỉnh → phủ → huyện→ tổng → xã/ thôn/ làng
- Đơn vi hành chính đầu thế kỳ XX: tỉnh → phủ/ huyện → xã → thôn
- Đơn vị hành chính ngày nay: tỉnh → huyện → xã → thôn
Kết quả khảo sát cho thấy có 11 địa danh có sự thay đổi về đơn vị hành chính, trong đó sự thay đổi đó được thể hiện qua một số trường hợp như sau:
Thự trấn → Tỉnh : thự trấn Lạng Sơn → tỉnh Lạng Sơn Phủ/ huyện → huyện : huyện Hoài An → huyện Mỹ Đức
: phủ Duy Tiên → huyện Duy Tiên Tuy nhiên cũng có trường hợp đơn vị hành chính “thự trấn” không đƣợc chuyển sang đơn vị hành chính “tỉnh” mà chuyển sang đơn vị hành chính là xã, đó là trường hợp của địa danh “thự trấn Hàm Giang” (cuối thế kỷ XVIII) → “ xã Hàn Giang” (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) (cuối thế kỷ XIX). Theo chúng tôi, sự thay đổi khác đó là do kết quả của quá trình phân chia tách gộp các địa danh địa giới hành chính. Hiện nay, tên gọi địa danh này không còn tồn tại ở tỉnh Hải Dương nữa.
Nhƣ vậy, tên gọi hành chính qua sự thay đổi thành tố chung trong các địa danh chỉ đơn vị hành chính, chúng ta thấy có sự thay đổi đơn vị hành chính cấp trấn (ở thời Lê – Trịnh) sang tỉnh bắt đầu từ thời Đồng Khánh và
cho đến ngày nay. Tiếp theo là ở thời Nguyễn, mỗi phủ gồm có một số huyện, đến cuối thời Nguyễn dưới phủ không có huyện mà chỉ có xã, thôn (khi đó, phủ tương đương cấp huyện nhưng có vị trí quan trọng hơn. Và cho đến ngày nay thì đơn vị hành chính cấp phủ đã không còn nữa mà chỉ còn cấp huyện, trên huyện là cấp tỉnh/ thành phố, dưới huyện là các xã rồi đến thôn.
Có thể nói, sự thay đổi thành tố chung, sự thay đổi đơn vị hành chính qua các đời mang dấu ấn lịch sử, phản ánh sự thay đổi của sự phân cấp hành chính qua các thời kỳ. Bên cạnh sự thay đổi đó còn có sự thay đổi ngay trong chính tên gọi của địa danh, sự thay đổi trong chính thành tố chính (thành tố riêng) của địa danh. Sự thay đổi đó có thể là chỉ thay đổi một phần tên gọi nhƣng cũng có thể là sự thay đổi hoàn toàn tên gọi của thành tố riêng trong phức thể địa danh.
Sự thay đổi một phần trong thành tố riêng của địa danh chiếm một số lƣợng không nhỏ các địa danh mà chúng tôi đã khảo sát đƣợc trong tác phẩm
Thượng Kinh ký sự, nó đươc thể hiện qua một số địa danh sau:
Bản dịch của Phan Võ
Đồng Khánh địa
dƣ chí
Địa danh và tài liệu lưu trữ về lãng xã Bắc kỳ
Địa danh ngày nay
biển Tự Nham xã Cự Nham --- biển Quảng
Nham
làng Huê Cầu xã Xuân Cầu --- làng Hoa Cầu
Nguyễn Xá xã Nguyên Xá xã Nguyên Xá xã Nguyễn Xá
Bên cạnh sự thay đổi một phần thành tố riêng trong phức thể địa danh
là sự thay đổi hoàn toàn tên gọi của địa danh với một số minh chứng cụ thể sau:
Có thể nói, các ghi chép địa sử chí có một giá trị vô cùng quan trọng, bởi nếu không có sự ghi chép tỉ mỉ, cận thận, chi tiết từng vùng, miền, tỉnh…
nhƣ thế này thì chắc chắn việc nghiên cứu địa danh sẽ rất khó khăn và gần nhƣ vô nghĩa. Điều đó đƣợc thể hiện đặc biệt qua những địa danh đã thay đổi hoàn toàn tên gọi.
Một trong những địa danh có sự thay đổi hoàn toàn tên gọi phải kể đến
là địa danh “Kinh” (kinh thành Thăng Long) → tỉnh Hà Nội → Hà Đông →
Hà Nội. Tên gọi kinh thành Thăng Long (Bắc Thành) tồn tại đến năm 1831, sau quá trình sát nhập, tách gộp, thay đổi địa giới tỉnh Hà Nội đƣợc thanh lập.
Sau hiệp ƣớc Patenôtre, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhƣợng hẳn cho Pháp thành Hà Nội. Ngày 26 tháng 12 năm 1896 tỉnh Hà Nội (phần còn lại) chuyển tỉnh lỵ về Cầu Đơ (nay là thị xã Hà Đông) và đến ngày 3 tháng
5 năm 1902 thì đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ, đổi huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận làm huyện Hoàn Long. Năm 1904 tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông. Từ 1945 đổi thành thành phố Hà Nội.
Bản dịch của Phan Võ
Đồng Khánh địa
dƣ chí
Địa danh và tài liệu lưu trữ về lãng xã Bắc Kỳ
Địa danh ngày nay
Kinh tỉnh Hà Nội tỉnh Hà Đông thành phố Hà
Nội huyện Hoài An huyện Hoài An --- huyện Mỹ Đức phủ Hạ Hồng phủ Ninh Giang phủ Bình Giang huyện Ninh
Giang, Vĩnh Bảo, Gia Lộc, Tứ Kỳ.