Giới thiệu về các văn bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC ĐỊA DANHTRONG TÁC PHẨM THƢỢNG KINH KÝ SỰ

3.2. Giới thiệu về các văn bản

3.2.1. Về văn bản Đồng Khánh địa dư chí

Đồng Khánh địa dư chí(ĐKĐDC) là một hồ sơ quan trọng của triều

Nguyễn, ngày nay đã trở thành một tác phẩm ở vào vị trí cuối cùng của di sản thƣ tịch cổ Việt Nam về địa lý học. Nguyên bản cuốn sách đƣợc hoàn thành vào đời Đồng Khánh (năm 1886 – 1887) vẫn được lưu giữ tại Nội các của

triều đình Huế.

Tác phẩm được ra đời vào thời Đồng Khánh. Xét đến bối cảnh đương thời, đó là lúc tai ách Quốc phá gia vong, bản thân Đồng Khánh (Nguyễn Phúc Ưng Xuy) được làm vua do sự chọn lựa của người Pháp và Nguyễn Hữu

Độ. Khi Đồng Khánh lên ngôi, không những Nam kỳ lục tỉnh mất hẳn về tay Pháp mà gần nhƣ ngay sau khi Tự Đức chết, Hiệp ƣớc Harmand (ngày 25 tháng 8 năm 1883) thực chất đã áp đặt sự thống trị của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy về danh nghĩa thì chỉ Nam kỳ làm thuộc địa của Pháp, còn Trung kỳ và Bắc kỳ theo chế độ bảo hộ, vẫn thuộc Nam Triều nhƣng Nam kỳ trong Hiệp ƣớc này đƣợc quy định không chỉ là là Nam kỳ lục tỉnh nhƣ hồi trước mà gồm cả đến Bình Thuận, còn Trung kỳ thỉ chỉ tính từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang mà thôi. Hiệp ƣớc Patenotre (ngày 6 tháng 6 năm 1884) quy định triều đình Huế phải trao toàn bộ quyền ngoại giao cho Pháp, đổi lại Pháp trả lại Bình Thuận và ba tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh về Trung Kỳ. Nhƣ vậy, ở giai đoạn này “Vương thổ” của triều Nguyễn chỉ còn lại từ Bình Thuận trở ra Bắc.

Điều này lý giải tại sao bộ sách địa lý biên soạn vào thời kỳ này chỉ bao gồm

25 tỉnh từ Cao Bằng đến Bình Thuận.

Bộ sách Đồng Khánh địa dư chí là bộ sách địa dƣ chí lấy đến cấp

huyện làm cơ sở biên soạn. Mỗi phủ, huyện đều là tiêu đề của một chương

mục riêng. Bộ sách trình bày tỉ mỉ về phủ, huyện, bao gồm: địa giới, hình thể, thành trì, phong tục, đình, miếu, sông núi, khí hậu… Đồng Khánh địa dư chí

là một cuốn địa khảo cận đại. Một nét nổi bật nhất trong các giá trị điều tra hiện tại là hệ thống điều tra các xã thôn phường giáp trại đến cấp huyện là đặc điểm riêng biệt của cuốn sách này mà không phải cuốn nào cũng có đƣợc.

Những ghi chép thực tại là đặc sắc của Đồng Khánh địa dư chí và do đặc sắc

đó mà tác phẩm có giá trị tham khảo cho học thuật. Trong đó, nổi bật nhất vẫn

là bảng kê địa danh hành chính thời Đồng Khánh mà sách này đã cung cấp.

Với lớp địa danh cuối thế kỷ XIX đƣợc chép trong Đồng Khánh địa dư

chí, người nghiên cứu có thể lập được một đầu cầu để trở ngược thời gian

trong việc nghiên cứu địa danh lịch sử, đặc biệt là rất nhiều sự thay đổi địa danh gắn với lệ kiêng húy của các triều đại, nhất là triều Nguyễn đƣợc thể hiện rất rõ trong công trình này. Ví dụ riêng tại một tỉnh Hải Dương, có 115

tên xã, thôn, phủ, huyện đổi tên, trong đó 88 trường hợp là do lệnh kiêng húy.

Căn cứ vào thể lệ kiêng húy đã nghiên cứu, có thể xác định đƣợc địa danh từ đầu Nguyễn trở về trước, như một số trường hợp sau đây:

Bằng Đê (xã), huyện Đường An: đầu Nguyễn về trước là Bình Đê; đời Tây Sơn kiêng âm Bình, đổi là Bằng Đê.

Bằng Cách (xã), huyện Đường An: đầu Nguyễn về trước là Bình Cách;

đời Tây Sơn kiêng âm Bình, đổi là Bằng Cách.

3.2.2. Về văn bản Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc - Kỳ

Với những thay đổi về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội thì những thay đổi về địa giới và địa danh hành chính cũng rất phức tạp. Địa giới các cấp hành chính xã, huyện, phủ, tỉnh nhiều lần có sự chia tách, sát nhập hoặc điều

chỉnh thêm bớt, kèm theo đó là sự thay đổi địa danh. Dựa vào địa danh ít thay đổi nhất làm cơ sở dần dần đối chiếu, so sánh và giải quyết các vấn đề (do

trong những thay đổi thì địa giới – địa danh làng thôn là thay đổi ít nhất. Điều

đó khiến cho việc nghiên cứu lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa… của địa phương cách ngày nay khoảng vài chục năm về trước cũng gặp nhiều khó khăn; hoặc tìm hiểu địa giới – địa danh làng, xã, huyện… trong quá khứ.) Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội và Cục lưu trữ Nhà nước Việt Nam hợp tác công bố công trình Địa danh và tài liệu lưu trữ về lãng xã Bắc -

Kỳ(TGLXBK) của Vũ Thị Minh Hương, Nguyễn Văn Nguyên và Philippe

Papin thực sự có ý nghĩa thực tiễn.

Tập sách Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ biên soạn cũng

là loại sách công cụ và cũng chỉ đề cập trong phạm vi Bắc Kỳ nhƣng địa danh lại chi tiết, cụ thể đến từng thôn, xóm, trại, bản của đồng bằng sông Hồng và miền núi Tây Bắc, Việt Bắc và Đông Bắc. Bên cạnh đó, tập sách còn có 39 bản đồ địa lý hành chính của các xã, tổng, huyện, tỉnh của bốn tỉnh Hà Nam,

Hà Đông (Hà Nội), Hƣng Hóa (Phú Thọ), Nam Định với địa danh – địa giới

cụ thể vào cuối thế kỷ XIX trở về trước. Nhiều tên tỉnh, huyện, tổng, xã lúc bấy giờ đến nay đã có nhiều thay đổi.

Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc - Kỳ phản ánh địa danh đầu thế kỷ XX, những địa danh hành chính đƣợc phản ánh trong tập sách này thể hiện kết quả của cải cách hành chính về sau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ USSH khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)