CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANHTRONG TÁC PHẨM HƯỢNG
2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của các địa danh
2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự
Trong tiếng Việt từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, đƣợc vận dụng độc lập, tái hiện
tự do trong lời nói để tạo câu. Và đơn vị cơ sở để cấu tạo từ tiếng Việtlà các tiếng, cái mà ngữ âm học vẫn gọi là các âm tiết. Trong tiếng Việt, hình vị có đặc trƣng nổi bật là hình vịcó ranh giới trùng với âm tiết. Tiếng trong tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các ngôn ngữ và người ta cũng gọi chúng là các hình tiết – âm tiết có giá trị hình thái học. Về hình thức, nó trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên đƣợc gọi là âm tiết. Về nội dung, nó là đơn vị nhỏ nhất có nội dung đƣợc thể hiện.
Như vậy, mỗi một địa danh cũng thường tương đương với một từ nên cấu tạo địa danh cũng giống nhƣ cấu tạo từ tiếng Việt, có nghĩa là các địa danh đƣợc cấu tạo từhình vị/tiếng để tạo thành các từ đơn và các từ ghép.
Theo mô hình địa danh phía trên, các địa danh gồm có 2 thành tố: thành
tố chung và thành tố riêng. Mỗi thành tố lại có những đặc điểm cấu tạo khác nhau.
Trước hết, chúng tôi tiến hành miêu tả đặc điểm cấu tạo thành tố chung
của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự.
Kết quả của quá trình thống kê, phân loại đặc điểm cấu tạo thành tố chung của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự đƣợc thể hiện qua
bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.5. Bảng phân loại và thống kê đặc điểm cấu tạo thành tố chung
của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự:
Cấu tạo Chƣa xác định Cấu tạo đơn Cấu tạo ghép
chính phụ Tổng số
Số lƣợng 33 60 10 103
Tỉ lệ (%) 32,04% 58,25% 9,71% 100%
Ví dụ Vĩnh Dinh,
Đông Ngạn…
xã Liêu Xá, núi Hương
Sơn…
thự trấn Nghệ An, cửa tây Khương
Đình…
Nhƣ vậy, khi phân tích thành tố chung của 103 địa danh trong tác phẩm
Thượng Kinh ký sự của Hải Thƣợng Lãn Ông, chúng tôi thấy đƣợc:
- Trong số những địa danh đƣợc khảo sát, có 33 địa danh đƣợc khảo sát
có thành tố chung không đƣợc đề tập đến trong tác phẩm chiếm 32,04%, đó là các địa danh nhƣ Kinh, Hoan Châu, Vĩnh Dinh.... Vì thành tố chung không
đƣợc nhắc đến trong tác phẩm nên chúng tôi cũng không có cơ sở để phân tích được cấu tạo của thành tố chung trong những trường hợp này.
- Thành tố chung của địa danh đƣợc cấu tạo bằng 1 từ (từ đơn): loại này chiếm số lƣợng nhiều nhất với 60trên tổng số 103 địa danh, chiếm 58,25%, ví dụ: đình Nghênh phong, huyện Hương Sơn, cầu Khương Kiều… Thành tố
chung của địa danh có cấu tạo đơn đƣợc phân bố ở tất các các nhóm địa danh:
địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên (núi Hương Sơn, khe Nước Lạnh…) và địa danh chỉ các đối tƣợng không tự nhiên (phủ từ Sơn, cầu Thịnh Liệt…)
- Thành tố chung của địa danh có cấu tạo ghép với 10/103 địa danh đƣợc khảo sát, chiếm 9,71%
Với phương thức ghép, thành tố chung của địa danh không được chia làm 2 loại: thành tố chung của địa danh có cấu tạo ghép đẳng lập và thành tố chung của địa danh có cấu tạo ghép chính phụ.Trong tổng số 10 địa danh có thành tố chung có cấu tạo ghép, không có trường hợp nào thành tố chung của địa danh có cấu tạo ghép đẳng lập. Có 10/103 trường hợp thành tố chung của địa danh có cấu tạo ghép chính phụ, đó là: cửa tây Khương Đình,thự trấn Nghệ An, trạm xã Kim Khê, “trạm xã” là trạm nghỉ chân ở một xã, xã đó là xã
Kim Khê trong địa danh trạm xã Kim Khê…
Thứ hai là đặc điểm cấu tạo thành tố riêng của địa danh trong tác phẩm
Thƣợng Kinh ký sự đƣợc khái quát qua bảng sau:
Bảng 2.6. Bảng phân loại và thống kê đặc điểm cấu tạo thành tố riêng của
địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự
Cấu tạo Cấu tạo
đơn
Cấu tạo ghép Tổng
Chính phụ Đẳng lập Chƣa xác số
định
Số lƣợng 4 62 10 27 103
Tỉ lệ (%) 3,88% 60,19% 9,71% 26,21% 100%
Ví dụ đình Ngang,
Kinh…
Đông Ngạn,
xã Liêu Xá…
bến Tràng
Tín, chợ Vân Sàng…
nhà Di
chân, Lai Thạch…
Kết quả phân tích đặc điểm cấu tạo thành tố riêng của địa danh trong tác phẩm Thƣợng Kinh ký sự cho thấy đƣợc
- Thành tố riêng của địa danh có cấu tạođơn có số lƣợng ít nhất, chỉ có 4/
103 địa danh, chiếm 3,88%, ví dụ: đò Cấm, kênh Sắt, đình Ngang, Kinh.Về mặt từ loại, các địa danh đƣợc cấu tạo đơn có thể danh từ(Kinh). Trong trường hợp của “đò Cấm” thì “Cấm” vốn là một động từ nhưng khi trở thành tên gọi thì nó lại chuyển loại thành danh từ chỉ tên riêng.
- Trong tổng số 103 địa danh đƣợc khảo sát, có 27 trong tổng số 103 địa danh mà chúng tôi chƣa xác định đƣợc dạng thức cấu tạo (chiếm 26,21%). Đó
là trường hợp của các địa danh: nhà Di chân, Lai Thạch, làng Kinh Kị… Mặc
dù, căn cứ vào các chữ Hán chúng tôi có thể tra nghĩa của từng yếu tố trong thành tố riêng nhƣng khi ghép các yếu tố lại với nhau thì chúng tôi chƣa thể tìm ra đƣợc nghĩa của cả thành tố, hay cũng chƣa thể xác định đƣợc mối quan
hệ giữa hai yếu tố. Ví dụ như trường hợp: Lai Thạch, trong đó Lai có nghĩa là
cỏ dại, cỏ mọc ven đường, Thạch có nghĩa là đá…
- Chiếm số lƣợng thứ 2 các địa danh có thành tố riêng đƣợc cấu tạo theo phương thức ghép đẳng lập. Đó là những địa danh được cấu tạo từ hai yếu tố
và cả hai yếu tố đều tương đương về mặt ngữ nghĩa ngữ nghĩa, khi kết hợp
với nhau tạo thành nghĩa tổng thể và khi tách ra thì nghĩa của chúng không thay đổi. Với những thành tố riêng đƣợc cấu tạo theo cấu trúc này có 10 địa danh, chiếm 9,71%.
- Cuối cùng, thành tố riêng của địa danh có cấu tạo ghép chính phụ chiếm số lƣợng nhiều nhất với 62/103 địa danh, chiếm 60,19%, ví dụ: Đông Ngạn
(Đông là phía đông, Ngạn là rừng, Đông Ngạn là rừng ở phía Đông)…
Trong cách cấu tạo ghép của các thành tố riêng, chúng tôi nhận thấy có một số trường hợp có thể khái quát hóa thành các mô hình. Ví dụ cụ thể như sau:
Dựa vào đặc điểm của địa hình là những địa hình núi non (sơn), mà các địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự cũng đã đƣợc cấu tạo ghép theo mô hình Sơn + X hoặc X + Sơn. Trong đó, “Sơn” là thành cố định trong địa danh,
còn X là thành tố chỉ các đặc điểm, tính chất… có chức năng khu biệt với các
yếu tố đứng trước nó và khu biệt với các địa danh khác. Với cách cấu tạo địa danh theo mô hình này, chúng tôi khảo sát có 11 địa danh đƣợc nhắc đến.
Ví dụ: động Tuyết Sơn, trấn Sơn Tây, núi Long Sơn…
- Có 4 địa danh đƣợc cấu trúc theo mô hình X + Hà hoặc Hà + X, phản ánh đặc điểm địa hình có liên quan đến các con sông.
Ví dụ: đò Nhị Hà, Hà Hoàng…
- Có đặc điểm tính chất của địa danh, chúng tôi khảo sát đƣợc 5 địa danh đƣợc cấu tạo theo cấu trúc Hương + X.
Ví dụ: núi Hương Sơn, động Hương Tích…
- Phản ánh đặc điểm địa danh nơi cƣ trú, chúng tôi cũng có 3 địa danh đƣợc cấu tạo theo cấu trúc X + Xá
Vì dụ: xã Liêu Xá, xã Nguyễn Xá…
Qua bảng phân tích đặc điểm cấu tạo thành tố chung và thành tố riêng trong phức thể địa danh trên, chúng tôi xin đƣa ra bảng tổng hợp cấu tạo địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự sau:
Bảng 2.7. Bảng khái quát đặc điểm cấu tạo địa danh trong tác phẩm Thượng
Kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông
Mô hình cấu tạo
Thành tố chung
Thành tố riêng
Số lƣợng
Tỉ lệ
%
Ví dụ
Chƣa xác định
Từ đơn 1 0.97% Kinh
Chƣa xác định
Từ ghép 31 30,1% Vĩnh Dinh…
Từ đơn Từ đơn 3 2,91% đò Cấm, kênh Sắt…
Từ đơn Từ ghép 56 54,37% huyện Đường Hào, lầu
Tị huyên…
Từ ghép Từ ghép 12 11,65% cửa tây Khương Đình,
thự trấn Lạng Sơn…