BÀI 2. NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG (12 tiết)

Một phần của tài liệu sgv ngu van 9 tap 1 wm (Trang 67 - 71)

(Đọc và Thực hành tiếng Việt: 8 tiết; Viết: 3 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

s Nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát.

e Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua Vũ.

- Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh

và điệp vần.

‹ Viết được VB nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ dé, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

‹ Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

- Yêu thương, đồng cảm với con người và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.

CHUẨN BỊ

1. Tri thức ngữ văn cho GV

Thơ song thất lục bát

SGK đã giới thiệu một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, thanh điệu, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát. SGV chỉ cũng cấp thêm một số tri thức ngữ văn và một số ví dụ bổ trợ thêm.

- Song thất lục bát có hiện tượng biến thể, ví dụ bài thơ Bà má Hậu Giang của Tố Hữu

có những đoạn các cặp lục bát liền nhau mà không đan xen từng cặp câu song thất với từng

cặp câu lục bát:

Trời Hậu Giang, tù và đậy rúc „

5 ee 4 Song thất

Phèng la kêu, trống giục vang đồng

Duong qué do ruc co hong ,

os ⁄ ^^ A A 1$ằ. Lục bỏt

Giáo gươm sáng đất, tâm vông nhọn trời

Quyết một trận, quét đời nô lệ .

x 3 ".nx ack Song thất

Quăng máu xương, phá bẻ xiêng gông!

Hỡi oi! Việc chữa thành công ,

2 re ee Luc bat

Hôm nay trắu chảy đỏ đồng Hậu Giang Giặc lùng, giặc đốt xóm làn

Ne a Luc bat

Xác xở cây cỏ, tan hoang cửa nhà Một vùng trắng bãi tha ma

ơ-- Lục bỏt

Lang im không một tiếng gà gáy trưa.

- Về vần, thơ song thất lục bát có số tiếng được dùng để gieo vần tính trên số câu thơ nhiều bậc nhất trong các thể thơ. Mỗi câu thơ thường có hai vần (một vần lưng và một vần chân); chỉ có câu lục là có một vần (vần chân). Trong một nhóm 4 câu thơ liên tiếp (gồm hai câu thơ song thất và một cặp câu lục bát), có tới 7 tiếng được dùng để gieo vần, khiến câu thơ giàu nhạc tính.

Tham khảo sơ đổ gieo vần trong thơ song thất lục bát:

Câu thất 1

Câu thất 2 oy

Cau luc

Cau bat

Chu thich:

Van chan đồ Vần lưng ~—> Hiệp vần

Ví dụ: Phân tích cách gieo vần trong bài thơ Tiếng đàn mưa (Bích Khê):

Câu thất 1

A nw ⁄Z ` , & *

Câu thất 2 Bóng | dương | tà... | rụng | bóng tà

Câu lục Hoa | xuân rơi với | bóng | dương

Câu bát

- Về thanh điệu, câu thơ song thất lục bát có quy định riêng về thanh điệu, cố định ở một số vị trí, hoàn toàn khác biệt với quy định về thanh điệu của thơ lục bát và thơ thất ngôn Đường luật.

- Về nhịp, câu thơ 7 tiếng có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hoặc 3/4), khác với thơ thất ngôn Đường luật (thường ngắt nhịp chẵn trước lẻ sau). Câu lục bát thường ngắt nhịp chắn (2/4, 4/2 hoặc 2/2/2 ở câu lục; 4/4, 2/2/2/2 ở câu bát), nhưng cũng có khi dùng cách ngắt nhịp lẻ ở câu lục (3/3). Một số câu thơ có thể đọc theo những cách ngắt nhịp khác nhau,

đem tới hiệu quả cảm thụ khác nhau cho người nghe.

Biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh, điệp vần

Tri thức ngữ văn về biện pháp tu từ chơi chữ trong SGV cung cấp thông tin nhiều hơn

so với SGK để GV có thể xử lí các trường hợp chơi chữ ít phổ biến có thể tình cờ xuất hiện trong quá trình dạy học. Ngữ văn 9 không chủ trương mở rộng đến những trường hợp chơi chữ ít phổ biến như vậy nên không để cập trong SGK.

- Các phương tiện thường được sử dụng để thực hiện biện pháp tu từ chơi chữ:

+ Phương tiện văn tự: chiết tự.

+ Phương tiện ngữ âm: dùng từ đồng âm hoặc gần âm, dùng lối điệp âm, dùng lối nói lái. + Phương tiện từ vựng - ngữ nghĩa: dùng từ trái nghĩa; dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa hoặc cùng trường nghĩa,...

+ Phương tiện ngữ pháp: tách từ nhiều âm tiết thành các từ đơn âm; đánh tráo quan hệ ngữ pháp, đảo trật tự từ ngữ...

Khi sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ, các phương tiện khác nhau tạo ra nhiều lối chơi chữ khác nhau. SGK đã cung cấp một số lối chơi chữ thường gặp kèm ví dụ (có phân tích)

để minh hoạ. Ngoài ra, có thể kể thêm một số lối chơi chữ như:

+ Chiết tự: lối chơi chữ dùng nhiều trong văn tự Hán, rất phổ biến trước đây (đòi hỏi người biết chữ Hán mới có thể hiểu được). Ví dụ: Tờ „hân xuất khứ hoặc vi quốc (Hồ Chí Minh,

Chiết tự), nghĩa là: Người tù ra khỏi ngục, có khi dựng nên đất nước. Theo lối chiết tự, theo

hỡnh thộ chữ Hỏn, chữ “tự” [ẹ bỏ (“xuất khứ”) ra khỏi chữ “nhõn” À, cho chữ “hoặc” BY vào, thành chữ “quốc” Bãi.

+ Dùng phương thức đảo trật tự từ ngữ. Ví dụ: Quan huyện là quan huyện thằng"), xử kiện lằng nhằng là thằng quan huyện (vẽ đối dân gian). Vẽ đối đảo trật tự các từ trong cụm

từ quan huyện thằng (thằng là danh xưng chức vụ theo cách gọi dân gian) thành thang quan huyện (thằng là từ để gọi cá nhân người đàn ông một cách không tôn trọng), vừa tạo bất ngờ, thú vị trong cách diễn đạt, vừa hàm ý viên quan (xử kiện lằng nhằng) không đáng tôn trọng

ngay từ danh xưng chức vụ. (Lưu ý: trường hợp này kết hợp đảo trật tự từ ngữ với dùng từ đồng âm.)

- Điệp thanh và điệp vần là những biện pháp tu từ ngữ âm, sử dụng các phương tiện ngữ âm (vần, thanh điệu) một cách đặc biệt, lặp đi lặp lại nhằm tạo ra hiệu quả mới mẻ về

âm thanh, ý nghĩa cho sự diễn đạt.

Tri thức về biện pháp tu từ điệp thanh, biện pháp tu từ điệp vẫn đã được cung cấp chỉ tiết trong SGK, GV chỉ cần dựa vào đó để giúp HS hình thành tri thức ngữ văn. GV cũng có thể tìm thêm các ví dụ minh hoạ để bài học thêm sinh động, hiệu quả.

Một số lưu ý khi vận dụng và khai thác giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ điệp thanh

và biện pháp tu từ điệp vần:

+ Để có thể tiếp nhận một cách tinh tế các giá trị của tín hiệu ngữ âm, cần nắm vững tri thức cơ bản về ngữ âm tiếng Việt, kết hợp với năng lực cảm thụ văn học. Tránh gán ghép máy móc, cảm tính các thuộc tính ngữ âm cho nội dung biểu đạt, vì như vậy dễ dẫn đến gò

ép, khiên cưỡng.

+ Thực tế, không ít trường hợp có sự phối hợp sử dụng nhiều biện pháp tu từ (vừa điệp vần vừa điệp thanh, đồng thời sử dụng thêm các biện pháp tu từ ngữ âm khác). Gặp trường hợp như vậy, cần phân tích hiệu quả tổng hợp chứ không nên phân tích tách bạch từng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu hoặc đoạn thơ.

+ Khi phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh, biện pháp tu từ điệp vần, cần phải gắn với từng trường hợp cụ thể.

Œ Huyện thằng: chức phó huyện theo cách gọi dân gian, trật tòng bát phẩm, hàng quan văn.

69)

E] Tài liệu tham khảo

1. Những khúc ngâm chọn lọc, tập một, Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải, NXB Đại học

và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987.

2. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2004.

3. Nguyễn Thái Hoà, Từ điển tu từ - thi pháp - phong cách học, NXB Giáo duc, 2004.

4. Nguyễn Quang Hồng — Phan Diễm Phương, Âm tiết tiếng Việt và ngôn từ thi ca (chuyên luận thi hoo), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2017.

5. Đinh Trọng Lac, Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999.

6. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện tu từ và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2001.

2. Phương tiện dạy học

- Tranh vẽ minh hoạ tác phẩm Chinh phụ ngâm (sưu tam).

- Ảnh chụp tác giả Bích Khê.

- PowerPoint để trình chiếu các nội dung tóm tắt khi dạy học phần Doc va phần Viết.

Một phần của tài liệu sgv ngu van 9 tap 1 wm (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)