VĂN BẢN 1. NỖI NIỀM CHINH PHỤ

Một phần của tài liệu sgv ngu van 9 tap 1 wm (Trang 72 - 80)

(Trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?))

1. Phân tích yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát được thể hiện

trong đoạn trích Nỗi niềm chỉnh phụ.

- HS nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

- HS nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.

2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động Ê'ˆ Khởi động

Trong SGK, phần Trước khi đọc có hai yêu cầu:

- Đối với yêu cầu 1, GV mời một vài HS phát biểu (nêu tên và giới thiệu ngắn gọn về một cuộc chiến tranh đã xảy ra trên đất nước ta trong khoảng đầu thế kỉ XVIH). GV tổng hợp các

ý kiến để HS thấy được một thời kì tao loạn của lịch sử — yếu tố quan trọng quyết định sự ra đời của các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, trong đó có miêu tả các nạn nhân của chiến tranh. Những hiểu biết đó giúp HS chuẩn bị tâm thế để khám phá VB. Tham khảo thông tin

về một số cuộc chiến đáng chú ý:

+ Trịnh - Nguyễn phân tranh: phân chia lãnh thổ giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở phía nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ.

+ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

+ Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở khu vực nay thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

+ Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) xuất phát từ Đổ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) trên địa bàn trấn Sơn Nam.

- Đối với yêu cầu 2, GV cho HS thao luận nhóm, sau đó nhận xét, gợi ý để HS liên hệ theo định hướng kết nối với VB, làm cơ sở cho hoạt động đọc sau đó.

Hoat déng |) Doc van bản

- GV yêu cầu một số HS đọc VB thành tiếng trước lớp, lưu ý HS cách ngắt nhịp, tốc độ,

âm lượng đọc phù hợp. Nếu HS đọc chưa đạt, GV đọc mẫu một đoạn ngắn (tối thiểu 4 câu thơ) để chỉnh sửa ngữ điệu đọc cho HS.

- GV lưu ý HS đọc kĩ các chú thích, đặc biệt là các tên đất, tên người mang tính chất ước

lệ, tượng trưng, các điển tích, điển cố kết hợp với giảng giải mở rộng để các em hiểu nghĩa của những từ ngữ này; đồng thời cần giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, nhất là những

từ ngữ ngày nay ít dùng.

— Trong quá trình hướng dẫn HS đọc, GV nhắc HS sử dụng chiến lược đọc được nêu ở các thẻ bên phải VB để chú ý và ghi nhớ những chỉ tiết, những từ ngữ chỉ cảm xúc quan trọng trong VB.

Hoạt động fey Kham pha van ban

GV cho HS tự đọc, ghi lại những thông tin cần ghi nhớ về tác giả, dịch giả, bản dịch, đoạn trích đã cung cấp trong khung đặt ở sau VB. GV có thể mở rộng thông tin về dịch giả Đoàn Thị Điểm (đặc biệt là những thông tin về cuộc đời của nữ sĩ có thể là nguồn cảm hứng

khi bà dịch tác phẩm này) giúp HS thuận lợi hơn khi khám phá Vũ.

Các câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo mức độ yêu cầu đọc hiểu tăng dân: hận biết (câu 1); phân tích, suy luận (cầu 2, 3, 4, 5, 6); đánh giá, vận dụng (cầu 7). Cần lưu ý hệ thống câu hỏi Sau khi đọc chủ yếu dành cho HS chuẩn bị bài ở nhà; GV có thể dựa vào đó để xây dựng hệ thống câu hỏi trong kế hoạch bài dạy của mình.

Câu hoi 1

HS cần đọc kĩ những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát trong phan Tri thtic ngữ văn, sau

đó đối chiếu, vận dụng vào đoạn trích này để có thể đưa ra câu trả lời. GV mời một số HS phát biểu hoặc cho HS làm việc nhóm để trao đổi phương án trả lời, sau đó cử đại diện trình bày.

Trên cơ sở nhận biết những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát kết hợp với tri thức

về thể thơ lục bát đã được học ở lớp 6, HS chỉ rõ những điểm khác biệt của thể thơ song thất lục bát so với thể thơ lục bát.

Gợi ý:

- Ở ý hỏi thứ nhất, phần Tri thức ngữ văn đã cung cấp 4 dấu hiệu để nhận diện thể thơ

E

song thất lục bát. HS cần lấy 4 câu thơ liên tiếp, chẳng hạn 4 câu thơ (từ câu thứ 9 đến câu thứ 12) của đoạn trích để minh hoạ (GV lưu ý không nên chọn khổ đầu và khổ cuối đoạn trích, vì cần liên hệ với câu thơ liền trước và liền sau của khổ thơ GV chọn để có thể minh hoạ rõ những vần được gieo ở câu đầu và câu cuối khổ thơ được chọn):

+ Số tiếng trong mỗi câu thơ: HS cần chỉ rõ đâu là cặp câu 7 tiếng (song thất), đâu là câu

6 và 8 tiếng (lục bát). Ví dụ:

Tiếng địch thối nehe chừng đống vọng,

Hàng cờ bay trông bóng phất phở.

Cặp câu 7 tiếng (song thất)

Dấu chàng theo lớp mây đưa, Câu lục

Thiếp nhìn tặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà. Câu bát

+ Về vần: HS chỉ rõ vần đã được gieo ở những tiếng nào, tiếng đó ở vị trí nào (chữ thứ mấy trong câu thơ), vần đó được gọi là vần lưng (yêu vận) hay vần chân (cước vận).

Tiếng địch thối nghe chừng đông vọng, Hang cé bay trong bong phat pho.

Dấu chàng theo lớp mây đưa, Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.

GV lưu ý HS: chữ chừng (vần „ứ, gần õm với vần đnứ) hiệp vần với chăng ở cuối cõu thơ liền trước (Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng); chữ nhà (vần a) hiệp vần với xa ở chữ thứ 5 của câu thơ liên sau (Chàng thì ấi cõi xa mmưía gió); các vần gieo ở giữa câu thơ là vẫn lửng (yêu vận): chừng, bóng, ngơ; ở cuối cầu thơ là vần chân (cước vận): vọng, phơ, đưa, nhà.

+ Về thanh điệu: HS cần xác định các thanh bằng (B) - trắc (T) ở một số vị trí tiếng trong câu thơ khớp với sơ đồ thanh điệu đã cung cấp trong SGK, cụ thể là vị trí tiếng.

Tiếng địch thối nghe chừng đông vọng,

B T

Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.

B T B

Dấu chàng theo lớp tây đưa,

B T B

Thiép nhin rang nui ngan ngo noi nhà.

B T B B

+ Về nhịp: Thể thơ song thất lục bát không có đặc điểm riêng, nổi bật về nhịp, vì thế nhịp không được coi là dấu hiệu quan trọng để nhận biết thể thơ này. Câu lục bát trong thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp tương tự câu lục bát trong thơ lục bát. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp câu 7 chữ có điểm khác biệt nhất định so với câu 7 chữ trong thơ Đường luật. Đó

là câu thơ Đường luật luôn ngắt chẵn trước, lẻ sau, còn câu 7 chữ trong thơ song thất lục bát thường ngắt lẻ trước, chẵn sau (trường hợp ngắt chẵn trước, lẻ sau hiếm hơn). Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS chọn ví dụ minh hoạ câu thơ 7 chữ có cách ngất nhịp lẻ trước, chẵn sau trong đoạn trích để HS thấy rõ hơn sự khác biệt.

2)

Tham khảo cách ngắt nhịp sau:

Tiếng địch thổi/ nghe chừng đồng vọng, (3/4) Hàng cờ bay/ trông bóng phất phơ. (3/4) Dấu chàng/ theo lớp mây đưa, (214) Thiếp nhìn rặng núi/ ngẩn ngơ nỗi nhà. (414)

- Ở ý hỏi thứ hai, sự khác biệt dễ nhận ra giữa hai thể thơ này (không xét đến trường

hợp song thất lục bát biến thể và lục bát biến thể) căn bản thể hiện ở cặp câu song thất. GV hướng dẫn HS phân tích những biểu hiện cụ thể của sự khác biệt khi có sự hiện diện của cặp câu song thất:

+ Thơ song thất lục bát được thể hiện bằng các câu thơ dài ngắn phong phú hơn (6, 7 và

8 tiếng) thơ lục bát (6 và 8 tiếng).

+ Do cặp câu song thất đan xen cặp câu lục bát, vần chân ở câu lục sẽ hiệp với vần chân

ở câu thất (thay vì câu bát trong thơ lục bát) liên trước nó; vần chân ở câu bát sẽ hiệp với vần lưng ở câu thất (thay vì hiệp với vần chân ở câu lục trong thơ lục bát) liền sau nó.

+ Với sự xuất hiện của câu thơ 7 tiếng, thơ song thất lục bát có cách ngắt nhịp linh hoạt hơn (nhịp chẵn kết hợp với nhịp lẻ trong một câu thơ) so với thơ lục bát.

Câu hỏi 2

Câu hỏi yêu cầu HS phân tích, suy luận trên cơ sở bao quát nội dung đoạn trích. GV yêu cầu một số HS phát biểu hoặc cho các em làm việc nhóm để trả lời câu hỏi. Nếu HS làm việc nhóm, GV tổ chức cho các nhóm thảo luận. Sau đó, các nhóm cử đại diện phát biểu. GV chốt phương án thống nhất.

Gợi ý:

Bố cục đoạn trích gồm 2 phần:

— Phần I gồm 12 câu thơ đầu: nỗi niềm người chinh phụ lúc vừa chia li người chinh phu.

— Phần 2 gồm 12 câu thơ cuối: nỗi niểm người chinh phụ khi một mình trở về nhà. Lưu ý, nỗi niễm người chinh phụ ở hai thời khắc có điểm khác biệt: lúc vừa chia li người chinh phu thỡ lưu luyến, buồn (ứgửi ngửi, ngẩn ủgở); cũn khi một mỡnh trở về thỡ cảm xỳc chủ đạo của người chinh phụ là nỗi sầu khôn tả (Lòng chàng ý thiếp ai sâu hơn ai?).

Câu hỏi 3

HS có thể đọc theo những cách ngắt nhịp khác nhau, nhưng về cơ bản việc ngắt nhịp phải có cơ sở, không thể tuỳ tiện.

Gợi ý:

GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, xác định cách ngắt nhịp của từng câu thơ, sau đó gọi đại điện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nêu ý kiến nhận xét, góp ý. Trường hợp ý kiến giữa các nhóm có sự khác biệt, GV lưu ý HS cơ sở của việc ngắt nhịp để thống nhất những phương án trả lời chính xác.

[ms

Việc ngắt nhịp phải đảm bảo quy tắc cấu tạo từ (tuyệt đối không tách một từ đa âm tiết

để đọc ngắt trong các nhịp riêng biệt) và quy tắc ngữ pháp (không ngắt từ thuộc cụm từ này

để đọc liền nhịp với các từ thuộc cụm từ khác). Đây chính là cơ sở để HS xác định cách ngắt nhịp. Với trường hợp bốn câu thơ đã cho, trên nguyên tắc, HS có thể đề xuất những phương

án khác nhau, nhưng phải chỉ ra được tác dụng của cách ngắt nhịp mình lựa chọn. Có thể tham khảo cách ngắt nhịp sau:

Chon Ham Kinh/ chàng còn ngoảnh lại, (3/4) Bến Tiêu Tương/ thiếp hãy trông sang. (314) Khói Tiêu Tương/ cách Hàm Dương, (3/3) Cây Hàm Dương/ cách Tiêu Tương mấy trùng. (3/5) Cách ngắt nhịp này đảm bảo được tính liên kết của từ, của cụm từ, tạo nhịp điệu đều đặn, dàn trải, đem lại cảm xúc về một nỗi buổn man mác, mênh mang.

Ngoài ra, có thể có cách ngắt nhịp như:

Chốn Hàm Kinh/ chang/ con ngodnh Iai, (3/1/3) Bến Tiêu Tương/ thiếp/ hãy trông sang. (3/113)

Khói Tiêu Tương/ cách/ Hàm Dương, (3/112) Cây Hàm Dương/ cách/ Tiêu Tương tấy trùng. (31114) Tuy nhiên, đây không phải là cách ngất nhịp thông thường mà có tính chất "phá cách".

Việc nhấn mạnh vào một số từ (bằng cách tách nhịp riêng) giúp người đọc cảm nhận rõ hơn

những chỉ tiết cần quan tâm.

Câu hỏi 4

Đây là câu hỏi có cả yêu cầu nhận biết, phân tích, suy luận. Cần lưu ý rằng phép đối

là cách sử dụng từ ngữ tạo nên sự cân xứng về ngữ pháp, hài hoà về âm thanh, nhịp điệu,

sự tương phản hoặc tương đồng về nghĩa giữa các vế đối để nhấn mạnh một nội dung nào

đó. HS cần xác định được nội dung nhấn mạnh này, bởi đó chính là giá trị, tác dụng của phép đối.

Gợi ý:

a. Đây là trường hợp đối liên (mỗi câu thơ là một liên/ vế)

- Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:

Chủ ngữ Vị ngữ

Chàng thi di coi xa mua gid,

Thiép thì về buông cũ chiếu chăn.

- Về ngắt nhịp, hai câu thơ đều ngắt nhịp lẻ trudc chan sau, tao 4m hưởng sóng đôi khi đọc:

Chàng thì đi/ cõi xa/ trưa gió, (31212)

Thiếp thỡ vờ/ buống củ/ chiếu chăn. (31212)

- Về nội dung, ý nghĩa (đây là nội dung quan trọng nhất cần phân tích để chỉ ra giá trị của phép đối), có thể tham khảo bảng sau:

Vé déi 1 | Chang thì di coi xa mua gid,

Đối tượng được miêu tả: người | Hành động: xông pha, vất vả nơi biên thuỳ chinh phu

Vẽ đối 2 | Thiép thì về buông cũ chiếu chăn.

Đối tượng được miêu tả: người | Tâm trạng: ở nhà, cô quạnh trong căn phòng

chinh phụ

Phép đối có tác dụng nhấn mạnh sự chia lìa, cùng những khó khăn của người chinh

phu và người chinh phụ khi không được gần bên nhau (đối tương thành).

b. Đây là trường hợp tiểu đối (đối ngay trong một câu thơ)

- Về ngữ pháp, hai vế câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:

Vế đối trước Tuôn mau may biéc

Vế đối sau trải ngẵn núi xanh

Có thể có 2 cách phân tích ngữ pháp: cách 1: coi mỗi vế đối là một cụm động từ (fôn/ trải là động từ, màu mây biếc! ngần núi xanh là thành phần phụ (bổ ngũ)); cách 2: coi đây là hiện tượng đảo vị (còn gọi là đảo ngữ, là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, chiều sâu cho lời văn, ý thơ; tuy nhiên việc thay đổi trật tự từ này không làm mất đi quan

hệ cú pháp vốn có của câu mà chỉ mang dụng ý nghệ thuật, làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt).

- Về nội dung, ý nghĩa, có thể tham khảo bảng sau:

Vế đối Tuôn mau may biéc

trước Động từ biểu thị sự di chuyển từ | Hình ảnh của mây trời (gợi sự xa xôi)

trong ra thành dòng, thành luồng, nhiều và liên tục

Vẽ đối sau | trải ngấn núi xanh

Động từ biểu thị sự mở rộng ra trên | Hình ảnh rặng núi (gợi sự cách trở)

bể mặt

Hai vế tiểu đối khắc hoạ sự chia xa của người chinh phu và người chinh phụ. Phép đối

có tác dụng nhấn mạnh khoảng cách chia lìa, mỗi lúc một xa nhau hơn giữa hai người (đối tương thành).

í

c. Đây là trường hợp đối liên (mỗi câu thơ là một liên/ vế)

- Về ngữ pháp, hai câu thơ sử dụng cùng một cấu trúc ngữ pháp, tạo sự hô ứng:

Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

Chốn Hàm Kinh chàng con ngodnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

- Về nội dung, ý nghĩa, có thể tham khảo bảng sau:

Vẽ đối 1 | Chốn Hừm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Không gian: nơi từng xảy ra | Chinh phu | Hành động: ánh mắt hướng về

nhiều trận chiến ác liệt không phía người chinh phụ

gian của chiến tranh khốc liệt)

Vẽ đối 2 | Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Không gian: nơi có truyền thuyết | Chinh phụ | Hành động: ánh mắt hướng về

về Nga Hoàng và Nữ Anh phía người chinh phu

khóc thương chồng đến chảy

máu mắt (không gian gợi nỗi

buổn lo, đau đớn của người vợ)

Hai câu thơ (vế đối) miêu tả người chinh phu và chinh phụ ở hai không gian cách biệt

nhưng vẫn luôn hướng về nhau. Phép đối có tác dụng nhấn mạnh tình cảm quyến luyến, yêu thương gắn bó (đối tương thành).

Câu hỏi 5

HS cần nhận diện, gọi tên biện pháp tu từ đã được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích, đồng thời phân tích được tác dụng của mỗi biện pháp tu từ mà HS đã nhận diện được. GV tổ chức cho HS làm việc nhóm hoặc yêu cầu một vài HS phát biểu, sau đó cho các

HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung để câu trả lời được hoàn thiện hơn.

Gợi ý:

- Biện pháp tu từ điệp ngữ (củng, thấy, ngàn dâu, ai), đặc biệt là phép điệp liên hoàn (còn gọi là điệp ngữ vòng - từ ngữ cuối của câu trước được lặp lại ở đầu câu sau). Tác dụng: diễn tả sự đồng điệu trong xúc cảm của cả hai người, tâm trí hai người cùng hướng về nhau, với cảm xúc trào dâng mãnh liệt.

- Biện pháp đối (tiểu đối: lòng chàng/ ý thiếp). Tác dụng: khác hoạ sự quyến luyến, tình cảm sâu nặng của hai vợ chồng trong lúc chia li, t6 dam bi kich chia li.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ (hình ảnh ngàn dâu xanh: xa?h xanh những tmấy ngàn dâu, ngàn dâu xanh ngắt). Đây là hình ảnh vừa có màu sắc tả thực (khung cảnh thiên nhiên trong buổi đưa tiễn) vừa có tính tượng trưng (ngàn dâu xanh là một hình ảnh ước lệ). Có thể có

77)

hai khả năng sau đây về tính ước lệ của hình ảnh ngàn dâu xanh:

Một phần của tài liệu sgv ngu van 9 tap 1 wm (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)