(Dương Lâm An)
1. Phân tích yêu cầu cần đạt
Qua VB kết nối về chủ để, HS củng cố và mở rộng hiểu biết về thể thơ song thất lục bát, đặc biệt là nhận biết được thế mạnh của thể thơ này trong việc miêu tả những cảm xúc, khát vọng của con người.
2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học
SGK không thiết kế nội dung cho hoạt động khởi động nên GV có thể căn cứ vào khả năng của HS để tổ chức hoạt động khởi động sao cho thiết thực, vừa sức, tác động tích cực đến tâm thế, cảm xúc của HS.
Hoạt động ͈ˆˆ Đọc văn bản
Bài đọc là một VB thuyết minh (VB thông tin), GV có thể cho một số HS đọc lần lượt theo các đoạn để tách các ý chính của bài đọc, giúp HS nắm bắt VB rõ hơn. Phần I1 (chỉ gồm
1 câu) nêu ý khái quát của toàn VB. Phần 2 (từ Những tác phẩm đầu tiên đến trước sau không lâu) cung cấp thông tin về thời điểm ra đời của thể thơ song thất lục bát và khẳng định thể thơ này do người Việt sáng tạo nên. Phan 3 (từ Thể thơ song thất lục bát và thể thơ lục bát tương đồng đến trên đầu chứng cho) nêu nét đặc sắc về hình thức khiến thơ song thất lục bát
[ss
giàu nhạc tính, có khả năng truyền tải cảm xúc mạnh mẽ. Phần 4 (từ Ngoài ngâm khúc đến tôi bác cùng nhau) thông tin về các thể loại có sử dụng thể thơ song thất lục bát. Phần cuối cùng (còn lại) khẳng định thể thơ này được các thế hệ nhà thơ từ xưa tới nay sử dụng trong
sáng tác văn chương.
Hoạt động [Ey Kham pha van ban
Những câu hỏi khám phá VB chủ yếu dành cho HS tự đọc. GV có thể sử dụng các câu hỏi này như là những gợi ý, định hướng để thiết kế hệ thống câu hỏi của mình, giúp HS
khám phá VB một cách hiệu quả.
Câu hỏi I
GV yêu cầu HS chú ý các bằng chứng được VB sử dụng để xác định thời điểm ra đời của thể thơ song thất lục bát. Trên cơ sở đó, GV lưu ý HS về kết luận được đưa ra trong bài
viết: thơ song thất lục bát ra đời trong khoảng thế kỉ XV - XVI.
Câu hỏi 2
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong phần 2 và phần 3 để trả lời câu hỏi.
Về cơ bản, những nét đặc sắc về hình thức của thơ song thất lục bát như thanh điệu, vần,
sự đa dạng về số chữ trong một câu thơ, nhịp điệu,... giúp thơ song thất lục bát giàu nhạc tính.
Câu hỏi 3
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong phần 3 để trả lời câu hỏi.
Theo nội dung VB, thể thơ song thất lục bát và thể thơ lục bát tương đồng ở quy luật dùng thanh điệu và cách gieo vần ở cặp câu lục bát. VB lưu ý hai phương diện khác biệt giữa hai thể thơ này là thanh điệu và vần của cặp câu song thất.
Câu hỏi 4
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong phần cuối của VB để trả lời câu hỏi. GV lưu ý
HS các từ ngữ trực tiếp chỉ ra lí do vì sao thơ song thất lục bát vẫn được sáng tác trong thời kì hiện đại như: vẻ đẹp, sức truyễn cảm đặc biệt, tang hơi thỏ của thời đại mới, truyễn tải những
tâm trạng, xúc cắm mới mẻ, đem lại ấn tượng về những tình cảm thân thương, có thể gửi gắm vào trong đó tâm hôn sâu lắng...
Câu hỏi 5
GV lưu ý HS các từ khoá: Trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả đối với thể thở song thất lục bát: “Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào trong đó tâm hôn sâu lắng của mình”. HS có thể nêu quan điểm đồng tình hoàn toàn, đồng tình một phần hoặc không đồng tình với nhận định của tác giả về thể thơ song thất lục bát.
Ba điều HS cần bày tỏ suy nghĩ của mình đối với nhận định của tác giả về thơ song thất lục bát là: “một thể thơ đặc sắc? “người Việt đã sáng tạo nên “có thể gửi gắm vào trong đó tâm hồn sâu lắng của mình” Nhìn chung, nhận định này của tác giả là có cơ sở. Tuy vậy, HS
có thể đưa ra nhận định khác miễn là có lí lẽ và bằng chứng xác đáng.
at
VIẾT
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
(THƠ SONG THẤT LỤC BÁT)
1. Phân tích yêu cầu cần đạt
— HS nêu được chủ để, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- HS triển khai được hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng
từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
2. Những lưu ý về yêu cầu đối với bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)
- Giới thiệu được khái quát về tác phẩm và tác giả, nêu được nhận định chung của người viết về tác phẩm. GV lưu ý HS: Các thông tin khái quát đáng chú ý về tác phẩm và tác giả cần được thể hiện trong phần Mở bài.
— Làm rõ được nội dung chủ để của tác phẩm. Nội dung các tác phẩm viết bằng thể song thất lục bát rất đa dạng, thường là những tâm sự, xúc cảm, khát vọng trước những vấn đề, những câu chuyện xảy ra trong đời sống, từ những vấn để riêng tư của cá nhân cho đến những vấn để trọng đại của đất nước. Từ nội dung của tác phẩm, bài viết cần nêu bật được chủ để. Chẳng hạn, Ai £ vấn của Lê Ngọc Hân là nỗi đau của người vợ mất chồng, Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến là tâm sự nỗi đau mất bạn, Đường số 5 anh dũng của
Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm bảo vệ đất nước....
- Phân tích được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm, tập trung vào những yếu tố đặc trưng của thể thơ song thất lục bát và tác dụng của thể thơ này trong việc thể hiện nội dung của tác phẩm. GV lưu ý HS không nhất thiết phải phân tích hết tất cả những điểm đáng chú ý về hình thức nghệ thuật của tác phẩm mà có thể chỉ cần tập trung vào những điểm thực sự đặc sắc, nhất là gắn với đặc điểm thể loại của nó, triển khai được luận điểm chặt chẽ, sử dụng lí lẽ, bằng chứng xác đáng từ tác phẩm để làm sáng
tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Yêu cầu này thường được thực hiện ở phần Kết bài. Tuy vậy, HS có thể có cách kết bài linh hoạt và sáng tạo, theo đó ý khẳng định
ý nghĩa, giá trị của tác phẩm có thể được lồng ghép vào phan Thân bài.
3. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 'ˆ Giới thiệu kiểu bài
HS đã được làm quen với kiểu bài phân tích tác phẩm văn học nói chung. Trong phần Viết này, GV cần lưu ý HS làm rõ được nét đặc thù của kiểu bài phân tích tác phẩm thơ song thất lục bát. Nét đặc thù nằm ở những điểm nổi bật về nội dung và hình thức của thơ song thất lục bát so với những thể thơ khác.
4
Ỉ
Sau phân Đọc, HS đã có hiểu biết nhất định về thơ song thất lục bát để thực hiện bài viết. Vận dụng kết hợp tri thức ấy với các kĩ năng phân tích tác phẩm văn học nói chung, HS
có thể hoàn thiện được kĩ năng phân tích bài thơ song thất lục bát.
Hoạt động .ˆˆ Tìm hiểu yêu cầu đối với bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)
Yêu cầu phần Viếf của bài này ở SGK nêu rõ ràng 5 ý. GV cần hướng dẫn HS nắm vững các ý để các em biết được bài viết của mình cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào.
Để HS nắm bắt được các yêu cầu đối với bài văn nghị luận, GV cho HS trình bày cách hiểu của mình về từng ý, GV nhận xét, bổ sung và kết luận. Cần giúp HS hiểu rằng, các yêu cầu này vừa là định hướng, vừa là tiêu chuẩn đánh giá bài viết của các em.
Hoạt động É= Đọc và phần tích bài viết tham khảo
Để HS có thể học được các thao tác cần thiết từ bài viết tham khảo, GV nên hướng dẫn
HS chú ý những chỉ dẫn đặt trong các thẻ ở bên phải VB. Qua đó, HS thấy được quy trình triển khai các phần của bài viết.
- Phần Mở bài nêu những nội dung gì? —> Mở bài giới thiệu khái quát về tác phẩm thơ
song thất lục bát (nhan để, tên tác giả) và nêu nhận định chung về tác phẩm.
- Phần Thân bài triển khai như thế nào? —> Thân bài lần lượt phân tích bài thơ theo bố cục;
trong quá trình triển khai, bài viết đã phân tích nội dung của bài thơ Trư¿ vắng là những tâm
tư, nỗi niềm, khát vọng của con người,... và một số nét đặc sắc về nghệ thuật, nhất là gắn với thể thơ song thất lục bát để làm rõ nội dung chủ đề của tác phẩm; việc liên hệ mở rộng với tác phẩm văn học khác trong quá trình phân tích đã góp phần làm rõ hơn những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Phần Kết bài khẳng định điều gì? —› Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tác phẩm. Hoạt động _- Thực hành viết theo các bước
- Hướng dẫn lựa chọn đề tài: GV giới thiệu cho HS một số tác phẩm thơ song thất lục bát để chọn để tài cho bài viết. GV cần chú ý tính phù hợp của tác phẩm thơ song thất lục bát được chọn với đối tượng là HS lớp 9.
- Hướng dẫn tìm ý: Khi HS đã xác định được đề tài, GV yêu cầu các em đọc kĩ tác phẩm thơ song thất lục bát được chọn để phân tích, GV có thể thiết kế phiếu tìm ý cho các em theo gợi ý sau:
Nhan để tác phẩm là gì?
TegãlaU — . . . .. "*m..emmmnm
Nhận định chung của em về tác phẩm này là gì?
Tác phẩm được bố cục | Phần I1 (từ câu thơ... đến câu thơ...):
như thế nào? Nội dung | Nội dung của phần này là gì? Phần | ---
cụ thể của mỗi phần | này có những nét đặc sắc nào về
là gì? nghệ thuật?
Phần 2 (từ câu thơ... đến câu thơ...):
Nội dung của phần này là gì? Phần | ---<- này có những nét đặc sắc nào về
nghệ thuật?
Giá trị, ý nghĩa của tác phẩm là gì: |... c...R.rie
- Hướng dẫn lập dàn ý: GV lưu ý HS nên chọn cách lập dàn ý theo trật tự bố cục tác phẩm để kết hợp làm rõ được những giá trị nội dung và nghệ thuật vốn luôn hoà quyện với nhau: Nội dung là những tâm tư, nỗi niềm, khát vọng,... luôn được thể hiện một cách hiệu quả bằng hình thức nghệ thuật phù hợp; cách triển khai phân tích nội dung riêng, nghệ
thuật riêng sẽ dễ bị trùng lặp khi phải nhắc lại câu thơ trích dẫn, đồng thời không phân tích được sự hoà quyện, gắn kết chặt chế giữa nội dung và hình thức tác phẩm; có thể dành một phần phân tích riêng về hình thức nghệ thuật nếu đặc điểm nghệ thuật ấy là đặc sắc, độc đáo, cần được làm rõ. Vì vậy, dàn ý của bài viết cũng tuân theo bố cục đã xác định được khi tim y.
- Hướng dẫn viết bài: GV hướng dẫn HS bám sát dàn ý để viết tuần tự các phần. Các phần Mở bài và phần Kết bài mỗi phần viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Ở phần Thân bài, mỗi ý (tương ứng một phần trong bố cục tác phẩm) nên viết trong một đoạn văn.
HS cần chủ động lựa chọn kiểu tổ chức đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp) cho phù hợp. Khi viết, luôn chú ý liên kết các câu trong đoạn và liên kết các đoạn trong bài.
GV cần lưu ý HS về việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong khi triển khai các ý của phần 1hân bài để đảm bảo tính thuyết phục của một bài văn nghị luận.