VĂN BẢN 2. TIẾNG ĐÀN MƯA

Một phần của tài liệu sgv ngu van 9 tap 1 wm (Trang 82 - 87)

(Bích Khê)

1. Phân tích yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; sự khác biệt so với thơ lục bát được thể hiện

trong bài thơ Tiếng đàn mưa.

- HS nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

— HS nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.

2. Gợi ý tổ chức hoạt động dạy học

Hoạt động ˆˆ Khởi động

Để tổ chức hoạt động khởi động, GV chú ý yêu cầu được nêu ở mục Trước khi đọc trong SGK: Hãy chia sẻ cắm nhận về một âm thanh hoặc bản nhạc từng khiến em xúc động. GV cho

HS tự do phát biểu để chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc của bản thân. Sau đó, GV cần hướng đến nhận định: Mỗi cá nhân đều có những nỗi niềm riêng (nỗi niềm đó có thể được

gợi ra từ một âm thanh hoặc một bản nhạc nào đó mà ta nghe thấy), và cuộc sống trở nên nhân văn hơn khi chúng ta biết cảm thông, chia sẻ trước những nỗi niểm riêng ấy.

Hoạt động A Doc van ban

- Bài thơ này rất giàu nhac tinh (do đặc điểm của thể thơ song thất lục bát, kết hợp với chủ ý sáng tạo nghệ thuật của tác giả), khi đọc, cần phải chú trọng đến đặc điểm đó. GV cho

HS đọc, hướng dẫn các em cách ngắt nhịp, lưu ý HS về ngữ điệu khi đọc: Cần chú ý sự biến đổi về tốc độ (những câu thơ nói về xúc cảm thường đọc chậm rãi, giọng ngân dài hơn những cõu tả cảnh mưa rơi) và cao độ (cỏc từ rứ, xuống cần trầm giọng xuống).

- GV có thể đọc mẫu một vài khổ thơ giúp HS cảm nhận âm điệu, từ đó có được cảm xúc thẩm mĩ. GV có thể đọc những khổ thơ đó bằng nhiều cách để HS có được những cảm nhận khác nhau về tác phẩm.

- GV lưu ý HS các thẻ chỉ dẫn trong khi đọc ở bên phải VB để HS biết chú ý những chỉ tiết quan trọng, phục vụ cho việc hiểu, phân tích nội dung và nghệ thuật của VB.

Hoạt động El Kham pha van ban

Trước khi trả lời câu hỏi sau khi đọc, GV yêu cầu HS tự đọc thông tin giới thiệu về tác giả Bích Khê và tác phẩm Tiếng đàn mưa, tự ghi nhớ các thông tin chính yếu. Chú ý:

- Về tác giả: GV lưu ý HS về những nét đặc sắc trong sáng tác của Bích Khê ít nhiều được thể hiện qua tác phẩm Tiếng đàn mưa. GV có thể mở rộng cung cấp cho HS những thông tin về cuộc đời tác giả mà nội dung của nó hữu ích cho việc phân tích tác phẩm Tiếng dan mua, chang han: “Ngay khởi nghĩa tháng Tám, anh đang bị bệnh phổi nặng, nhờ người nhà khiêng cả giường nhỏ anh nằm ra trước cổng để tận mắt nhìn thấy nhân dân xuống đường, trực tiếp sống cái giây phút giải phóng đất nước, giải phóng tâm hồn người thơ. Tôi hiểu sâu sắc nỗi niềm của anh, cũng như ít nhiều từng hiểu tấm lòng anh Hàn Mặc Tử ngày anh còn sống. Trong không khí hào sảng của cuộc khởi nghĩa cả nước, tôi cứ nghĩ rằng, cũng như Bích Khê, nếu Hàn Mặc Tử còn đến hôm nay, anh cũng sẽ cùng chúng tôi, xuống đường biểu tình với quần chúng cách mạng” (Nguyễn Viết Lãm, Miễn Nam Trung Bộ, đất tho trong kháng chiến chống Pháp, in trong Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam 1948 - 2005,

NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005, tr. 1029).

í

- Về tác phẩm: GV lưu ý về thời điểm tác phẩm ra đời, đó là lúc đất nước ta vẫn nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Thông tin này rất cần thiết để lí giải tâm sự của nhân vật

“khách tha hương” trong bài thơ nói riêng, nội dung tư tưởng của tác phẩm nói chung. Sáu câu hỏi sau khi đọc VB vừa hướng HS vào việc nắm bắt nội dung, vừa yêu cầu các em hiểu được các đặc điểm cơ bản của VB thơ song thất lục bát. Các câu hỏi ứng với những mức

độ khác nhau của năng lực đọc: #hận biết (cau 1, 2); phân tích, suy luận (cầu 3, 4, 5); đánh giá, vận dung (cau 6). Nắm vững đặc điểm của hệ thống câu hỏi, GV lựa chọn phương pháp để

tổ chức dạy học phù hợp và hiệu quả.

Cau hoi 1

Câu hỏi này giúp HS củng cố tri thức về thể thơ song thất lục bát. GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến rồi nhận xét, đưa ra kết luận.

Bài thơ Tiếng đàn mua thudc thể thơ song thất lục bát với những đặc điểm nổi bật sau:

- Bài thơ gồm các câu thơ đan xen hai câu thơ bảy chữ với cặp câu thơ lục bát.

- Vần lưng được gieo ở tiếng thứ sáu của câu bát (hiệp vần với tiếng cuối của câu lục liền trước nó) và tiếng thứ năm của câu thơ 7 tiếng (hiệp vẫn với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). Vần chân được gieo ở tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng thứ hai và câu thơ lục bát trong tất cả các khổ thơ.

- Về thanh điệu, các thanh bằng (B) - trắc (T) khớp với sơ đồ được trình bày trong SGK, trang 40.

- Câu thơ 7 tiếng có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵẫn sau (3/2/2 hoặc 3/4). Câu lục bát ngắt nhịp chẵn (2/4, 4/2 hoặc 2/2/2 ở câu lục; 4/4, 2/2/2/2 ở câu bát).

Câu hỏi 2

Câu hỏi có đáp án mở, HS có thể nêu nhiều phương án khác nhau. Tuy nhiên, các phương án đều phải đảm bảo thuyết phục, hợp lí.

Gợi ý:

Có thể chia bài thơ thành 2 phần:

- Phần I (ba khổ thơ đầu): hoa rụng cùng mưa (cảnh mưa rơi).

- Phần 2 (khổ thơ cuối): lệ rơi cùng mưa (tâm trạng của khách tha hương).

Câu hỏi 3

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tìm những từ ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng lặp lại các từ ngữ đó. Tiếp theo, GV cho HS làm việc nhóm để trao đổi và đại diện một số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Có thể sử dụng mẫu phiếu học tập theo gợi ý sau:

83)

Số lần xuất hiện

Số lần

xuất hiện Tác dụng

18 Đây là từ được sử dụng nhiều lần nhất, xuất hiện ở tất cả

các khổ thơ (khổ 1: 6 lần; khổ 2: 5 lần; khổ 3: 4 lần; khổ 4:

3 lần) tạo cảm nhận về một cơn mưa bao trùm lên vạn vật.

hoa Hình tượng hoa luôn gắn với cái đẹp. Cùng với từ hoa, từ

lan (tên một loài hoa, xuất hiện 2 lần) gợi nên vẻ tao nhã.

roi Các từ này dùng để miêu tả hình ảnh những hạt mua roi

xuống xuống (cùng với mưa còn có hoa, bóng tà dương). Trạng thái

rụng rơi xuống, di chuyển theo chiều hướng đi xuống của các sự

vật, hiện tượng gợi nỗi buồn thê lương trong xúc cảm.

Ngoài ý nghĩa trực tiếp nói về mùa xuân, từ xuân còn gợi liên tưởng đến cái đẹp.

Nhân vật “khách” là hình ảnh con người duy nhất trong

bài thơ. Nếu ở khổ thơ đầu nhân vật chưa xuất hiện thì càng về sau càng hiện lên rõ nét (từ khách xuất hiện 1 lần

ở khổ 2 và 3; xuất hiện 2 lần ở khổ cuối, thậm chí câu thơ cuối cùng còn nêu rõ đó là khách tha hương). Nhà thơ muốn gửi gắm những nỗi niểm tâm sự của chính mình qua nhân vật này.

Hước non Từ này tuy chỉ xuất hiện 3 lần (ít hơn một số từ khác),

nhưng không thể không gây chú ý trong một bài thơ mà nhan đề chỉ nhắc đến tiếng đàn và mưa. Đặt trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thời bấy giờ (đang nằm dưới ách cai trị của thực dân Pháp), có thể cảm nhận được lòng yêu

nước thâm kín của tác giả gửi gắm qua từ ngữ này.

Câu hỏi 4

Câu hỏi yêu cầu HS huy động khả năng phân tích, suy luận. GV có thể cho HS thảo luận nhóm, từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến. Cả lớp trao đổi để đi đến thống nhất phương án trả lời.

Gợi ý:

Các sự vật, hiện tượng phụ hoạ cùng mưa đều ở trạng thái rơi rụng, xu hướng đi xuống (hoa rụng, bóng dương tà,...), như muốn gợi lên một nỗi buồn thương trong tâm hồn “khách tha hương”.

Câu hỏi 5

Câu này đòi hỏi HS phải có khả năng phân tích, suy luận. GV có thể cho HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, góp ý,

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.

Gợi ý:

— Từ „ước non được nhắc tới ở 3 khổ thơ đầu (mỗi khổ thơ, từ #ước non xuất hiện 1 lần) gắn với những hình ảnh đẹp nhưng đượm buồn:

+ Mua roi, hoa rụng, bóng chiều tà: gợi cảm giác buồn thương.

+ Thêm lan, mưa xuân, hoa xuân: liên tưởng đến cái đẹp.

- Hai câu thơ cuối không nói tới nước non, nhưng lại đặc tả nhân vật “khách tha

hương” (một con người không được sống trên chính mảnh đất quê hương mình) đang rơi

lệ trong không gian mưa rơi và thời gian là lúc chiều tà. Con người, không gian và thời gian như cùng hoà điệu trong một nỗi buồn thương.

Như vậy, có thể thấy, nội dung của hai câu thơ cuối là một sự hô ứng, tiếp nối, đồng vọng, hoà nhịp với hình ảnh nước non ở ba khổ thơ đầu. Cảnh và tình hoà làm một. Đặt trong bối cảnh ra đời của bài thơ (đất nước đang bị thực dân Pháp đô hộ), với một thi nhân

có tấm lòng yêu nước, người đọc không khó nhận ra nỗi buồn thương của tác giả trước tình cảnh của dân tộc lúc bấy giờ.

Câu hỏi 6

Câu này giúp HS phát triển khả năng đánh giá. GV cho HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, góp ý, GV hướng dẫn HS

rút ra kết luận.

Gợi ý:

Bài thơ có thể gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi:

— Nhạc tính: được tạo ra bởi sự kết hợp vần và nhịp vốn có của thể thơ song thất lục bát, cùng với biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần được tác giả vận dụng khéo léo, sáng tạo.

- Sự hoà quyện hình ảnh mưa đổ, hoa rụng, bóng chiều tà và lệ rơi: tạo cảm nhận về một nỗi buồn mênh mang, nhưng vẫn rất đẹp và đậm chất lãng mạn.

- Hình tượng nhân vật “khách tha hương”: hình ảnh một con người không xác định được tên tuổi, không rõ hình dáng, nhưng hiện lên càng lúc càng rõ nét qua từng khổ thơ, qua đó truyền tải cảm xúc và thông điệp chính yếu của tác phẩm.

Hoạt động a Viết kết nối với đọc

— Véndi dung doan van: GV yêu cầu HS căn cứ vào việc đọc, nắm được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, từ đó nêu cảm nghĩ của mình về bài thơ Tiếng đàn mưa.

Do yêu cầu viết kết nối với đọc chỉ có quy mô một đoạn văn (khoảng 7 — 9 cau), GV gợi ý

HS chỉ nên tập trung vào điều mà mình ấn tượng nhất. Có thể gợi ý HS tìm ý cho đoạn văn bằng một số câu hỏi, chẳng hạn: Bài tho viết về điễu gì? Nội dung của bài thở gợi cho em cảm nghi gì? Vì sao em có cảm nghĩ như vậy?

- Về hình thức đoạn văn: GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo một cấu trúc rõ ràng (diễn dịch, quy nạp, song song hoặc phối hợp), viết đúng chính tả, dùng từ ngữ phù hợp, đặt câu đúng ngữ pháp, đảm bảo số câu theo quy định.

GV theo dõi quá trình viết của HS, chú ý những HS thường gặp khó khăn với kĩ năng

viết để hỗ trợ các em. Có thể chọn một số bài để chấm nhanh.

Một phần của tài liệu sgv ngu van 9 tap 1 wm (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)