Lịch sử hình thành của lễ hội truyền thống Đồ Sơn, quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Du lịch văn hóa Ở thành phố hải phòng từ góc nhìn công nghiệp văn hóa (qua thực tiễn lễ hội truyền thống Ở quận Đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA, CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG THỐNG ĐỒ SƠN

1.2. Tổng quan về Lễ hội truyền thống Đồ Sơn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

1.2.1. Lịch sử hình thành của lễ hội truyền thống Đồ Sơn, quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng

“Dù ai buôn đâu bán đâu Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu”

Câu ca được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như một minh chứng

về tầm quan trọng của lễ hội chọi trâu trong tâm thức của người dân Đồ Sơn. Người Đồ Sơn không còn nhớ tục chọi trâu trên quê cha đất tổ của mình có từ bao giờ, những cụ già tóc bạc nơi đây cũng chỉ trả lời rằng đó là tục cổ, có từ

xa xưa lắm rồi. Trong tâm thức dân gian của người Đồ Sơn thường gắn với những phong tục cổ truyền thời xa xưa. Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác lịch sử hình thành của lễ hội chọi trâu, có nhiều truyền thuyết và sự tích lễ hội đã được lưu truyền. Có rất nhiều truyền thuyết về lễ hội chọi Trâu, mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kì bí khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định: Hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính

táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người Đồ Sơn- thành phố Hải Phòng.

Có thể kể tới một số truyền thuyết dưới đây:

Trích dẫn trên từ sách "Đại Nam nhất thống chí"

Sách kể về một đền thờ Thủy Thần ở chân núi Đồ Sơn, huyện Nghi Dương. Theo truyền thuyết, có một người bán đất đi ngang qua và thấy hai con trâu đang chọi nhau dưới đền. Do đó, hàng năm vào ngày 9 tháng 8 âm lịch, người dân có tục lệ chọi trâu để tế thần.

Huyền tích Bà Đế

Lịch sử lễ hội chọi trâu gắn với huyền thoại về một cô thôn nữ xinh đẹp tên là Đế, do có thai với vua Thủy Tề, bị dân làng phạt vạ, quan lại địa phương mang cô ra biển dìm. Cô gái oan ức, hiển linh, cộng đồng địa phương lập đề thờ, tên gọi đền Bà Đế. Linh thiêng, nơi bà chết, tôm cá kéo đến tập trung, năm này qua năm khác, các vạn chài kéo đến đánh cá. Về sau, cộng đồng địa phương tổ chức Lễ hội chọi Trâu,trâu của vạn chài nào thắng, tức là năm ấy vạn chài ấy được độc chiếm bãi cá. Con Trâu thắng cuộc được dùng vào lễ tế thần, cầu mong Thuỷ Thần phù hộ cho dân chài Đồ Sơn quanh năm được mùa tôm cá. Cũng từ đó người dân đã đi khắp từ Bắc vào Nam để tìm mua trâu. “Trâu vốn là trâu cày, gần gũi với con người chứ không phải trâu rừng, những trâu thường xóm vắng, xa đồng” Cũng có ý kiến cho rằng, truyền thuyết dìm chết nàng Đế ở ngoài khơi Hòn Độc là di vết của tục hiến sinh các

cô gái cho Thủy Thần có từ thời kỳ nguyên thủy đến thời sơ kỳ phong kiến;

về sau, khi trình độ xã hội phát triển, việc hiến sinh con vật được thay thế.

Ngoài ra cũng có sự tích cho rằng cô thôn nữ xinh đẹp có tiếng hát mê hồn tên là Đế ấy sau này nàng trở thành vợ vua Thủy Tề. Bãi biển nơi vua Thủy Tề đón nàng về cung có rất nhiều tôm cá. Về sau, người dân địa phương

tổ chức lễ hội chọi trâu. Nếu làng chài nào thắng thì được độc chiếm bãi cá này, đồng thời dùng con trâu thắng cuộc hiến tế thủy thần để mong phù hộ được mùa tôm cá.

Sự tích về người anh hùng áo vải Nguyễn Hữu Cầu

Ngoài huyền tích về Bà Đế, Đồ Sơn còn lưu truyền một câu chuyện khác liên quan đến người hùng áo vải Nguyễn Hữu Cầu, còn được biết đến với tên gọi Quận He. Nguyễn Hữu Cầu là một nhân vật lịch sử nổi bật, sinh ra

ở làng Lôi Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà. Ông được dân chúng nhớ đến

và tôn vinh vì đã đứng lên chống lại chế độ phong kiến thối nát và tàn bạo vào thời kỳ 1741-1751, nhằm bảo vệ và cải thiện cuộc sống cho người dân vùng vạn chài.

Nguyễn Hữu Cầu, sinh ra trong gia đình nghèo khó, đã sớm chứng kiến

sự bất công và áp bức của chế độ phong kiến đối với người dân lao động. Ông quyết định phất cờ khởi nghĩa, lãnh đạo quân dân chống lại sự thống trị tàn bạo của triều đình để giành lấy cuộc sống ấm no cho người dân. Trong suốt thời gian từ 1741 đến 1751, Nguyễn Hữu Cầu đã tổ chức nhiều cuộc chiến đấu oanh liệt, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân Đồ Sơn và các vùng lân cận.

Nhằm tưởng nhớ công lao của Nguyễn Hữu Cầu, hàng năm, nhân dân

Đồ Sơn tổ chức lễ hội chọi trâu và múa cờ. Lễ hội này không chỉ là dịp để người dân tưởng nhớ và tri ân người anh hùng áo vải mà còn là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của địa phương.

Theo một số tài liệu, mỗi khi giành chiến thắng trong các trận chiến, Nguyễn Hữu Cầu thường mổ trâu khao quân. Có câu chuyện kể rằng, trong những lần như vậy, các con trâu chọi khi bị mổ bụng, dây trói bị đứt và chúng lao ra đấu nhau quyết liệt. Quân sĩ thấy cảnh đó đã reo hò, cổ vũ, tạo nên không khí phấn khởi và hào hứng. Từ đó, hàng năm, Nguyễn Hữu Cầu tổ chức hội chọi trâu để cổ vũ và động viên tinh thần quân sĩ. Truyền thống này

đã được duy trì và trở thành một phần không thể thiếu của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

Truyền thuyết Tiềm Thủy Ngưu

Đồ Sơn là quê hương của "Tiềm Thủy Ngưu" - một giống trâu đặc biệt

có khả năng sống và di chuyển dưới nước. Truyền thuyết kể rằng Tiềm Thủy

Ngưu là những con trâu ở ngầm đáy nước miền sông nước, gắn liền với đời sống và tín ngưỡng của người dân Đồ Sơn. Giống trâu này không chỉ là biểu tượng của sức mạnh và sự dũng mãnh mà còn thể hiện sự gắn bó mật thiết với môi trường sông nước.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Các trận đấu chọi trâu được tổ chức như một nghi lễ dâng tế Thủy Thần, cầu mong sự bình yên và thuận lợi cho những người ra khơi. Người dân tin rằng Thủy Thần sẽ phù hộ cho họ có những chuyến đi biển an toàn, thu hoạch bội thu và tránh được tai họa từ biển cả.

Thần tích Cá Kình

Lễ hội chọi trâu, mổ trâu bắt nguồn từ lễ hiến tế trâu để ngư dân Đồ Sơn không bị cá kình ăn thịt. Dân làng chài kể lại rằng dân chài thường bị cá kình ăn thịt nên lập đàn cầu thần linh phù hộ vào thượng tuần tháng sáu và hứa sẽ mổ trâu, mổ 32 lợn lễ tạ. Sau đó hai tháng, vào một đêm mưa bão gió giật, sáng ra thấy xác cá kình chết, trên hầu có vết chim cắn, một loại chim thần giáng thế độ dân. Từ đó, dân làng không bị cá ăn thịt nữa. Như đã hứa, hàng năm dân làng mang trâu đến lễ thần ở đền Nghè. Khi lễ, trâu dứt đứt dây, chọi nhau quyết liệt. Mọi người cho rằng thần linh thích xem trâu chọi. Bởi vậy hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội chọi trâu và ngày đó đã trở thành đại sự, ngày hội truyền thống của dân vạn chài.

Lại có truyền thuyết khác kể lại rằng, vào một đêm trăng rằm tháng tám người Đồ Sơn bỗng thấy trên mặt biển tỏa sáng một vầng hào quang. Một ông lão râu tóc trắng như cước hiện lên đang chăm chú theo dõi đôi trâu chọi nhau trên lớp sóng nhấp nhô. Hình ảnh kỳ lạ hiện lên và mất nhanh chóng. Trời đang trăng thanh gió mát bỗng ập xuống cơn mưa tưới mát mặt đất. Người Đồ Sơn cho đó là điềm thần linh giáng hạ. Dân trong vùng lập đền thờ và hàng năm cúng lễ tổ chức chọi trâu (thuỷ triều lên xuống) có liên quan đến hoạt động cư dân làm ruộng đánh cá.

Một phần của tài liệu Du lịch văn hóa Ở thành phố hải phòng từ góc nhìn công nghiệp văn hóa (qua thực tiễn lễ hội truyền thống Ở quận Đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w