Lễ hội truyền thống Đồ Sơn phản ánh những giá trị tốt đẹp của một lễ hội truyền thống

Một phần của tài liệu Du lịch văn hóa Ở thành phố hải phòng từ góc nhìn công nghiệp văn hóa (qua thực tiễn lễ hội truyền thống Ở quận Đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN ĐỒ SƠN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Thực trạng lễ hội truyền thống ở quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

2.1.1. Lễ hội truyền thống Đồ Sơn phản ánh những giá trị tốt đẹp của một lễ hội truyền thống

Trước tiên, lễ hội truyền thống mang giá trị bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của thành phố, từ cội rễ ban đầu lễ hội chọi trâu mang ý nghĩa nông nghiệp, theo dòng chảy của thời gian, lễ hội mang ý nghĩa của sự kiện lịch sử, gắn với truyền thuyết hào hùng. Lễ hội ra đời và tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử ấy, nó được diễn ra như một hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Theo lời ông Phạm Xuân Hạnh, xóm Vừng, phường Vạn Sơn “Lễ hội kể từ khi được phục

dựng tới nay quả thực đem đến nhiều giá trị đối với người dân quận Đồ Sơn nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Không chỉ những lợi ích về mặt kinh tế mà bên cạnh đó nó còn nhắc nhở thế hệ sau về truyền thống lịch sử của dân tộc, để cho thế hệ chúng tôi và cả sau này là con cháu chúng tôi luôn ghi nhớ và tự hào được sống trên mảnh đất thiêng này”.

Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, toàn cầu hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với môi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại. Theo ông Đinh Đình Phú - một chủ trâu chọi quận Đồ Sơn: “Lễ hội

chọi trâu của xã có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục truyền thống cho thế

hệ sau, hiểu về lễ hội giúp cho chúng ta hiểu về lịch sử của một địa phương, một vùng đất, hiểu rõ hơn về truyền thuyết từ thời đại xa xưa cũng như hiểu

về các tên gọi về địa danh của chính vùng đất chúng ta đang sinh sống”

Không chỉ vậy, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn còn có tác động tích cực đến kinh tế địa phương. Việc thu hút du khách và người dân tham gia không chỉ tăng cường các hoạt động du lịch mà còn thúc đẩy phát triển thương mại địa phương. Đây là một cơ hội để địa phương giới thiệu và quảng bá hình ảnh của mình ra bên ngoài, đồng thời góp phần vào nâng cao thu nhập cho các dịch vụ

và sản phẩm địa phương.Ngày nay, sự hợp tác của các ngành trong nền kinh

tế thị trường càng thúc đẩy lễ hội chọi trâu Đồ Sơn phát triển. Lễ hội cũng góp phần làm cho cuộc sống của người dân được cải thiện, vào mùa hội những mặt hàng dịch vụ được tăng lên cao tạo điều kiện cho người dân cải thiện thu nhập, không những vậy lễ hội còn tác động đến du lịch khi lễ hội bắt đầu khi ngành du lịch phát triển hay người ta vẫn gọi là du lịch lễ hội. Lễ hội chọi trâu là loại kinh tế mở, nó vừa giới thiệu quảng bá được những chương trình du lịch hấp dẫn với du khách, tạo sự giao lưu đan xen giữa các vùng miền góp phần làm cho kinh tế phát triển hơn nữa, làm giàu cho kho tàng văn

hoá, bản sắc dân tộc, tăng doanh thu cho các công ty du lịch. Lễ hội tạo tiền

đề cho các công ty du lịch thêm hấp dẫn, thu hút khách từ đó xóa đi điểm nhàm chán, đơn điệu và thay đổi diện mạo của các điểm du lịch. Trong quá trình diễn ra lễ hội, việc trưng bày và giới thiệu các sản phẩm truyền thống của địa phương tới khách du lịch có thể gọi là kinh tế xuất khẩu tại chỗ, làm cho sản phẩm địa phương đó được quảng cáo, giới thiệu và biết đến tới nhiều vùng miền khác nhau. Đây là điều kiện tốt để kinh doanh là cơ hội để đón nhiều đối tượng khách từ nhiều vùng miền cả nước, tăng doanh thu cho địa phương và góp phần thay đổi cuộc sống của người dân vùng có lễ hội. Vì vậy, hội chọi trâu Đồ Sơn không chỉ là một ngày hội của nhân dân Đồ Sơn, giúp duy trì và phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu của du khách thập phương, góp phần phát triển du lịch

Đồ Sơn. Hội chọi trâu được khôi phục lại và tiếp tục được tổ chức trong những năm qua đã đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu của khách du lịch.

Số lượng khách du lịch đến với hội chọi trâu quận Đồ Sơn, đến với ngành du lịch biển quận Đồ Sơn ngày càng nhiều.

Cuối cùng, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn không chỉ mang đến những giá trị văn hóa và kinh tế mà còn góp phần vào sự hòa nhập và đoàn kết cộng đồng. Việc tổ chức lễ hội thường niên là dịp để người dân cùng nhau gắn kết, chia

sẻ niềm vui và tổ chức các hoạt động xã hội khác nhau, từ đó tăng cường mối quan hệ trong cộng đồng. Tính cố kết của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được thể hiện qua sự “cộng mệnh” và “cộng cảm”. “Cộng mệnh” là sự gắn bó giữa con người với con người thông qua vận mệnh của cộng đồng, đó là người dân quận Đồ Sơn cùng suy tôn, cùng bảo vệ cho sự tồn vong của cả cộng đồng.

Đó chính là Thành Hoàng làng điểm tước Đại Thần vương. Cộng cảm là sự thể hiện chung thái độ tình cả của các cá nhân và tập thể trong ứng xử với tự nhiên, văn hóa và con người. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã thấm đượm tinh thần đoàn kết, dân chủ và nhân bản sâu sắc. Với sự sôi động, hào hùng của lễ hội

đã làm mất đi sự cách biệt, sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội. Tất cả mọi

người đến đây đều có chung một lòng hướng về cội nguồn, hướng về những điều tốt đẹp nhất. trong nghị quyết Hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Về mặt khách quan mà nói kinh tế

thị trường với mức độ tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích tối đa lợi ích

cá nhân làm con người ta có ý nhiều lợi ích vật chất mà coi nhẹ lợi ích tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm lợi ích lâu dài”.Bất

kể một lễ hội nào dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội công nghiệp, lễ hội tôn giáo,

lễ hội suy tôn thần linh hay các anh hùng dân tộc đó cũng là lễ hội của cộng đồng, biểu dương giá trị văn hóa và sức mạnh của cộng đồng trên mọi bình diện. “Mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội ấy đều thể hiện tính cố kết cộng

đồng, mang tính biểu trưng nhằm kêu gọi, tập hợp quần chúng nhân dân trong một vòng tay lớn”.Chính vì vậy, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn làm chức năng

liên kết cộng đồng. Đây là thời gian sinh hoạt tập thể của nhân dân được tổ chức sau lao động, sản xuất. Không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo, tất

cả nhân dân đều được hòa mình vào trong lễ hội, với không khí vô cùng náo nhiệt nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Đặc biệt khi tham gia lễ hội du khách có dịp tham gia các trò chơi dân gian, họ gặp gỡ giao lưu các nền văn hoá với nhau, thông qua nghi thức cúng tế, dâng hương, rước kiệu… người dân có thể hiểu được nét văn hoá đặc sắc của quê hương. Theo ông Hoàng Đình Phúc, một chủ trâu nhiều năm tại phường Vạn Hương cho biết: “Lễ hội

chọi trâu Đồ Sơn được phục dựng là một thành công rất lớn của cả thành phố Hải Phòng và quận Đồ Sơn. Lễ hội là nơi chủ trâu giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với nhau. Những du khách thập phương có dịp về với đất tổ để gặp

gỡ nhau, từ đó tăng thêm tình đoàn kết giữa con người với con người không chỉ địa phương chúng tôi mà còn trên khắp cả nước”. (hình 4, phụ lục)

Có thể nói, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nói riêng và các lễ hội truyền thống tại quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng không chỉ là một lễ hội văn hóa truyền thống mà còn là biểu tượng của những giá trị tốt đẹp như văn hóa, tôn vinh di sản và kết nối với thiên nhiên, kinh tế phát triển địa phương và sự hòa nhập

cộng đồng. Với những lợi ích to lớn này, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn không chỉ là một sự kiện mà còn là một nét đặc trưng văn hóa quý báu của Đồ Sơn và cả nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Du lịch văn hóa Ở thành phố hải phòng từ góc nhìn công nghiệp văn hóa (qua thực tiễn lễ hội truyền thống Ở quận Đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w