Thách thức của việc ứng dụng công nghiệp văn hóa vào du lịch lễ hội Đồ Sơn

Một phần của tài liệu Du lịch văn hóa Ở thành phố hải phòng từ góc nhìn công nghiệp văn hóa (qua thực tiễn lễ hội truyền thống Ở quận Đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN ĐỒ SƠN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.3. Du lịch văn hóa Đồ Sơn từ góc nhìn công nghiệp văn hóa

2.3.5. Thách thức của việc ứng dụng công nghiệp văn hóa vào du lịch lễ hội Đồ Sơn

Quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa nhanh chóng tại Đồ Sơn đang làm thay đổi cảnh quan và đời sống xã hội, gây áp lực lên việc duy trì và bảo tồn những nét đặc trưng truyền thống của lễ hội. Sự phát triển của các khu công

nghiệp, khu du lịch mới mọc lên có thể xâm lấn không gian truyền thống của

lễ hội, gây khó khăn cho việc tổ chức. Các khu đô thị mới và các dự án phát triển hạ tầng có thể làm biến đổi cảnh quan và môi trường sống của người dân địa phương, từ đó ảnh hưởng đến không gian và quy mô của lễ hội.

Đô thị hóa thường đi kèm với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, hệ thống điện, nước, và viễn thông. Điều này giúp du khách dễ dàng tiếp cận và tham gia lễ hội hơn. Tuy nhiên đây cũng trở thành thách thức

vô cùng quan ngại bởi việc đô thị hóa tăng góp phần theo đó là sự tham gia của các yếu tố thương mại hóa có thể làm biến dạng bản chất văn hóa của lễ hội, biến nó thành một hoạt động mang tính chất kinh doanh hơn là sự kiện văn hóa.Sự pha trộn giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại có thể gây

ra xung đột và mất cân đối, làm giảm đi tính nguyên bản và giá trị của lễ hội. Cùng với đó là việc thay đổi không gian lễ hội do đô thị hóa có thể làm mất đi

sự linh thiêng và cảm giác truyền thống của sự kiện.

Việc tổ chức chọi trâu gây tranh cãi về vấn đề bảo vệ động vật và an toàn cho người tham gia cũng như khán giả. Đã có những trường hợp tai nạn xảy ra như việc chủ trâu mất mạng bởi con trâu số 18 tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 , đặt ra vấn đề về an toàn và đạo đức trong việc duy trì lễ hội. Áp lực từ các tổ chức bảo vệ động vật và công luận có thể dẫn đến việc phải thay đổi hoặc thậm chí ngừng tổ chức lễ hội. Các tổ chức bảo vệ quyền động vật

và các nhóm nhân quyền thường lên tiếng phản đối các hoạt động chọi trâu, coi đó là hành vi bạo lực đối với động vật. Ngày 20.10, Giám đốc Phúc lợi động vật, Tổ chức Động vật châu Á David Neale đã có thư gửi lãnh đạo TP Hải Phòng, quận Đồ Sơn… để tiếp tục bày tỏ lo ngại trước việc sử dụng động vật tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Thư viết: “Việc chứng kiến động vật chọi nhau và sau đó chúng bị giết để lấy thịt bán ngay bên ngoài đấu trường sân vận động có thể khiến con người ngày càng trở nên vô cảm trước những hành

vi bạo lực, đặc biệt là với trẻ em khi tâm lý và nhận thức còn chưa đủ vững vàng và dễ bị tổn thương. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người

chứng kiến hoặc thực hiện hành vi bạo hành động vật sẽ có xu hướng bạo lực với những cá nhân khác trong cộng đồng của mình”. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn thực sự là một lễ hội truyền thống, nổi tiếng là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, tuy nhiên khi tổ chức cũng cần phải xem xét nội dung sao cho phù hợp với tâm lý khách du lịch hiện nay.

Truyền thống và nghi lễ gốc của lễ hội có thể bị biến tướng hoặc mất đi tính nguyên bản do sự can thiệp của các yếu tố thương mại hóa và du lịch. Những người tham gia trẻ tuổi có thể thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm đến việc duy trì nghi lễ truyền thống, dẫn đến sự suy giảm của giá trị văn hóa. Việc thương mại hóa lễ hội có thể dẫn đến tình trạng biến tướng, làm mất đi tính chất văn hóa và truyền thống của lễ hội. Các hiện tượng mua bán “chặt chém” khách du lịch, thu vé, khấn thuê, bán ấn, bói toán… tràn lan tại các lễ hội.Ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, các hiện tượng trên không còn là cá biệt.Hiện nay, tại các lễ hội, sản phẩm du lịch đặc trưng cho địa phương ngày càng hiếm, thay vào đó là các loại hàng hóa đến từ nơi khác hoặc không rõ nguồn gốc. Các trò chơi dân gian truyền thống cũng dần bị thay thế bởi những trò chơi đầy tính chất cờ bạc và ăn thua. Điều này không chỉ làm mất đi bản sắc văn hóa địa phương mà còn giảm sức hấp dẫn và ý nghĩa của lễ hội, khiến du khách và người dân dần mất đi sự gắn kết và niềm tự hào với di sản văn hóa của mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã tiến hành phân tích thực trạng lễ hội truyền thống ở quận

Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, nhằm hiểu rõ hơn về tình hình tổ chức, quản lý

và phát triển các lễ hội tại địa phương này.

Trước hết, chúng ta đã điểm qua các lễ hội truyền thống tiêu biểu tại

Đồ Sơn, như lễ hội chọi trâu, lễ hội hòn Dấu, và lễ hội đền Bà Đế. Mỗi lễ hội mang một nét đặc trưng riêng, phản ánh sâu sắc văn hóa và lịch sử của vùng đất Đồ Sơn. Các lễ hội này không chỉ thu hút sự tham gia của người dân địa phương mà còn hấp dẫn du khách từ khắp nơi, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh và tiềm năng du lịch của Đồ Sơn.

Tiếp đó, chương II đã phân tích những thành tựu và hạn chế trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội tại Đồ Sơn. Thành tựu nổi bật là sự duy trì

và phát triển của các lễ hội qua nhiều thế hệ, thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương,các cấp chính quyền địa phương, ban tổ chức lễ hội và người dân đều ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tổ chức lễ hội theo đúng nguyên tắc, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: công tác quản lý chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, và hạ tầng phục vụ du lịch còn chưa hoàn thiện. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức và chất lượng trải nghiệm của du khách.

Cuối cùng là đã đề cập đến những thách thức và cơ hội trong việc phát triển lễ hội truyền thống Đồ Sơn trong bối cảnh hiện nay. Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại đặt ra yêu cầu phải đổi mới và sáng tạo trong tổ chức lễ hội, đồng thời vẫn phải giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Sự phát triển của công nghiệp văn hóa và xu hướng du lịch bền vững cũng mở ra nhiều cơ hội mới để nâng cao chất lượng và quy mô các lễ hội tại

Đồ Sơn.

Kết thúc chương II, ta đã có cái nhìn tổng quan và cụ thể về thực trạng

lễ hội truyền thống ở Đồ Sơn. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để tiến tới đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm định hướng và phát triển lễ hội truyền thống Đồ

Sơn trong bối cảnh công nghiệp văn hóa và du lịch hiện đại, tiếp nối trong các chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Du lịch văn hóa Ở thành phố hải phòng từ góc nhìn công nghiệp văn hóa (qua thực tiễn lễ hội truyền thống Ở quận Đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w